Một người dự định đi bộ một quãng đường với vận tốc không đổi 5 km/h. Nhưng khi đi được 1/3 quãng đường thì được bạn đèo bằng xe đi tiếp với vận tốc 12 km/h, do đó đến sớm hơn dự định 28 phút


Câu hỏi:

Một người dự định đi bộ một quãng đường với vận tốc không đổi 5 km/h. Nhưng khi đi được \(\frac{1}{3}\) quãng đường thì được bạn đèo bằng xe đi tiếp với vận tốc 12 km/h, do đó đến sớm hơn dự định 28 phút. Hỏi nếu người đó đi bộ hết quãng đường mất bao lâu?

Trả lời:

Lời giải:

Gọi là \[{S_1},{\rm{ }}{S_{2\;}}\] quãng đường đầu và quãng đường cuối

\[{v_1},{\rm{ }}{v_2}\]là vận tốc quãng đường đầu và vận tốc trên quãng đường cuối

\[{t_1},{\rm{ }}{t_{2\;}}\] là thời gian đi hết quãng đường đầu và thời gian đi hết quãng đường cuối

\[{v_3},{\rm{ }}{t_3}\] là vận tốc và thời gian dự định.

Theo bài ta có: \[{v_3} = {v_1} = 5\,\,km/h;{S_1} = \frac{S}{3};{S_2} = \frac{{2S}}{3};{v_2} = 12\,\,km\]

Do đi xe nên người đến sớm hơn dự định 28 phút nên: \[{t_3} - \frac{{28}}{{60}} = {t_1} + {t_2}(1)\]

Mặt khác: \[{t_3} = \frac{S}{{{v_3}}} = \frac{S}{5} \Rightarrow S = 5{t_3}(2)\]

\[\left\{ \begin{array}{l}{t_1} = \frac{S}{{{v_1}}} = \frac{{\frac{S}{3}}}{5} = \frac{S}{{15}}\\{t_2} = \frac{{{S_2}}}{{{v_2}}} = \frac{{\frac{{2S}}{3}}}{{12}} = \frac{S}{{18}}\end{array} \right.\]\[ \Rightarrow {t_1} + {t_2} = \frac{S}{{15}} + \frac{S}{{18}}\,\,\,(3)\]

Thay (2) vào (3) ta có: \[{t_1} + {t_2} = \frac{{{t_3}}}{3} + \frac{{5{t_3}}}{{18}}(4)\]

So sánh (1) và (4) ta được: \[{t_3} - \frac{{28}}{{60}} = \frac{{{t_3}}}{3} + \frac{{5{t_3}}}{{18}} \Leftrightarrow {t_3} = 1,2h\]

Vậy nếu người đó đi bộ thì phải mất 1h12ph.

Xem thêm bài tập Vật lí có lời giải hay khác:

Câu 1:

Con lắc lò xo ngang dao động với biên độ A = 8 cm, chu kì T = 0,5 s, khối lượng của vật là m = 0,4 kg (lấy \({\pi ^2} = 10\)). Giá trị cực đại của lực đàn hồi tác dụng vào vật là

Xem lời giải »


Câu 2:

Các loại lực trong vật lý

Xem lời giải »


Câu 3:

Một diễn viên xiếc có khối lượng 65 kg cùng những chiếc ghế gỗ có khối lượng tổng cộng 60 kg, xếp chồng cân bằng trên một cái ghế 4 chân có khối lượng 5 kg. Diện tích tiếp xúc của một chân ghế là 10 cm2. Tính áp suất của mỗi chân ghế tác dụng lên sàn sân khấu.

Xem lời giải »


Câu 4:

Đặt điện áp xoay chiều có tần số góc ω vào hai đầu đoạn mạch chỉ có cuộn cảm thuần có độ tự cảm là L. Cảm kháng của cuộn dây là

Xem lời giải »


Câu 5:

Cho hai điện tích \[{q_1} = 4{q_2}\] lần lượt tại 2 điểm A và B trong không khí (AB = 12 cm). Xác định vị trí của điện tích \[{q_3}\] đặt tại \[C\left( {{q_3} > 0} \right)\] để lực tổng hợp lên \[{q_3} = 0\]?

Xem lời giải »


Câu 6:

Thả rơi một vật rơi tự do có khối lượng 4 kg từ độ cao 60 m, không vận tốc đầu, lấy \[g{\rm{ }} = {\rm{ }}10m/{s^2}\]

a) Tìm vị trí mà tại đó động năng bằng thế năng.

b) Tìm vận tốc khi vật rơi được 10 m.

Xem lời giải »


Câu 7:

Hai điện tích điểm \[{q_1} = {2.10^ - }^8C{\rm{\;}}v\`a {\rm{\;}}{q_2} = - {1,8.10^ - }^7C\] đặt tại hai điểm cố định cách nhau 12 cm trong chân không. Đặt điện tích điểm \[{q_3}\] tại một vị trí sao cho hệ ba điện tích đứng cân bằng. Giá trị của \[{q_3}\]

Xem lời giải »


Câu 8:

Hai bóng đèn pin (loại đèn sợi đốt) đang cháy sáng, có điện trở \({R_1},{R_2}\). Hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn của bóng đèn thứ nhất là \({U_1} = 6V\), của bóng đèn thứ hai là \({U_2} = 9V\), cường độ dòng điện I qua hai đèn là như nhau. Tỉ số \(\frac{{{R_2}}}{{{R_1}}}\)là bao nhiêu?

Xem lời giải »