Tiếng Việt lớp 5 (Dành cho buổi học thứ hai) Tuần 2 Tiết 2 trang 8, 9
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tuần 2 Tiết 2 trang 8, 9 Dành cho buổi học thứ hai giúp học sinh làm bài tập Tiếng Việt lớp 5 Buổi học thứ 2 Tập 1.
Tiếng Việt lớp 5 (Dành cho buổi học thứ hai) Tuần 2 Tiết 2 trang 8, 9
Bài 1 (trang 8, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 1): Mỗi đại từ (in đậm) đưới đây thay thế cho từ ngữ nào ở câu trước? Gạch dưới các từ ngữ đó.
a. Chú sóc để hạt dẻ, hạt ngô, trám khô,… trong một cái hủm. Đó là kho dự trữ thức ăn cho mùa mưa rét của chú.
b. Hôm qua, mưa tầm tã cả ngày. Hôm nay chắc cũng thế.
c. Sa Pa có thung lũng Mường Hoa, Sa Pả, bản Tả Phìn ẩn hiện trong sương khói. Vì thế mà du khách đến đây cứ ngỡ mình lạc vào chốn “bồng lai tiên cảnh”.
Trả lời:
- Từ “đó” thay thế cho “cái hủm”.
- Từ “thế” thay thế cho “mưa tầm tã cả ngày”.
- Từ “thế” thay thế cho câu văn “Sa Pa có thung lũng Mường Hoa, Sa Pả, bản Tả Phìn ẩn hiện trong sương khói”
Bài 2 (trang 9, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 1): Gạch dưới đại từ nghi vấn trong mỗi câu dưới đây rồi giải câu đố.
a. Cây gì nho nhỏ Hạt nó nuôi người Chín vàng nơi nơi Dân làng đi gặt? (Là ……..)
|
b. Vua nào thưở bé chăn trâu Trường Yên một ngọn cờ lau tập tành Sứ quân dẹp loạn phân tranh Dựng nền thống nhất, sử xanh còn truyền (Là ………………..) |
c. Đố ai gian khó chẳng lùi Chí Linh mấy lượt nếm mùi đắng cay Mười năm Bình Định ra tay Thành Đông Quan, mất vía bầy vương Thông? (Là ……………………) |
Trả lời:
a.
- Đại từ nghi vấn: “gì”
Đáp án: cây lúa.
b.
- Đại từ nghi vấn: “nào”
Đáp án: Đinh Bộ Lĩnh
c.
- Đại từ nghi vấn: “ai”
Đáp án: Lê Lợi
Bài 3 (trang 9, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 1): Gạch dưới đại từ xưng hô trong đoạn trích dưới đây. Theo em, có thể thay thế các đại từ xưng hô đó bằng những từ nào khác?
Cóc tía rủ kì đà cùng lên trời để tìm hiểu rõ ràng mọi chuyện.
- Ừ! Chúng ta cùng đi.
Kì đà vui vẻ trả lời. Đi được một lúc, chợt một vách đá hiện ra. Cóc tặc lưỡi:
- Đừng lo! Tôi leo vách đá như đi dạo mát! Hãy bám vào lưng tôi, chúng ta cùng sang bên kia núi.
(Theo Võ Quảng)
Trả lời:
- Đại từ xưng hô: chúng ta, tôi.
- Thay thế đại từ xưng hô:
+ chúng ta: chúng mình
+ tôi: mình.
Bài 4 (trang 9, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 1): Gạch dưới những từ dùng để xưng hô trong câu chuyện sau:
Một cây sồi
Một cây sồi cao lớn mọc bên bờ sông bị cơ bão dữ dội nhổ bật gốc lên, quăng vào dòng sông rồi mắc vào giữa đám sậy ven sông. Sồi rất ngạc nhiên khi thấy đám sậy vẫn đứng vững sau cơn gió dữ:
- Tôi rất lấy làm lạ, các bạn vốn yếu ớt, mảnh mai đến thế mà lại vẫn đứng vững và chống chọi được cơn bão. Trong khi đó, to lớn và mạnh mẽ như tôi đây mà lại bị kéo bật cả gốc, rồi bị quăng vào lòng sông.
- Chuyện đó cũng dễ lí giải thôi mà! – Một cây sậy trả lời. – Mỗi khi gió nhẹ thổi, chúng tôi đều đu đưa, nhảy múa theo làn gió, vậy nên chúng tôi biết rất rõ cách uốn mình theo trận cuồng phong dữ dội nhất. Trong khi đó, anh lại chống lại một cơn bão mạnh hơn anh rất nhiều.
(Ngụ ngôn Ê – dốp)
Trả lời:
Một cây sồi
Một cây sồi cao lớn mọc bên bờ sông bị cơ bão dữ dội nhổ bật gốc lên, quăng vào dòng sông rồi mắc vào giữa đám sậy ven sông. Sồi rất ngạc nhiên khi thấy đám sậy vẫn đứng vững sau cơn gió dữ:
- Tôi rất lấy làm lạ, các bạn vốn yếu ớt, mảnh mai đến thế mà lại vẫn đứng vững và chống chọi được cơn bão. Trong khi đó, to lớn và mạnh mẽ như tôi đây mà lại bị kéo bật cả gốc, rồi bị quăng vào lòng sông.
- Chuyện đó cũng dễ lí giải thôi mà! – Một cây sậy trả lời. – Mỗi khi gió nhẹ thổi, chúng tôi đều đu đưa, nhảy múa theo làn gió, vậy nên chúng tôi biết rất rõ cách uốn mình theo trận cuồng phong dữ dội nhất. Trong khi đó, anh lại chống lại một cơn bão mạnh hơn anh rất nhiều.
(Ngụ ngôn Ê – dốp)