Tiếng Việt lớp 5 (Dành cho buổi học thứ hai) Tuần 8 Tiết 1 trang 28, 29


Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tuần 8 Tiết 1 trang 28, 29 Dành cho buổi học thứ hai giúp học sinh làm bài tập Tiếng Việt lớp 5 Buổi học thứ 2 Tập 1.

Tiếng Việt lớp 5 (Dành cho buổi học thứ hai) Tuần 8 Tiết 1 trang 28, 29

Bài 1 (trang 28, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 1): Đọc.

Ong bắt dế

Trời nắng gắt. Một con ong xanh biếc, to bằng quả ớt nhỡ, lướt nhanh trên nền đất.

Bụng nó tròn, thon, bóng loáng, mặt trời chiếu vào óng ánh lóe xanh như hạt ngọc. Nó dừng lại, bay lên, đậu xuống, thoăn thoắt rà khắp mảnh vườn để tìm kiếm. Nó đến trước một tổ dế, đảo quanh một lượt, rồi nhanh nhẹn xông vào cửa tổ, lao nhanh xuống. Có tiếng ong kêu văng vẳng “i… i…” và tiếng đôi càng dế bật “pách… pách…” ở tận sâu, sâu lắm. Đột nhiên con dế cụ húc toang vỏ đất mỏng, từ cái ngách bí mật vọt ra, nhảy rúc vào đám cỏ.

Ong xanh đuổi theo. Nó giương đôi răng rộng riết chặt lấy cái gáy cứng như áo giáp của con dế. Con dế nhe răng, bật càng đá hậu “tách… tách…” Ong dán mình trên lưng dế. Dế cứ thế cõng ong chạy!

Dế đã thấm mệt. Ong cong người rít lên “i… i…” rồi thò cái nọc dài, nhắm trúng cổ họng dế chích một phát. Con dế hung dữ bỗng chốc mềm nhũn ra, đầu gục, râu cụp, đôi càng oải xuống. Bấy giờ ong mới buông dế ra, đứng rũ bụi, vuốt râu và thở.

Ong cất cánh bay là là tìm lại cái lỗ dế ban nãy. Rồi nó ra sức vỗ cánh kéo sền sệt con mồi trên mặt đất. Đến cái tổ cũ, nó kéo dễ xuống. Ong ở dưới đó một lúc lâu, đẻ trứng lên mình dế, tiêm thêm nọc bắt dế “ngủ” cho đến ngày ấu trùng ông nở ra là có thức ăn ngay. Trở lên, ong cào đất lấp lỗ lại, lấy đầu nén đất cửa tổ nhiều lần rồi bay đi.

Nó bay dưới ánh mặt trời xanh loang loáng như một đường đạn lửa. Nó không biết là nó đã góp phần bảo vệ những vườn rau.

(Thep Vũ Tú Nam)

Tiếng Việt lớp 5 (Dành cho buổi học thứ hai) Tuần 8 Tiết 1 trang 28, 29

Dế cụ: dến lớn, cường tráng và khôn ngoan.

Ấu trùng: giai đoạn mới nở từ trứng của một số loài (ong bướm, ruồi muỗi, ếch nhái,…) có hình dáng và đời sống khác hẳn lúc trưởng thành.

Trả lời:

Em đọc văn bản, chú ý các từ ngữ khó: ấu trùng, dế cụ,…

Bài 2 (trang 28, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 1): Viết Đ nếu đúng, S nếu sai:

a. Con ong xanh đi lùng bắt dế giữa một trưa nắng gắt.

 

b. Ong phát hiện ra tổ dế khi bay trên một vườn ớt xanh biếc.

 

c. Ong chui vào tổ dế, đuổi bắt dế trong hang.

 

d. Dế tìm được một ngách khác, đội đất chui ra, nhảy rúc vào đám cỏ.

 

e. Dế rất khỏe và hung dữ nhưng ong không chịu thua.

 

g. Ong làm cho con dế mệt rồi đốt vào chỗ hiểm.

 

h. Ong giam dế trong tổ, bắt dế phải ngủ để trông coi ong non.

 

i. Ong đã góp phần bảo vệ những vườn rau.

 

Trả lời:

a. Con ong xanh đi lùng bắt dế giữa một trưa nắng gắt.

Đ

b. Ong phát hiện ra tổ dế khi bay trên một vườn ớt xanh biếc.

S

c. Ong chui vào tổ dế, đuổi bắt dế trong hang.

Đ

d. Dế tìm được một ngách khác, đội đất chui ra, nhảy rúc vào đám cỏ.

Đ

e. Dế rất khỏe và hung dữ nhưng ong không chịu thua.

Đ

g. Ong làm cho con dế mệt rồi đốt vào chỗ hiểm.

Đ

h. Ong giam dế trong tổ, bắt dế phải ngủ để trông coi ong non.

S

i. Ong đã góp phần bảo vệ những vườn rau.

Đ

Bài 3 (trang 29, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 1): Trả lời câu hỏi:

a. Theo em, vì sao con ong thắng con dế?

b. Vì sao nói con ong xanh bắt dế là góp phần bảo vệ những vườn rau.

c. Em đã từng quan sát hiện tượng “tò vò nuôi nhện” chưa? Từ bài Ong bắt dế và tham khảo thêm sách báo, mạng in-to-nét, hãy bác bỏ câu chuyện “tò vò nuôi nhện” nói ở bài ca dao quen thuộc dưới đây:

Tò vò mà nuôi con nhện

Ngày sau nó lớn nó quện nhau đi

Tò vò ngồi khóc tỉ ti

Nhện ơi nhện hỡi nhện đi đằng nào

Trả lời:

a. Con ong thắng con dế vì kiên trì và hung bạo.

b. Con ong xanh bắt dế là góp phần bảo vệ những vườn rau vì dế là loài côn trùng ăn tạp, nó ăn và phá hết các loại cây trong vườn.

c. Ca dao Việt Nam có những câu:

Tò vò mà nuôi con nhện

Đến khi nó lớn, nó quyện nhau đi

Tò vò ngồi khóc tỉ ti

Nhện ơi! Nhện hỡi! Mày đi đằng nào?

Khi tò vò xây tổ xong nó sẽ đi kiếm nhện và đốt cho chúng sống dở chết dở. Sau đó tò vò mang nhện về tổ rồi lấp đất lại. Không phải tò vò nuôi nhện mà nó bắt, nhốt nhện vào tổ, đẻ trứng trong đó chờ khi ấu trùng tò vò ra đời thì có sẵn nguồn thức ăn dự trữ. Ấu trùng tò vò lớn lên thì nhện cũng "quện nhau đi"- có nghĩa là hết đời.

Như vậy, nhện hoàn toàn không phải là con vật được làm ơn rồi vô ơn, bội bạc mà nó là nạn nhân của tò vò. Đó là tập tính sống của tò vò.

Xem thêm lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Dành cho buổi học thứ hai hay, chi tiết khác: