Tiếng Việt lớp 5 (Dành cho buổi học thứ hai) Tuần 8 Tiết 2 trang 29, 30
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tuần 8 Tiết 2 trang 29, 30 Dành cho buổi học thứ hai giúp học sinh làm bài tập Tiếng Việt lớp 5 Buổi học thứ 2 Tập 1.
Tiếng Việt lớp 5 (Dành cho buổi học thứ hai) Tuần 8 Tiết 2 trang 29, 30
Bài 1 (trang 29, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 1): Cho biết trong mỗi trường hợp sau, từ ong được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển.
a. Loài ong diệt trừ sâu bọ và giúp hoa thụ phấn.
b. Cô ấy mặc kệ những lời ong tiếng ve.
c. Người xưa coi “thắt đáy lưng ong” là vẻ đẹp chuẩn của phụ nữ.
Các trường hợp từ ong mang nghĩa gốc: |
|
Các trường hợp từ ong mang nghĩa chuyển: |
Trả lời:
Các trường hợp từ ong mang nghĩa gốc: |
- Loài ong diệt trừ sâu bọ và giúp hoa thụ phấn |
Các trường hợp từ ong mang nghĩa chuyển: |
- Cô ấy mặc kệ những lời ong tiếng ve - Người xưa coi “thắt đáy lưng ong” là vẻ đẹp chuẩn của phụ nữ. |
Bài 2 (trang 30, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 1): Dùng từ đã cho điền vào chỗ trống.
Bụng, râu, răng, cổ, họng, chân, càng
a. Cái lưỡi cưa này……. đã cùn
b. Những sợi………. ngô non tơ ánh hồng trong nắng.
c. Khi mở nút nhớ giữ chặt……… chai.
d. ………. dế vừa để nhảy vừa là vũ khí tự vệ.
e. ……….. rác của tòa cao ốc đang bị tắc.
g. Dưới………… núi lúp xúp một vài ngôi nhà dựng tạm.
h. Thằng bé ôm………………. cười như nắc nẻ.
Trả lời:
a. Cái lưỡi cưa này răng đã cùn
b. Những sợi râu ngô non tơ ánh hồng trong nắng.
c. Khi mở nút nhớ giữ chặt cổ chai.
d. Càng dế vừa để nhảy vừa là vũ khí tự vệ.
e. Họng rác của tòa cao ốc đang bị tắc.
g. Dưới chân núi lúp xúp một vài ngôi nhà dựng tạm.
h. Thằng bé ôm bụng cười như nắc nẻ.
Bài 3 (trang 30, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 1): Chia các từ đã điền vào trong câu ở bài tập 2 thành 2 loại:
a. Những từ mang nghĩa gốc:……..
b. Những từ mang nghĩa chuyển:…………
Trả lời:
a. Những từ mang nghĩa gốc: càng, bụng.
b. Những từ mang nghĩa chuyển: răng, râu, cổ, họng, chân.
Bài 4 (trang 30, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 1): Đặt câu với từ tay theo mỗi trường hợp sau:
a. Từ tay mang nghĩa gốc:………….
b. Từ tay mang nghĩa chuyển: ………….
Trả lời:
a. Từ tay mang nghĩa gốc:
Em nắm chặt tay mẹ đi qua đường.
b. Từ tay mang nghĩa chuyển:
Tay nắm cửa của nhà em đã hỏng từ sáng.