X

Chuyên đề Sinh học lớp 12

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 12 ôn thi tốt nghiệp THPT năm 2021


Nhằm mục đích giúp học sinh có thêm tài liệu ôn tập chuẩn bị cho kì thi tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Sinh học, VietJack giới thiệu Bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 12 năm 2021 chọn lọc, có đáp án được biên soạn theo từng chương, bám sát chương trình Sinh học lớp 12.

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 12 ôn thi tốt nghiệp THPT năm 2021

Nhằm mục đích giúp học sinh có thêm tài liệu ôn tập chuẩn bị cho kì thi tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Sinh học, VietJack giới thiệu Bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 12 năm 2021 chọn lọc, có đáp án được biên soạn theo từng chương, bám sát chương trình Sinh học lớp 12.

Bài tập trắc nghiệm Cơ chế di truyền và biến dị có đáp án

Câu 1: Trong quá trình nhân đôi ADN, vì sao trên mỗi chạc tái bản có một mạch được tổng hợp liên tục còn mạch kia được tổng hợp gián đoạn?

A. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’→3’.

B. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên một mạch.

C. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên mạch khuôn 3’→5’.

D. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên mạch khuôn 5’→3’.

Câu 2: Mã di truyền có tính đặc hiệu, tức là

A. tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền.

B. mã mở đầu là AUG, mã kết thúc là UAA, UAG, UGA.

C. nhiều bộ ba cùng xác định một axit amin.

D. một bộ ba mã hoá chỉ mã hoá cho một loại axit amin.

Câu 3: Quá trình nhân đôi ADN được thực hiện theo nguyên tắc gì?

A. Hai mạch được tổng hợp theo nguyên tắc bổ sung song song liên tục.

B. Một mạch được tổng hợp gián đoạn, một mạch được tổng hợp liên tục.

C. Nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn.

D. Mạch liên tục hướng vào, mạch gián đoạn hướng ra chạc ba tái bản.

Câu 4: Một gen có 480 ađênin và 3120 liên kết hiđrô. Gen đó có số lượng nuclêôtit là

A. 1800

B. 2400

C. 3000

D. 2040

Câu 5: Mã di truyền có tính phổ biến, tức là

A. tất cả các loài đều dùng chung nhiều bộ mã di truyền

B. nhiều bộ ba cùng xác định một axit amin

C. một bô ba mã di truyền chỉ mã hoá cho một axit amin

D. tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền, trừ một vài loài ngoại lệ

Câu 6: Mã di truyền mang tính thoái hoá, tức là:

A. nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hoá cho một loại axit amin

B. tất cả các loài đều dùng chung nhiều bộ mã di truyền

C. tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền

D. một bộ ba mã di truyền chỉ mã hoá cho một axit amin

Câu 7: Đặc điểm nào dưới đây thuộc về cấu trúc của mARN?

A. mARN có cấu trúc mạch kép, dạng vòng, gồm 4 loại đơn phân A, T, G, X.

B. mARN có cấu trúc mạch kép, gồm 4 loại đơn phân A, T, G, X.

C. mARN có cấu trúc mạch đơn, gồm 4 loại đơn phân A, U, G, X.

D. mARN có cấu trúc mạch đơn, dạng thẳng, gồm 4 loại đơn phân A, U, G, X.

Câu 8: ARN được tổng hợp từ mạch nào của gen?

A. Từ mạch có chiều 5’ → 3’.

B. Từ cả hai mạch đơn.

C. Khi thì từ mạch 1, khi thì từ mạch 2.

D. Từ mạch mang mã gốc.

Câu 9: Nội dung chính của sự điều hòa hoạt động gen là

A. điều hòa quá trình dịch mã.

B. điều hòa lượng sản phẩm của gen.

C. điều hòa quá trình phiên mã.

D. điều hoà hoạt động nhân đôi ADN.

Câu 10: Khi nào thì prôtêin ức chế làm ngưng hoạt động của opêron Lac?

A. Khi môi trường có nhiều lactôzơ.

B. Khi môi trường không có lactôzơ.

C. Khi có hoặc không có lactôzơ.

D. Khi môi trường có lactôzơ.

Câu 11: Sản phẩm hình thành cuối cùng theo mô hình của opêron Lac ở E.coli là:

A. 1 loại prôtêin tương ứng của 3 gen Z, Y, A hình thành 1 loại enzim phân hủy lactôzơ

B. 3 loại prôtêin tương ứng của 3 gen Z, Y, A hình thành 3 loại enzim phân hủy lactôzơ

C. 1 phân tử mARN mang thông tin tương ứng của 3 gen Z, Y, A

D. 3 phân tử mARN tương ứng với 3 gen Z, Y, A

Câu 12: Sản phẩm hình thành trong phiên mã theo mô hình của opêron Lac ở E.coli là:

A. 1 loại prôtêin tương ứng của 3 gen Z, Y, A hình thành 1 loại enzim phân hủy lactôzơ

B. 3 loại prôtêin tương ứng của 3 gen Z, Y, A hình thành 3 loại enzim phân hủy lactôzơ

C. 3 phân tử mARN tương ứng với 3 gen Z, Y, A

D. 1 chuỗi poliribônuclêôtit mang thông tin của 3 phân tử mARN tương ứng với 3 gen Z, Y, A

Câu 13: Trong cơ chế điều hòa hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ, vai trò của gen điều hòa là

A. mang thông tin cho việc tổng hợp một prôtêin ức chế tác động lên các gen cấu trúc.

B. nơi gắn vào của prôtêin ức chế để cản trở hoạt động của enzim phiên mã.

C. mang thông tin cho việc tổng hợp một prôtêin ức chế tác động lên vùng vận hành.

D. mang thông tin cho việc tổng hợp một prôtêin ức chế tác động lên vùng khởi động.

Câu 14: Mạch gốc của gen ban đầu: 3’ TAX TTX AAA… 5’. Cho biết có bao nhiêu trường hợp thay thế nuclêôtit ở vị trí số 7 làm thay đổi codon này thành codon khác?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 15: Tác nhân sinh học có thể gây đột biến gen là

A. vi khuẩn

B. động vật nguyên sinh

C. 5BU

D. virut hecpet

Câu 16: Trong các dạng đột biến gen, dạng nào thường gây biến đổi nhiều nhất trong cấu trúc của prôtêin tương ứng, nếu đột biến không làm xuất hiện bộ ba kết thúc?

A. Mất một cặp nuclêôtit.

B. Thêm một cặp nuclêôtit.

C. Mất hoặc thêm một cặp nuclêôtit.

D. Thay thế một cặp nuclêôtit.

Câu 17: Đột biến xảy ra trong cấu trúc của gen

A. biểu hiện khi ở trạng thái đồng hợp tử

B. cần 1 số điều kiện mới biểu hiện trên kiểu hình.

C. được biểu hiện ngay ra kiểu hình.

D. biểu hiện ngay ở cơ thể mang đột biến.

Câu 18: Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit ở vị trí số 9 tính từ mã mở đầu nhưng không làm xuất hiện mã kết thúc. Chuỗi polipeptit tương ứng do gen này tổng hợp

A. mất một axit amin ở vị trí thứ 3 trong chuỗi polipeptit.

B. thay đổi một axit amin ở vị trí thứ 3 trong chuỗi polipeptit.

C. có thể thay đổi một axit amin ở vị trí thứ 2 trong chuỗi polipeptit.

D. có thể thay đổi các axit amin từ vị trí thứ 2 về sau trong chuỗi polipeptit.

Câu 19: Dạng đột biến thay thế một cặp nuclêôtit nếu xảy ra trong một bộ ba giữa gen, có thể

A. làm thay đổi toàn bộ axit amin trong chuỗi pôlypeptit do gen đó chỉ huy tổng hợp.

B. làm thay đổi nhiều nhất một axit amin trong chuỗi pôlypeptit do gen đó chỉ huy tổng hợp.

C. làm thay đổi ít nhất một axit amin trong chuỗi pôlypeptit do gen đó chỉ huy tổng hợp.

D. làm thay đổi một số axit amin trong chuỗi pôlypeptít do gen đó chỉ huy tổng hợp.

Câu 20: Chuỗi pôlipeptit do gen đột biến tổng hợp so với chuỗi pôlipeptit do gen bình thường tổng hợp có số axit amin bằng nhau nhưng khác nhau ở axit amin thứ 80. Đột biến điểm trên gen cấu trúc này thuộc dạng

A. thay thế một cặp nuclêôtit ở bộ ba thứ 80.

B. mất một cặp nuclêôtit ở vị trí thứ 80.

C. thay thế một cặp nuclêôtit ở bộ ba thứ 81.

D. thêm một cặp nuclêôtit vào vị trí 80.

Đáp án

Câu 12345678910
Đáp ánADCBDADDBB
Câu 11121314151617181920
Đáp ánBDCCDCBCBC

Bài tập trắc nghiệm Tính quy luật của hiện tượng di truyền có đáp án

Câu 1: Các bước trong phương pháp lai và phân tích cơ thể lai của Menđen gồm:

1. Đưa giả thuyết giải thích kết quả và chứng minh giả thuyết

2. Lai các dòng thuần khác nhau về 1 hoặc vài tính trạng rồi phân tích kết quả ở F1, F2, F3.

3. Tạo các dòng thuần chủng.

4. Sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả lai

Trình tự các bước Menđen đã tiến hành nghiên cứu để rút ra được quy luật di truyền là:

A. 1, 2, 3, 4

B. 2, 3, 4, 1

C. 3, 2, 4, 1

D. 2, 1, 3, 4

Câu 2: Khi đề xuất giả thuyết mỗi tính trạng do một cặp nhân tố di truyền quy định, các nhân tố di truyền trong tế bào không hoà trộn vào nhau và phân li đồng đều về các giao tử. Menđen đã kiểm tra giả thuyết của mình bằng cách nào?

A. Cho F1 lai phân tích.

B. Cho F2 tự thụ phấn.

C. Cho F1 giao phấn với nhau.

D. Cho F1 tự thụ phấn.

Câu 3: Quy luật phân ly của Menđen không nghiệm đúng trong trường hợp:

A. bố mẹ thuần chủng về cặp tính trạng đem lai.

B. số lượng cá thể thu được của phép lai phải đủ lớn.

C. tính trạng do một gen qui định trong đó gen trội át hoàn toàn gen lặn.

D. tính trạng do một gen qui định và chịu ảnh hưởng của môi trường.

Câu 4: Cơ sở tế bào học của quy luật phân li là

A. sự phân li và tổ hợp của cặp nhân tố di truyền trong giảm phân và thụ tinh.

B. sự phân li của cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong giảm phân

C. sự phân li và tổ hợp của cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong giảm phân và thụ tinh.

D. sự tổ hợp của cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong thụ tinh.

Câu 5: Cho lúa hạt tròn lai với lúa hạt dài, F1 100% lúa hạt dài. Cho F1 tự thụ phấn được F2. Trong số lúa hạt dài F2, tính theo lí thuyết thì số cây hạt dài khi tự thụ phấn cho F3 toàn lúa hạt dài chiếm tỉ lệ

A. 1/4.

B. 1/3.

C. 3/4.

D. 2/3.

Câu 6: Ở người, gen quy định nhóm máu A, B, O và AB có 3 alen: IA, IB, IO trên NST thường. Một cặp vợ chồng có nhóm máu A và B sinh được 1 trai đầu lòng có nhóm máu O. Kiểu gen về nhóm máu của cặp vợ chồng này là:

A. chồng IAIO vợ IBIO.

B. chồng IBIO vợ IAIO.

C. chồng IAIO vợ IAIO.

D. một người IAIO người còn lại IBIO.

Câu 7: Ở người, kiểu tóc do 1 gen gồm 2 alen (A, a) nằm trên NST thường. Một người đàn ông tóc xoăn lấy vợ cũng tóc xoăn, sinh lần thứ nhất được 1 trai tóc xoăn và lần thứ hai được 1 gái tóc thẳng. Xác suất họ sinh được 2 người con nêu trên là:

A. 3/16.

B. 3/64.

C. 3/32.

D. 1/4.

Câu 8: Điều kiện cơ bản đảm bảo cho sự di truyền độc lập các cặp tính trạng là

A. các gen không có hoà lẫn vào nhau

B. mỗi gen phải nằm trên mỗi NST khác nhau

C. số lượng cá thể nghiên cứu phải lớn

D. gen trội phải lấn át hoàn toàn gen lặn

Câu 9: Ở đậu Hà Lan, gen A: thân cao, alen a: thân thấp; gen B: hoa đỏ, alen b: hoa trắng nằm trên 2 cặp NST tương đồng. Cho đậu thân cao, hoa đỏ dị hợp về 2 cặp gen tự thụ phấn được F1. Nếu không có đột biến, tính theo lí thuyết trong số cây thân cao, hoa đỏ F1 thì số cây thân cao, hoa đỏ không thuần chủng chiếm tỉ lệ

A. 1/2.

B. 1/9.

C. 8/9.

D. 9/16.

Câu 10: Phép lai P: AaBbDd x AaBbDd tạo bao nhiêu dòng thuần về 2 gen trội ở thế hệ sau?

A. 4

B. 3

C. 1

D. 2

Câu 11: Dự đoán kết quả về kiểu hình của phép lai P: AaBb (vàng, trơn) x aabb (xanh, nhăn)

A. 9 vàng, trơn: 3 vàng, nhăn: 3 xanh, trơn: 1 xanh, nhăn.

B. 1 vàng, trơn: 1 vàng, nhăn: 1 xanh, trơn: 1 xanh, nhăn.

C. 3 vàng, trơn: 3 xanh, trơn: 1 vàng, nhăn: 1 xanh, nhăn.

D. 3 vàng, trơn: 3 vàng, nhăn: 1 xanh, trơn: 1 xanh, nhăn.

Câu 12: Ở một đậu Hà Lan, xét 2 cặp alen trên 2 cặp nhiễm sắc thể tương đồng; gen A: vàng, alen a: xanh; gen B: hạt trơn, alen b: hạt nhăn. Dự đoán kết quả về kiểu hình của phép lai P: AaBB x AaBb.

A. 3 vàng, trơn: 1 vàng, nhăn.

B. 3 vàng, trơn: 1 xanh, trơn.

C. 1 vàng, trơn: 1 xanh, trơn.

D. 3 vàng, nhăn: 1 xanh, trơn.

Câu 13: Quy luật phân li độc lập góp phần giải thích hiện tượng

A. các gen nằm trên cùng một nhiễm sắc thể.

B. các gen phân li và tổ hợp trong giảm phân.

C. sự di truyền các gen tồn tại trong nhân tế bào.

D. biến dị tổ hợp phong phú ở loài giao phối.

Câu 14: Dựa vào đâu Menđen có thể đi đến kết luận các cặp nhân tố di truyền trong thí nghiệm của ông lại phân li độc lập trong quá trình hình thành giao tử?

A. Tỉ lệ phân li kiểu gen và kiểu hình ở thế hệ F1.

B. Tỉ lệ phân li kiểu gen và kiểu hình ở thế hệ F2.

C. Tỉ lệ phân li kiểu hình ở các thế hệ tuân theo định luật tích xác suất.

D. Tỉ lệ phân li về kiểu hình trong phép lai phân tích phân tích.

Câu 15: Quan hệ giữa gen và tính trạng theo quan niệm Di truyền học hiện đại như thế nào?

A. Mỗi gen quy định một tính trạng.

B. Nhiều gen quy định một tính trạng.

C. Một gen quy định nhiều tính trạng.

D. Cả A, B và C tuỳ từng tính trạng.

Câu 16: Khi lai 2 giống bí ngô thuần chủng quả dẹt và quả dài với nhau được F1 đều có quả dẹt. Cho F1 lai với bí quả tròn được F2: 152 bí quả tròn: 114 bí quả dẹt: 38 bí quả dài. Hình dạng quả bí chịu sự chi phối của hiện tượng di truyền

A. phân li độc lập.

B. liên kết hoàn toàn.

C. tương tác bổ sung.

D. trội không hoàn toàn.

Câu 17: Xét hai cặp gen trên 2 cặp nhiễm sắc thể tương đồng quy định màu sắc hoa. Giả gen A quy định tổng hợp enzim A tác động làm cơ chất 1 (sắc tố trắng) thành cơ chất 2 (sắc tố trắng); gen B quy định tổng hợp enzim B tác động làm cơ chất 2 thành sản phẩm P (sắc tố đỏ); các alen lặn tương ứng (a, b) đều không có khả năng này. Cơ thể có kiểu gen nào dưới đây cho kiểu hình hoa trắng?

A. AABb

B. aaBB

C. AaBB

D. AaBb

Câu 18: Khi lai 2 giống bí ngô thuần chủng quả dẹt và quả dài với nhau được F1 đều có quả dẹt. Cho F1 lai với bí quả tròn được F2: 152 bí quả tròn: 114 bí quả dẹt: 38 bí quả dài. Nếu cho F1 lai với nhau thì tỉ lệ bí quả tròn dị hợp xuất hiện là

A. 1/8.

B. 2/3.

C. 1/4.

D. 3/8.

Câu 19: Ở một loài thực vật, xét hai cặp gen trên hai cặp nhiễm sắc thể tương đồng quy định tính trạng màu hoa. Sự tác động của 2 gen trội không alen quy định màu hoa đỏ, thiếu sự tác động của một trong 2 gen trội cho hoa hồng, còn nếu thiếu sự tác động của cả 2 gen trội này cho hoa màu trắng. Xác định tỉ lệ phân li về kiểu hình ở F1 trong phép lai P: AaBb x Aabb.

A. 4 đỏ: 1 hồng: 3 trắng

B. 3 đỏ: 4 hồng: 1 trắng

C. 4 đỏ: 3 hồng: 1 trắng

D. 3 đỏ: 1 hồng: 4 trắng

Câu 20: Trường hợp nào sẽ dẫn tới sự di truyền liên kết?

A. Các cặp gen quy định các cặp tính trạng nằm trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau.

B. Các cặp gen quy định các cặp tính trạng xét tới cùng nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể.

C. Các tính trạng khi phân ly làm thành một nhóm tính trạng liên kết.

D. Tất cả các gen nằm trên cùng một nhiễm sắc thể phải luôn di truyền cùng nhau.

Đáp án

Câu 12345678910
Đáp ánCADCBDBBCB
Câu 11121314151617181920
Đáp ánBBDCDCBCBB