Top 50 bài tập trắc nghiệm bài tập Tạo giống nhờ công nghệ gen (có lời giải)
Haylamdo biên soạn và sưu tầm 50 bài tập Tạo giống nhờ công nghệ gen Sinh học 12 mới nhất được biên soạn bám sát chương trình Sinh học 12 giúp các bạn học tốt môn Sinh học hơn.
Bài tập trắc nghiệm Tạo giống nhờ công nghệ gen
Câu 1:
Quy trình tạo ra những tế bào hoặc sinh vật có gen bị biến đổi hoặc có thêm gen mới, từ đó tạo ra các cơ thể với những đặc điểm mới được gọi là?
A. Công nghệ tế bào
B. Công nghệ sinh học
C. Công nghệ gen
D. Công nghệ vi sinh vật
Câu 2:
Để nối đoạn ADN của tế bào cho vào ADN plasmit, người ta sử dụng enzim
A. Polimeraza
B. Ligaza
C. Restrictaza
D. Amilaza
Câu 3:
Trong kĩ thuật chuyển gen, các bước được tiến hành theo trình tự là:
A. Tạo ADN tái tổ hợp → đưa ADN tái tổ hợp vào trong tế bào nhận → phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp
B. Tách gen và thể truyền → cắt và nối ADN tái tổ hợp → đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận
C. Tạo ADN tái tổ hợp → phân lập dòng ADN tái tổ hợp → đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận
D. Phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp → tạo ADN tái tổ hợp → chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận
Câu 4:
Trong kĩ thuật chuyển gen, người ta thường sử dụng plasmit làm vecto chuyển gen. Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về plasmit?
(1) Là phân tử ADN nhỏ, mạch đơn và mạch vòng.
(2) Tồn tại trong tế bào chất của vi khuẩn.
(3) Mỗi tế bào vi khuẩn chỉ có một plasmit.
(4) Trên plasmit chứa gen chống chịu như gen kháng thuốc kháng sinh, gen kháng nhiệt,…
(5) Plasmit có khả năng tự nhân đôi độc lập với hệ gen của tế bào.
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 5:
Thể truyền thực chất là?
A. Một phân tử axit nucleotit nhỏ, có khả năng nhân đôi 1 cách độc lập với hệ gen của tế bào cũng như gắn vào hệ gen của tế bào.
B. Một phân tử ADN nhỏ, có khả năng nhân đôi một cách độc lập với hệ gen của tế bào cũng như gắn vào hệ gen của tế bào.
D. Một phân tử axit nucleotit nhỏ, có khả năng nhân đôi 1 cách độc lập với hệ gen của tế bào nhưng không gắn được vào hệ gen của tế bào.
Câu 6:
Đối tượng vi sinh vật thường được sử dụng làm tế bào nhận để tạo ra các sản phẩm sinh học trong công nghệ gen là?
A. Virut
B. Vi khuẩn
C. Thực khuẩn
D. Nấm mốc
Câu 7:
Trong kĩ thuật di truyền, để phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp người ta phải chọn thể truyền như thế nào?
A. Có khả năng tự nhân đôi với tốc độ cao
B. Các dấu chuẩn hay gen đánh dấu, gen thông báo
C. Có khả năng tiêu diệt các tế bào không chứa ADN tái tổ hợp
D. Không có các dấu chuẩn hay gen đánh dấu, gen thông báo
Câu 8:
Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Vecto chuyển gen thường được dùng là plasmit hoặc thể thực khuẩn
B. Việc cắt phân tử ADN trong kĩ thuật chuyển gen nhờ enzim ligaza
C. Việc nối các đoạn ADN trong kĩ thuật tạo ADN tái tổ hợp nhờ enzim restrictaza
D. Vecto chuyển gen là phân tử ADN tồn tại độc lập trong tế bào nhưng không có khả năng tự nhân đôi.
Câu 9:
Restrictaza và ligaza tham gia vào công đoạn nào sau đây của quy trình chuyển gen?
A. Tách ADN của NST tế bào cho và tách plasmit ra khỏi tế bào vi khuẩn.
B. Cắt, nối ADN của tế bào cho và plasmit ở những điểm xác định tạo nên ADN tái tổ hợp.
C. Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận.
D. Tạo điều kiện cho gen được phép biểu hiện.
Câu 10:
Khi nói về thể truyền plasmit trong kĩ thuật chuyển gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Nếu không có thể truyền plasmit thì gen cần chuyển sẽ không vào được trong tế bào nhận.
(2) Nhờ có thể truyền plasmit mà gen cần chuyển được nhân lên và tạo nhiều sản phẩm trong tế bào nhận.
(3) Thể truyền plasmit là phân tử ADN vòng, kép có trong tế bào chất của vi khuẩn.
(4) Thể truyền plasmit có thể nhân đôi độc lập so với ADN vùng nhân của vi khuẩn.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 11:
Trong các phát biểu về kĩ thuật chuyển gen dưới đây, phát biểu nào sai?
A. Nhờ có thể truyền plasmit mà gen cần chuyển được nhân lên trong tế bào nhận.
B. Để tạo ra các giống, chủng vi khuẩn có khả năng sản xuất trên quy mô công nghiệp các chế phẩm sinh học như: axit amin, vitamin, enzim, hoocmon, kháng sinh,… người ta sử dụng kĩ thuật chuyển gen.
C. Để đứa ADN tái tổ hợp vào trong tế bào nhận có thể dùng muối CaCl2 hoặc xung điện cao áp để làm dãn màng sinh chất tế bào.
D. ADN tái tổ hợp được tạo ra trong kĩ thuật chuyển gen, sau đó được đưa vào vi khuẩn E. coli nhằm kiểm tra hoạt tính của phân tử ADN tái tổ hợp.
Câu 12:
Trong kĩ thuật chuyển gen vào tế bào vi khuẩn, thể truyền plasmit cần phải mang gen đánh dấu với mục đích gì?
A. Giúp cho enzim restrictaza cắt đúng vị trí trên plasmit
B. Dễ dàng phát hiện ra các tế bào vi khuẩn đã tiếp nhận ADN tái tổ hợp
C. Để chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào được dễ dàng
D. Để plasmit có thể nhận ADN ngoại lai
Câu 13:
Ở cà chua biến đổi gen, quá trình chín của quả bị chậm lại nên có thể vận chuyển đi xa hoặc để lâu mà không bị bỏng. Nguyên nhân của hiện tượng này là do?
A. Gen sản sinh ra etilen đã được hoạt hóa
B. Cà chua này là thể đột biến
C. Cà chua này đã được chuyển gen kháng virut
D. Gen sản sinh ra etilen đã bị bất hoạt
Câu 14:
Thành tựu nào dưới đây không được tạo ra từ ứng dụng công nghệ gen?
A. Vi khuẩn E. coli sản xuất hoocmon insulin của người
B. Lúa “gạo vàng” có khả năng tổng hợp β – caroten
C. Ngô DT6 có năng suất cao, hàm lượng protein cao
D. Cừu chuyển gen tổng hợp protein của người trong sữa
Câu 1:
Khi nói về công nghệ gen, có bao nhiêu phát biểu trong số cá phát biểu sau đây là đúng?
(1) Sinh vật biến đổi gen là sinh vật mà hệ gen của nó đã được con người làm cho biến đổi phù hợp với lợi ích của mình.
(2) Cà chua có gen quy định tổng hợp etilen là thành tựu của công nghệ gen.
(3) Công nghệ gen có thể tái tổ hợp vật chất di truyền của các loài khác xa nhau về nguồn gốc.
(4) Kĩ thuật chuyển gen đóng vai trò trung tâm của công nghệ gen.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 2:
Trong các phát biểu về kĩ thuật tạo ADN tái tổ hợp sau đây, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Thể truyền thường dùng là plasmit, virut hoặc 1 số NST nhân tạo.
(2) Để tạo ADN tái tổ hợp, cần phải tách thể truyền và gen cần chuyển ra khỏi tế bào.
(3) Gồm 3 bước là tách, cắt và nối ADN.
(4) Sử dụng 2 loại enzim cắt giới hạn khác nhau để cắt thể truyền và gen cần chuyển.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 3:
Để chuyển gen mã hóa hoocmon somatostatin vào vi khuẩn E. coli, người ta dùng thể truyền là plasmit có gắn gen kháng thuốc kháng sinh ampixilin. Để xác định đúng dòng vi khuẩn mang ADN tái tổ hợp mong muốn, người ta đem nuôi các dòng vi khuẩn này trong moi trường có nồng độ ampixilin diệt khuẩn. Dòng vi khuẩn mang ADN tái tổ hợp mong muốn sẽ:
A. Sinh trưởng và phát triển bình thường
B. Tồn tại 1 thời gian nhưng không sinh trưởng và phát triển
C. Sinh trưởng và phát triển bình thường khi thêm vào môi trường một loại thuốc kháng sinh khác
D. Bị tiêu diệt hoàn toàn
Câu 4:
Trong quá trình tạo ADN tái tổ hợp, enzim nối (ligaza) làm nhiệm vụ gì?
A. Xúc tác hình thành liên kết hiđrô giữa các nucleôtit của ADN cần chuyển và thể truyền.
B. Xúc tác hình thành liên kết cộng hóa trị giữa các nuclêôtit của ADN cần chuyển và thể truyền.
C. Xúc tác hình thành liên kết cộng hóa trị giữa 2 mạch của plasmit.
D. Xúc tác hình thành liên kết hiđrô giữa ADN cần chuyển và thể truyền.
Câu 5:
Sản xuất insulin nhờ vi khuẩn là một cuộc cách mạng trong điều trị bệnh tiểu đường ở người. Các bước trong quy trình này bao gồm:
(1) Phân lập dòng tế bào có chứa ADN tái tổ hợp.
(2) Sử dụng enzim nối để gắn gen insulin của tế bào cho vào thể truyền tạo ADN tái tổ hợp.
(3) Cắt ADN của tế bào cho và ADN của thể truyền bằng cùng một loại enzim cắt.
(4) Tách thể truyền và gen insulin cần chuyển ra khỏi tế bào.
(5) Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận.
Thứ tự đúng của các bước trên là:
A. (3) → (2) → (4) → (5) → (1)
B. (4) → (3) → (2) → (5) → (1)
C. (3) → (2) → (4) → (1) → (5)
D. (1) → (4) → (3) → (5) → (2)
Câu 6:
Kĩ thuật chuyển gen gồm các bước có trình tự là
A. Tách chiết thể truyền và gen cần chuyển ra khỏi tế bào; cắt và nối 2 loại ADN bởi cùng một loại enzim; đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận.
B. Tạo ADN tái tổ hợp; phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp ; đưa ADN tái tổ hợp và tế bào nhận.
C. Tách chiết thể truyền và gen cần chuyển ra khỏi tế bào; đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận; cắt và nối 2 loại ADN bởi cùng một loại enzim.
D. Tạo ADN tái tổ hợp; đưa ADN tái tổ hợp và tế bào nhận; phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp.
Câu 7:
Công nghệ gen là quy trình tạo ra
A. Những cơ thể sinh vật có mang gen bị biến đổi hoặc có thêm gen mới.
B. Những tế bào hoặc sinh vật có gen bị biến đổi hoặc có thêm gen mới.
C. Những tế bào trên cơ thể sinh vật có gen bị biến đổi hoặc có thêm gen mới.
D. Những tế bào hoặc sinh vật có gen bị đột biến dạng mất một cặp nuclêôtit.
Câu 8:
Xét các quá trình sau:
(1). Tạo cừu Dolly.
(2). Tạo giống dâu tằm tam bội.
(3). Tạo giống bông kháng sâu hại.
(4). Tạo chuột bạch có gen của chuột cống.
Những quá trình nào thuộc ứng dụng của công nghệ gen?
A. 3, 4
B. 1, 2
C. 1, 3, 4
D. 2, 3, 4
Câu 9:
Hiện nay, một trong những biện pháp ứng dụng gen đang được các nhà khoa học nghiên cứu nhằm tìm cách chữa trị các bệnh di truyền ở người là?
A. Loại bỏ ra khỏi cơ thể người bệnh các sản phẩm dịch mã của gen gây bệnh
B. Đưa các prôtêin ức chế và trong cơ thể người để ức chế hoạt động của gen gây bệnh
C. Biến đổi các gen gây bệnh trong cơ thể thành các gen lành
D. Bổ sung gen lành vào cơ thể người bệnh
Câu 10:
Cho các bước tạo động vật chuyển gen:
(1). Lấy trứng ra khỏi con vật.
(2). Cấy phôi đã được chuyển gen vào tử cung con vật khác đểu nó mang thai và sinh đẻ bình thường.
(3). Cho trứng thụ tinh trong ống nghiệm.
(4). Tiêm gen cần chuyển vào hợp tử và hợp tử phát triển thành phôi.
Trình tự đúng trong quy trình tạo động vật chuyển gen là
A. (2), (3), (4), (1)
B. (1), (3), (4), (2)
C. (3), (4), (2), (1)
D. (1), (4), (3), (2)
Câu 11:
Trong công nghệ gen, các enzim được sử dụng trong bước tạo ADN tái tổ hợp là?
A. Restrictaza và ligaza.
B. Restrictaza và ADN- pôlimeraza.
C. ADN- pôlimeraza và ARN- pôlimeraza.
D. Ligaza và ADN-pôlimeraza.
Câu 12:
Cho các thành tựu:
I. Tạo chủng vi khuẩn E. coli sản xuất insulin của người.
II. Tạo giống dâu tằm tam bội có năng suất tăng cao hơn so với dạng lưỡng bội bình thường.
III. Tạo giống bông và giống đậu tương mang gen kháng thuốc diệt cỏ của thuốc lá cảnh Petunia.
IV. Tạo giống dưa hấu tam bội không có hạt, hàm lượng đường cao.
Những thành tựu đạt được do ứng dụng kĩ thuật di truyền là
A. III và IV.
B. I và IV.
C. I và II.
D. I và III.
Câu 13:
Vectơ chuyển gen được sử dụng phổ biến là
A. E. coli
B. Virút
C. Plasmid
D. Thực khuẩn thể
Câu 14:
Loại bỏ hoặc làm bất hoạt một gen không mong muốn trong hệ thống gen là ứng dụng quan trọng của:
A. Công nghệ tế bào
B. Công nghệ gen
C. Công nghệ sinh học
D. Kĩ thuật vi sinh
Câu 1:
Những thành tự nào sau đây là ứng dụng của công nghệ gen?
(1) Tạo chuột nhắt chứa hoocmon sinh trưởng của chuột cống
(2) Từ một phôi động vật, người ta có thể tạo ra nhiều con vật có kiểu gen đồng nhất.
(3) Tạo ra cừu Đôly.
(4) Tạo ra giống nho tam bội không hạt.
(5) Tạo giống cây bông chống sâu hại.
Phương án đúng là:
A. (1) và (3)
B. (1) và (5)
C. (3) và (4)
D. (4) và (5)
Câu 2:
Cho các biện pháp sau:
(1) Đưa thêm 1 gen lạ vào hệ gen. (2) Làm biến đổi 1 gen đã có sẵn trong hệ gen.
(3) Gây đột biến đa bội ở cây trồng. (4) Loại bỏ hoặc làm bất hoạt 1 gen nào đó trong hệ gen.
Người ta có thể tạo ra sinh vật chuyển gen bằng biện pháp:
A. (1)
B. (1) và (2)
C. (2) và (4)
D. (1) và (4)
Câu 3:
Cho các bước tạo động vật chuyển gen:
(1) Lấy trứng ra khỏi con vật.
(2) Cấy phôi đã được chuyển gen vào tử cung con vật khác để nó mang thai và sinh đẻ bình thường.
(3) Cho trứng thụ tinh trong ống nghiệm.
(4) Tiêm gen cần chuyển vào hợp tử và hợp tử phát triển thành phôi.
Trình tự đúng trong quy trình tạo động vật chuyển gen là:
A. (3) → (4) → (2) → (1)
B. (1) → (4) → (3) → (2)
C. (1) → (3) → (4) → (2)
D. (2) → (3) → (4) → (2)
Câu 4:
Sinh vật biến đổi gen không đuợc tạo ra bằng phương pháp nào sau đây?
A. Loại bỏ hoặc làm bất hoạt một gen nào đó trong hệ gen.
B. Làm biến đổi một gen đã có sẵn trong hệ gen.
C. Lai hữu tính giữa các cá thể cùng loài.
D. Đưa thêm một gen của loài khác vào hệ gen.
Câu 5:
Cho các thành tựu:
(1). Tạo chủng vi khuẩn E. coli sản xuất insulin của người.
(2). Tạo giống dâu tằm tam bội có năng suất tăng cao hơn so với dạng lưỡng bội bình thường.
(3). Tạo giống bông và giống đậu tương mang gen kháng thuốc diệt có của thuốc lá cảnh Petunia.
(4). Tạo giống dưa hấu tam bội không có hạt, hàm lượng đường cao.
Những thành tựu đạt được do ứng dụng kĩ thuật tạo giống bằng công nghê gen là
A. (1) và (3)
B. (1) và (4)
C. (3) và (4)
D. (1) và (2)
Câu 6:
Phải dùng thể truyền để chuyển một gen từ tế bào này sang tế bào khác vì nếu không có thể truyền thì?
A. Gen không thể tạo ra sản phẩm nằm trong tế bào nhận.
B. Gen vào tế bào nhận sẽ không nhân lên và phân li về các tế bào con.
C. Khó có thể thu được nhiều sản phẩm của gen trong tế bào nhận.
D. Gen cần chuyển sẽ không chui vào được tế bào nhận.
Câu 7:
Thao tác nào sau đây không thuộc các khâu của kỹ thuật chuyển gen?
A. Cắt và nối ADN của tế bào cho và tế bào tách plasmit ra khỏi tế bào.
B. Tách ADN nhiễm sắc thể của tế bào cho và tách plasmit ra khỏi tế bào nhận.
C. Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận.
D. Dung hợp hai tế bào trần khác loài.
Câu 8:
Kỹ thuật di truyền là?
A. Kỹ thuật được thao tác trên vật liệu di truyền mức độ phân tử.
B. Kỹ thuật được thao tác trên nhiễm sắc thể.
C. Kỹ thuật được thao tác trên tế bào nhân sơ.
D. Kỹ thuật được thao tác trên tế bào nhân thực.
Câu 9:
Việc chữa trị các bệnh di truyền bằng cách phục hồi các chức năng của gen đột biến gọi là?
A. Liệu pháp gen
B. Sửa chữa sai hỏng di truyền
C. Phục hồi gen
D. Gây hồi biến
Câu 10:
Trong công nghệ tạo giống thì gen đánh dấu có vai trò gì?
A. Phân biệt các loại tế bào khác nhau
B. Giúp nhận biết tế bào đang phân chia
C. Gây biến đổi một gen khác
D. Giúp nhận biết tế bào có ADN tái tổ hợp.
Câu 11:
Vi khuẩn E.coli sản xuất insulin của người là thành quả của
A. Lai hai tế bào xoma
B. Dùng kỹ thuật vi tiêm
C. Gây đột biến nhân tạo
D. Dùng kỹ thuật chuyển gen nhờ plasmit
Câu 12:
Trong sản xuất các chế phẩm sinh học, loại tế bào nào được sử dụng phổ biến nhất?
A. Nấm mốc.
B. Nấm men.
C. Vi khuẩn E.Coli.
D. Vi khuẩn lactic.
Câu 13:
Điều nào không đúng với việc làm biến đổi hệ gen của một sinh vật?
A. Đưa thêm một gen lạ vào hệ gen.
B. Loại bỏ hay bất hoạt một gen nào đó.
C. Làm biến đổi gen đã có sẵn trong hệ gen.
D. Tạo môi trường cho gen nào đó biểu hiện khác thường.
Câu 14:
Có bao nhiêu ý mô tả về sinh vật biến đổi gen dưới đây?
(1) Giống lúa “gạo vàng” có khả năng tổng hợp - caroten trong hạt.
(2) Vi khuẩn E.Coli mang gen mã hóa insulin ở người.
(3) Chuột nhắt mang gen hoocmon sinh trưởng của chuột cống nên có khối lượng gần gấp đôi so với con chuột bình thường cùng lứa.
(4) Tạo được chủng nấm penicilium đột biến có hoạt tính penicilin tăng gấp 200 lần dạng ban đầu và tạo được chủng vi khuẩn đột biến có năng suất tổng họp lyzin cao gấp 300 lần dạng ban đầu.
A. 3
B. 2
C. 1
D. 4
Câu 1:
Ở một loài thực vật, xét một cá thể có kiểu gen AaBb. Người ta tiến hành thu hạt phấn của cây này rồi tiến hành nuôi cấy trong điều kiện thí nghiệm, sau đó lưỡng bội hóa thành công toàn bộ các cây con. Cho rằng quá trình phát sinh hạt phấn đã xảy ra hoán vị gen giữa các alen D và d với tần số 20%. Theo lí thuyết, tỉ lệ dòng thuần thu được từ quá trình nuôi cấy nói trên là:
A. 20%.
B. 40%
C. 100%.
D. 5%.
Câu 2:
Ở một loài thực vật, xét một cá thể có kiểu gen Aabb DE/de . Người ta tiến hành thu hạt phấn của cây này rồi tiến hành nuôi cấy trong điều kiện thí nghiệm, sau đó lưỡng bội hóa thành công toàn bộ các cây con. Cho rằng quá trình phát sinh hạt phấn đã xảy ra hoán vị gen giữa các alen D và d với tần số 40%. Theo lí thuyết, tỉ lệ dòng thuần thu được từ quá trình nuôi cấy nói trên là:
A. 20%.
B. 40%.
C. 100%.
D. 5%.
Câu 3:
Nuôi cấy hạt phấn của cây có kiểu gen AaBBddEe thành các dòng đơn bội, sau đó lưỡng bội hóa tạo thành các dòng lưỡng bội sẽ tạo ra được bao nhiêu dòng thuần và có kiểu gen như thế nào?
A. 6 dòng thuần – KG; AABBddEE; AABBddee; aabbddEE; aaBBddee; AaBBddEE; AABBddEe.
B. 6 dòng thuần – KG; AABBddEE; AABBddee; aabbddEE; aaBBddee; aaBBddEe; AABBddEe.
C. 4 dòng thuần – KG; AABBddEE; AABBddee; aaBBddEE; aaBBddee.
D. 4 dòng thuần - KG: AABBddEE; AABBddee; aabbddEE; aaBBddee.
Câu 4:
Nuôi cấy các hạt phấn của cơ thể AABbddEe, sau đó lưỡng bội hóa để tạo thành giống thuần chủng. Theo lý thuyết sẽ tạo ra được tối đa bao nhiêu giống mới? Đó là những giống nào?
A. 4 giống AABBddEE, AABBddee, AAbbddEE, AAbbddee
B. 8 giống ABdE, ABde, AbdE, Abde, aBdE, aBde, abdE, abde
C. 4 giống ABdE, ABde, AbdE, Abde
D. 4 giống AABBddEE, AABBddee, AAbbDDEE, Aabbddee
Câu 5:
Để nhân nhanh các giống lan quý, các nhà nghiên cứu cây cảnh đã áp dụng phương pháp
A. Nhân bản vô tính
B. Nuôi cấy tế bào, mô thực vật
C. Dung hợp tế bào trần
D. Nuôi cấy hạt phấn và noãn chưa thụ tinh
Câu 6:
Có thể áp dụng phương pháp nào sau đây để nhanh chóng tạo nên một quần thể cây phong lan đồng nhất về kiểu gen từ một cây phong lan có kiểu gen quý ban đầu?
A. Cho cây phong lan này tự thụ phấn.
B. Cho cây phong lan này giao phấn với một cây phong lan thuộc giống khác.
C. Nuôi cấy tế bào, mô của cây phong lan này.
D. Dung hợp tế bào xôma của cây phong lan này với tế bào xôma của cây phong lan thuộc giống khác.
Câu 7:
Có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về nuôi cấy mô – tế bào trong các phát biểu sau?
1. Tạo ra nguồn nguyên liệu cho chọn giống.
2. Tạo ra quần thể cây trồng đồng loạt giống nhau về kiểu gen.
3. Nhân nhanh giống cây trồng trong một thời gian ngắn.
4. Góp phần bảo tồn các giống cây quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.
A. 4
B. 1
C. 2
D. 3
Câu 8:
Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về phương pháp nuôi cấy mô thực vật:
(1) Giúp tiết kiệm được diện tích nhân giống
(2) Tạo được nhiều biến dị tổ hợp
(3) Có thể tạo ra số lượng cây trồng lớn trong một thời gian ngắn
(4) Có thể bảo tồn được một số nguồn gen quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 9:
Trong tạo giống bằng công nghệ tế bào, người ta có thể tạo ra giống cây trồng mới mang đặc điểm của 2 loài khác nhau nhờ phương pháp
A. Chọn lọc dòng tế bào xoma biến dị
B. Nuôi cấy hạt phấn.
C. Lai tế bào sinh dưỡng (xoma)
D. Nuôi cấu tế bào thực vật invitro tạo mô sẹo
Câu 10:
Lai tế bào xôma (hay dung hợp tế bào trần) là:
A. Dung hợp hai tế bào bất kỳ với nhau
B. Dung hợp hai giao tử bất kỳ với nhau.
C. Dung hợp hai loại tế bào sinh dưỡng với nhau
D. Dung hợp hai loại tế bào sinh dục với nhau.
Câu 11:
Sử dụng phương pháp nào sau đây có thể tạo ra giống mới mang đặc điểm của hai loài mà bằng cách tạo giống thông thường không thể tạo ra được?
A. Gây đột biến nhân tạo
B. Nuôi cấy hạt phấn.
C. Dung hợp tế bào trần
D. Nhân bản vô tính.
Câu 12:
Nếu hai loài thực vật không thể thụ phấn tự nhiên với nhau làm thế nào để có thể tạo thành cây lai mang đặc điểm của hai loài này:
A. Cấy truyền phôi.
B. Nuôi cấy tế bào đơn bội.
C. Dung hợp tế bào trần.
D. Nuôi cấy mô tế bào thực vật.
Câu 13:
Một tế bào trứng của một loài đơn tính giao phối được thụ tinh trong ống nghiệm, khi hợp tử nguyên phân đến giai đoạn 8 phôi bào người ta tách các phôi bào và cho phát triển riêng rẽ. Các phôi bào được kích thích để phát triển thành các cá thể, các cá thể này:
A. Có thể giao phối được với nhau.
B. Không thể giao phối được với nhau
C. Nếu cơ thể đó là loại dị giao tử (Ví dụ:XY) thì các cá thể đó có thể giao phối được với nhau
D. A và C đúng.
Câu 14:
Người ta tiến hành cấy truyền một phôi bò có kiểu gen AABB thành 15 phôi và nuôi cấy thành 15 cá thể. Cả 15 cá thể này:
A. Có kiểu hình hoàn toàn khác nhau.
B. Có giới tính giống hoặc khác nhau.
C. Có khả năng giao phối với nhau để sinh con.
D. Có mức phản ứng giống nhau.
Câu 15:
Các nhà công nghệ sinh học thực vật sử dụng phương pháp dung hợp tế bào trần chủ yếu là để:
A. Đưa gen vi khuẩn vào hệ gen thực vật
B. Nhân giống vô tính các thứ cây mong muốn.
C. Tạo nên loài lai mới.
D. Nuôi cấy tế bào thực vật invitro.
Câu 16:
Các nhà công nghệ sinh học thực vật sử dụng phương pháp dung hợp tế bào trần là để:
A. Tạo giống loài mang đặc điểm di truyền của hai loài khác nhau.
B. Từ một cây lai tạo ra hai loại sản phẩm khác nhau.
C. Tạo nên loài lai mới.
D. Cả A, B và C.
Câu 17:
Cây Pomato (cây lai giữa khoai tây và cà chua) được tạo bằng phương pháp:
A. Cấy truyền phôi
B. Nuôi cấy tế bào thực vật.
C. Nuôi cấy hạt phấn
D. Dung hợp tế bào trần.
Câu 18:
Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về phương pháp cấy truyền phôi ở động vật?
A. Tạo ra một số lượng lớn cá thể đực và cái trong thời gian ngắn từ 1 phôi ban đầu
B. Phối hợp hai hay nhiều phôi để tạo thành thể khảm hoặc làm biến đổi thành phần của phôi khi mới phát triển
C. Từ một phôi ban đầu được phân cắt thành nhiều phôi sau đó cấy vào cơ quan sinh sản của những con cái khác nhau
D. Các phôi được phân cắt trước khi cấy vào cơ quan sinh sản của các cá thể cái phải được nuôi dưỡng trong môi trường dinh dưỡng xác định.
Câu 19:
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về phương pháp cấy truyền phôi ở động vật?
A. Tạo ra một số lượng lớn cá thể giống nhau trong thời gian ngắn từ 1 phôi ban đầu
B. Phối hợp hai hay nhiều phôi để tạo thành thể khảm hoặc làm biến đổi thành phần của phôi khi mới phát triển.
C. Các phôi được phân cắt trước khi cấy vào cơ quan sinh sản của các cá thể cái phải được nuôi dưỡng trong môi trường dinh dưỡng xác định.
D. Tất cả các phát biểu trên đều đúng
Câu 20:
Chia cắt một phôi động vật thành nhiều phôi, cho phát triển trong cơ thể nhiều con cái khác nhau từ đó nhanh chóng tạo ra hàng loạt con giống có kiểu gen giống nhau gọi là phương pháp:
A. Nhân bản vô tính tế bào động vật
B. Công nghệ sinh học tế bào
C. Cấy truyền phôi.
D. Cấy truyền hợp tử
Câu 21:
Bằng kỹ thuật chia cắt phôi động vật thành nhiều phôi rồi cấy các phôi này vào tử cung của các con vật khác cùng loài để tạo ra nhiều con vật có kiểu gen giống nhau. Kĩ thuật này được gọi là?
A. Nhân bản vô tính.
B. Lai tế bào.
C. Cấy truyền phôi.
D. Kĩ thuật gen.
Câu 22:
Dung hợp tế bào trần (lai tế bào sinh dưỡng) của 2 cây lưỡng bội thuộc hai loài hạt kín khác nhau tạo ra tế bào lai. Nuôi cấy tế bào lai trong một trường đặc biệt cho chứng phân chia và tái sinh thành cây lai. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Cây lai này luôn có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các gen
B. Cây lai này có bộ nhiễm sắc thể tứ bội
C. Cây lai này mang hai bộ nhiễm sắc thể đơn bội của hai loài trên
D. Cây lai này có khả năng sinh sản hữu tính
Câu 1:
Để tạo giống cây trồng có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các cặp gen, người ta sử dụng phương pháp nào sau đây?
A. Công nghệ gen
B. Lai khác dòng.
C. Lai tế bào xôma khác loài.
D. Nuôi cấy hạt phấn sau đó lưỡng bội hoá.
Câu 2:
Công nghệ tế bào nào sau đây ở thực vật có thể tạo ra quần thể giống cây trồng đồng hợp về kiểu gen
A. Nuôi cấy hạt phấn
B. Lai tế bào
C. Nuôi cấy mô tế bào
D. Nuôi cấy mô tế bào và nuôi cấy hạt phấn
Câu 3:
Khi nói về quy trình nuôi cấy hạt phấn, phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Giống được tạo ra từ phương pháp này có kiểu gen dị hợp, thể hiện ưu thế lai cao nhất.
B. Dòng tế bào đơn bội được xử lí hóa chất (cônsixin) gây lưỡng bội hóa tạo nên dòng tế bào lưỡng bội
C. Các hạt phấn có thể mọc trên môi trường nuôi cấy nhân tạo để tạo thành các dòng tế bào đơn bội.
D. Sự lưỡng bội hóa các dòng tế bào đơn bội sẽ tạo ra được các dòng lưỡng bội thuần chủng
Câu 4:
Khi nói về quy trình nuôi cấy hạt phấn, phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Giống được tạo ra từ phương pháp này có kiểu gen đồng hợp.
B. Giống tạo ra có ưu thế lai cao.
C. Các hạt phấn có thể mọc trên môi trường nuôi cấy nhân tạo để tạo thành các dòng tế bào đơn bội.
D. Sự lưỡng bội hóa các dòng tế bào đơn bội sẽ tạo ra được các dòng lưỡng bội thuần chủng.
Câu 5:
Khi nói về quy trình nuôi cấy hạt phấn, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Các hạt phấn có thể mọc trên môi trường nuôi cấy nhân tạo để tạo thành các dòng tế bào đơn bội.
B. Dòng tế bào đơn bội được xử lí hóa chất (consixin) gây lưỡng bội hóa tạo nên dòng tế bào lưỡng bội.
C. Giống được tạo ra từ phương pháp này có kiểu gen dị hợp, thể hiện ưu thế lai cao nhất.
D. Sự lưỡng bội hóa các dòng tế bào đơn bội sẽ tạo ra được các dòng lưỡng bội thuần chủng.
Câu 6:
Từ một hạt phấn của một cây bằng phương pháp nuôi cấy hạt phấn rồi xử lí bằng cônsixin có thể tạo ra:
A. Quần thể cây trồng lưỡng bội dị hợp về tất cả các gen
B. Quần thể cây trồng lưỡng bội thuần chủng có nhiều kiểu gen khác nhau.
C. Quần thể cây trồng đơn bội đồng loạt giống nhau về kiểu gen
D. Quần thể cây trồng lưỡng bội thuần chủng đồng loạt giống nhau về kiểu gen.
Câu 7:
Từ một hạt phấn của một cây bằng phương pháp nuôi cấy hạt phấn rồi xử lí bằng cônsixin có thể tạo ra:
A. Quần thể cây trồng lưỡng bội đồng hợp về một số gen mong muốn.
B. Quần thể cây trồng lưỡng bội thuần chủng đồng hợp, giống nhau về kiểu gen.
C. Quần thể cây trồng giống nhau về kiểu gen.
D. Quần thể cây trồng lưỡng bội về các kiểu gen khác nhau.
Câu 8:
Từ một hạt phấn của một cây bằng phương pháp nuôi cấy hạt phấn rồi xử lí bằng cônsixin có thể tạo ra:
A. Quần thể cây trồng lưỡng bội đồng hợp về một số gen mong muốn.
B. Quần thể cây trồng lưỡng bội thuần chủng đồng hợp, giống nhau về kiểu gen.
C. Quần thể cây trồng giống nhau về kiểu gen.
D. Quần thể cây trồng lưỡng bội về các kiểu gen khác nhau.
Câu 9:
Dung hợp tế bào trần (lai tế bào sinh dưỡng) của 2 cây lưỡng bội thuộc hai loài hạt kín khác nhau tạo ra tế bào lai. Nuôi cấy tế bào lai trong một trường đặc biệt cho chứng phân chia và tái sinh thành cây lai. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Cây lai này luôn có kiểu gen dị hợp tử về tất cả các gen.
B. Cây lai này có bộ nhiễm sắc thể tứ bội
C. Cây lai này mang hai bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của hai loài trên
D. Cây lai này không có khả năng sinh sản hữu tính
Câu 10:
Cho hai phương pháp sau:
- Bằng công nghệ tế bào thực vật, người ta có thể nuôi cấy các mẩu mô của một cơ thể thực vật rồi sau đó cho chúng tái sinh thành các cây hoàn chỉnh.
- Bằng kĩ thuật chia cắt một phôi động vật thành nhiều phôi rồi cấy các phôi này vào tử cung của các cá thể cái khác nhau cũng có thể tạo ra nhiều cá thể mới.
Điểm chung giữa hai phương pháp này là?
A. Đều thao tác trên vật liệu di truyền là ADN và nhiễm sắc thể.
B. Đều tạo ra các cá thể có kiểu gen trong nhân giống nhau
C. Các cá thể tạo ra rất đa dạng về kiểu gen và kiểu hình.
D. Đều tạo ra các cá thể có kiểu gen thuần chủng.
Câu 11:
Cho hai phương pháp sau:
- Bằng công nghệ tế bào thực vật, người ta có thể nuôi cấy các mẩu mô của một cơ thể thực vật rồi sau đó cho chúng tái sinh thành các cây hoàn chỉnh.
- Bằng kĩ thuật chia cắt một phôi động vật thành nhiều phôi rồi cấy các phôi này vào tử cung của các cá thể cái khác nhau cũng có thể tạo ra nhiều cá thể mới.
Đặc điểm chung của hai phương pháp này là:
A. Tạo ra các cá thể đồng hợp tử.
B. Tạo ra các cá thể dị hợp tử.
C. Tạo ra các cá thể rất đa dạng về kiểu gen và kiểu hình.
D. Tạo ra các cá thể đồng nhất về kiểu gen trong nhân.
Câu 12:
Cơ sở vật chất di truyền của cừu Đôly được hình thành ở giai đoạn nào trong quy trình nhân bản?
A. Chuyển phôi vào tử cung của một cừu mẹ để nó mang thai.
B. Tách tế bào tuyến vú của cừu cho nhân.
C. Nuôi cấy trên môi trường nhân tạo cho trứng phát triển thành phôi.
D. Chuyển nhân của tế bào tuyến vú vào tế bào trứng đã bị bỏ nhân
Câu 13:
Cừu Doly có kiểu gen giống với cừu nào nhất trong các con cừu sau?
A. Cừu cho trứng.
B. Cừu mang thai.
C. Cừu cho nhân tế bào.
D. Cừu cho trừng và cừu mang thai.
Câu 14:
Cho các công đoạn sau:
(1) Nuôi cấy trên môi trường nhân tạo cho trứng phát triển thành phôi.
(2) Phối hợp hai phôi thành một thể khảm.
(3) Tách tế bào trứng của cừu cho trứng, sau đó loại bỏ nhân của tế bào trứng này.
(4) Chuyển phôi vào tử cung của một cừu mẹ để cho phôi phát triển.
(5) Làm biến đổi các thành phần trong tế bào của phôi theo hướng có lợi cho con người.
(6) Chuyển nhân của tế bào tuyến vú vào tế bào trứng đã loại bỏ nhân.
Trong các công đoạn trên, có mấy công đoạn được tiến hành trong quy trình nhân bản cừu Đôly?
A. 3
B. 2
C. 5
D. 4
Câu 15:
Cho các bước tao động vật chuyển gen:
(1) Lấy trứng ra khỏi con vật.
(2) Cấy phôi đã được chuyển gen vào tử cung con vật khác để nó mang thai và sinh đẻ bình thường.
(3) Cho trứng thụ tinh trong ống nghiệm.
(4) Tiêm gen cần chuyển vào hợp tử và hợp tử phát triển thành phôi.
Trình tự đúng trong quy trình tạo động vật chuyển gen là
A. (2) → (3) → (4) → (2)
B. (1) → (3) → (4) → (2)
C. (1) → (4) → (3) → (2)
D. (3) → (4) → (2) → (1)
Câu 16:
Khẳng định nào không đúng khi nói về nhân bản vô tính ở động vật?
A. Nhân bản vô tính ở động vật không xảy ra trong tự nhiên.
B. Trong nhân bản vô tính, con non được sinh ra mà không qua thụ tinh.
C. Sinh đôi cùng trứng cũng được coi là một kiểu nhân bản vô tính tự nhiên.
D. Kĩ thuật này có ý nghĩa quan trọng trong việc nhân bản vô tính động vật biến đổi gen
Câu 17:
Đặc điểm không phải của các thể tạo ra do nhân bản vô tính là:
A. Thường có tuổi thọ ngắn hơn so với các cá thể cùng loài sinh ra bằng phương pháp tự nhiên.
B. Không cần có sự tham gia của nhân tế bào sinh dục
C. Mang các đặc điểm giống hệ cá thể mẹ đã mang thai và sinh ra nó
D. Có kiểu gen giống hệt cá thể cho nhân
Câu 18:
Kĩ thuật di truyền thực hiện ở thực vật thuận lợi hơn ở động vật vì:
A. Các tế bào thực vật có nhân lớn hơn.
B. Các gen ở thực vật không chứa intron
C. Có nhiều loại thể truyền sẵn sàng cho việc truyền ADN tái tổ hợp vào tế bào thực vật
D. Các tế bào xoma ở thực vật có thể phát triển thành cây hoàn chỉnh
Câu 19:
Trong công nghệ tế bào ở động vật do đặc điểm quan trọng nào mà người ta không sử dụng tế bào sinh dưỡng đã phân hóa như ở thực vật để tạo ra cá thể mới?
A. Tế bào động vật không có tính toàn năng.
B. Ở động vật có quá trình phân hóa.
C. Ở động vật không có quá trình phân hóa.
D. Tế bào sinh dưỡng ở động vật không phân bào.
Câu 20:
Có bao nhiêu phương pháp sau đây cho phép tạo ra được nhiều dòng thuần chủng khác nhau chỉ sau một thế hệ?
(1) Nuôi cấy hạt phấn.
(2) Lai xa kết hợp với gây đa bội hóa.
(3) Nuôi cấy mô tế bào thực vật.
(4) Tách phôi thành nhiều phần và cho phát triển thành các cá thể.
(5) Dung hợp 2 tế bào sinh dưỡng cùng loài.
(6) Dung hợp hai tế bào sinh dưỡng khác loài.
A. 4
B. 3
C. 2
D. 1
Câu 21:
Cho các phương pháp sau:
(1) Tự thụ phấn bắt buộc qua nhiều thế hệ đối với cây giao phấn.
(2) Dung hợp tế bào trần khác loài.
(3) Lai giữa các dòng thuần khác nhau tạo ra F1.
(4) Nuôi cấy hạt phấn rồi lưỡng bội hoá các dòng đơn bội.
(5) Tứ bội hóa cơ thể lưỡng bội được tạo ra từ hai dòng bố mẹ thuần chủng khác nhau của cùng một loài.
Có bao nhiêu phương pháp ở trên dùng để tạo ra các dòng thuần ở thực vật
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 22:
Một cây cà chua có kiểu gen AaBB và một cây khoai tây có kiểu gen DDEe, một thực tập sinh tiến hành các thí nghiệm trong phòng thí nghiệm và thu được các kết quả:
(1) Tách các tế bào soma của mỗi cây và nuôi cấy riêng tạo thành cây cà chua AaBB và cây khoai tây DDEe.
(2) Nuôi cấy hạt phấn riêng rẽ của từng cây sau đó lưỡng bội hóa sẽ thu được 8 dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau.
(3) Các cây con được tạo ra do nuôi cấy hạt phấn của từng cây và gây lưỡng bội hóa có kiểu gen AABB, aaBb hoặc DdEE, DDee.
(4) Tiến hành dung hợp tế bào trần và nuôi cấy mô tạo ra cây song nhị bội AaBBDDEe.
Số kết quả đúng là
A. 3
B. 2
C. 1
D. 4
Câu 23:
Một cây cà chua có kiểu gen AaBB và một cây khoai tây có kiểu gen DDEe, một thực tập sinh tiến hành các thí nghiệm trong phòng thí nghiệm và thu được các kết quả:
(1) Tách các tế bào soma của mỗi cây và nuôi cấy riêng tạo thành cây cà chua AaBB và cây khoai tây DDEe.
(2) Nuôi cấy hạt phấn riêng rẽ của từng cây sau đó lưỡng bội hóa sẽ thu được 4 dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau.
(3) Các cây con được tạo ra do nuôi cấy hạt phấn của từng cây và gây lưỡng bội hóa có kiểu gen AABB, aaBB, DDEE, DDee.
(4) Tiến hành dung hợp tế bào trần và nuôi cấy mô tạo ra cây song nhị bội AaBbDdEe.
Số kết quả đúng là
A. 3
B. 1
C. 2
D. 4
Câu 24:
Một nhà nghiên cứu đã lấy hạt phấn của loài thực vật A (2n = 14) thụ phấn cho loài thực vật B (2n = 14) nhưng không thu được hợp tử. Nhưng trong một thí nghiệm tiến hành ghép một cành ghép của loài A lên gốc của loài B thì nhà nghiên cứu bất ngờ phát hiện thấy tại vùng tiếp giáp giữa cành ghép và gốc ghép phát sinh ra một chồi mới có kích thước lớn bất thường. Chồi này sau đó được cho ra rễ và đem trồng thì phát triển thành một cây C. Khi làm tiêu bản và quan sát tế bào sinh dưỡng của cây C thấy có 14 cặp NST tương đồng có hình thái khác nhau. Từ các thí nghiệm trên, có một số nhận xét được rút ra như sau: 1. Thí nghiệm không thu được hợp tử của nhà nghiên cứu trên là do cơ chế cách li sau hợp tử. 2. Cây C là một loài mới. 3. Cây C là kết quả của sự lai xa và đa bội hóa. 4. Cây C mang các đặc tính của hai loài A và B. 5. Cây C không thể được nhân giống bằng phương pháp lai hữu tính. Số nhận xét chính xác là:
1. Thí nghiệm không thu được hợp tử của nhà nghiên cứu trên là do cơ chế cách li sau hợp tử.
2. Cây C là một loài mới.
3. Cây C là kết quả của sự lai xa và đa bội hóa.
4. Cây C mang các đặc tính của hai loài A và B.
5. Cây C không thể được nhân giống bằng phương pháp lai hữu tính.
Số nhận xét chính xác là:
A. 3
B. 1
C. 4
D. 2
Câu 25:
Một nhà nghiên cứu đã lấy hạt phấn của loài thực vật A (2n = 14) thụ phấn cho loài thực vật B (2n = 14) nhưng không thu được hợp tử. Nhưng trong một thí nghiệm tiến hành ghép một cành ghép của loài A lên gốc của loài B thì nhà nghiên cứu bất ngờ phát hiện thấy tại vùng tiếp giáp giữa cành ghép và gốc ghép phát sinh ra một chồi mới có kích thước lớn bất thường. Chồi này sau đó được cho ra rễ và đem trồng thì phát triển thành một cây C. Khi làm tiêu bản và quan sát tế bào sinh dưỡng của cây C thấy có 14 cặp NST tương đồng có hình thái khác nhau. Từ các thí nghiệm trên, có một số nhận xét được rút ra như sau:
1. Thí nghiệm không thu được hợp tử của nhà nghiên cứu trên là do cơ chế cách li sau hợp tử.
2. Cây C là một loài mới.
3. Cây C là kết quả của sự dung hợp tế bào trần.
4. Cây C mang các đặc tính của hai loài A và B.
5. Cây C có thể sinh sản hữu tính.
Số nhận xét chính xác là:
A . 3
B. 4
C. 1
D. 2
Câu 1:
Kĩ thuật đóng vai trò trung tâm của công nghệ gen là:
A. Kĩ thuật tạo tế bào lai
B. Kĩ thuật tạo ADN tái tổ hợp
C. Kĩ thuật cắt gen
D. Kĩ thuật nối gen
Câu 2:
Kĩ thuật quan trọng của công nghệ gen là:
A. Kĩ thuật tạo tế bào lai
B. Kĩ thuật nối gen
C. Kĩ thuật cắt mở vòng plasmid
D. Kĩ thuật tạo ADN tái tổ hợp
Câu 3:
Enzym giới hạn (restrictaza) được dùng trong kĩ thuật di truyền vì nó có khả năng?
A. Phân loại được các gen cần truyền
B. Nối gen cần chuyển vào thể truyền để tạo ADN tái tổ hợp.
C. Nhận biết và cắt ở những điểm xác định.
D. Đánh dấu được thể truyền để dễ nhận biết trong quá trình chuyển gen.
Câu 4:
Enzyme cắt được sử dụng trong kỹ thuật tạo ADN tái tổ hợp là:
A. Restrictaza
B. ligaza
C. amilaza
D. ADN polimeraza
Câu 5:
Trong công nghệ gen, thể truyền là:
A. Một phân tử ADN hoặc ARN
B. Virut hoặc plasmit
C. Virut hoặc vi khuẩn.
D. Vi khuẩn Ecoli.
Câu 6:
Trong kĩ thuật chuyển gen, người ta thường dùng cấu trúc nào sau đây làm thể truyền?
A. Virut hoặc vi khuẩn.
B. Plasmit hoặc vi khuẩn.
C. Virut hoặc plasmit.
D. Plasmit hoặc nấm men.
Câu 7:
Thể truyền không có đặc điểm nào sau đây?
A. Có thể ức chế gen của tế bào nhận để gen cần chuyển biểu hiện tính trạng.
B. Mang được gen cần chuyển
C. Tồn tại độc lập và tự nhân đôi trong tế bào nhân.
D. Có thể cài gen cần chuyển vào bộ gen của tế bào nhận
Câu 8:
Trong kĩ thuật chuyển gen vào tế bào vi khuẩn, thể truyền plasmit cần phải mang gen đánh dấu
A. Để chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào được dễ dàng.
B. Vì plasmit phải có các gen này để có thể nhận ADN ngoại lai.
C. Để giúp enzyme restrictaza cắt đúng vị trí trên plasmit
D. Để dễ dàng phát hiện ra các tế bào vi khuẩn đã tiếp nhận ADN tái tổ hợp
Câu 9:
Người ta phải dùng thể truyền để chuyển một gen từ tế bào cho sang tế bào nhận là vì
A. Nếu không có thể truyền thì gen cần chuyển sẽ không vào được tế bào nhận
B. Nếu không có thể truyền thì gen có vào được tế bào nhận cũng không thể nhân lên và phân li đồng đều về các tế bào con khi tế bào phân chia
C. Nếu không có thể truyền thì khó có thể thu được nhiều sản phẩm của gen trong tế bào nhận
D. Nếu không có thể truyền thì gen sẽ không thể tạo ra sản phẩm trong tế bào nhận
Câu 10:
Khi nói về vai trò của thể truyền plasmit trong kỹ thuật chuyển gen vào tế bào vi khuẩn, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Nếu không có thể truyền plasmit thì các gen của tế bào nhận không phiên mã được.
B. Nhờ có thể truyền plasmit mà gen cần chuyển gắn được vào ADN vùng nhân của tế bào nhận.
C. Nếu không có thể truyền plasmit thì gen cần chuyển sẽ tạo ra quá nhiều sản phẩm trong tế bào nhận.
D. Nhờ có thể truyền plasmit mà gen cần chuyển được nhân lên trong tế bào nhận.
Câu 11:
Trong kĩ thuật chuyển gen, các nhà khoa học thường chọn thể truyền có gen đánh dấu nhằm mục đích nào sau đây?
A. Nhận biết các tế bào đã nhận được ADN tái tổ hợp.
B. Giúp enzim cắt giới hạn (restrictaza) nhận biết vị trí cần cắt trên thể truyền.
C. Dễ dàng chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận
D. Tạo điều kiện cho enzim nối (ligaza) hoạt động tốt hơn.
Câu 12:
Người ta phải dùng thể truyền để chuyển một gen từ tế bào cho sang tế bào nhận là vì
A. Nếu không có thể truyền thì gen cần chuyển sẽ không vào được tế bào nhận
B. Nếu không có thể truyền thì gen có vào được tế bào nhận cũng không thể nhân lên và phân li đồng đều về các tế bào con khi tế bào phân chia
C Nếu không có thể truyền thì khó có thể thu được nhiều sản phẩm của gen trong tế bào nhận
D. Nếu không có thể truyền thì gen sẽ không thể tạo ra sản phẩm trong tế bào nhận
Câu 13:
Khi nói về vai trò của thể truyền plasmit trong kỹ thuật chuyển gen vào tế bào vi khuẩn, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Nếu không có thể truyền plasmit thì các gen của tế bào nhận không phiên mã được.
B. Nhờ có thể truyền plasmit mà gen cần chuyển gắn được vào ADN vùng nhân của tế bào nhận
C. Nhờ có thể truyền plasmit mà gen cần chuyển được nhân lên trong tế bào nhận.
D.Nhờ có thể truyền plasmit mà gen cần chuyển được nhân lên trong tế bào nhận.
Câu 14:
Trong kĩ thuật chuyển gen, các nhà khoa học thường chọn thể truyền có gen đánh dấu nhằm mục đích nào sau đây?
A. Nhận biết các tế bào đã nhận được ADN tái tổ hợp.
B. Giúp enzim cắt giới hạn (restrictaza) nhận biết vị trí cần cắt trên thể truyền.
C. Dễ dàng chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận
D. Tạo điều kiện cho enzim nối (ligaza) hoạt động tốt hơn.
Câu 15:
Bằng cách nào để nhận biết các dòng vi khuẩn đã nhận được ADN tái tổ hợp trong kỹ thuật chuyển gen vào tế bào nhận nhờ thể truyền?
A. Chọn thể truyền có các gen chỉ thị đặc hiệu để nhận biết.
B. Dùng Canxi clonia làm giãn màng tế bào hoặc dùng xung điện.
C. Dùng xung điện để thay đổi tính thấm của màng tế bào đối với axit nucleic.
D. Dùng phương pháp đánh dấu bằng đồng vị phóng xạ.
Câu 16:
Trong công nghệ ADN tái tổ hợp, điều kiện nào sau đây là không cần thiết khi thiết kế một vector chuyển gen
A. Có khởi điểm cho quá trình tái bản.
B. Kích thước càng lớn càng tốt để mang gen.
C. Có trình tự đặc hiệu cho sự nhận biết của enzym cắt giới hạn
D. Có gen đánh dấu để nhận biết sau khi chuyển gen.
Câu 17:
Trong công nghệ ADN tái tổ hợp, điều kiện nào sau đây cần thiết khi thiết kế một vector chuyển gen:
A. Có khởi điểm cho quá trình tái bản.
B. Có gen đánh dấu để nhận biết sau khi chuyển gen.
C. Có trình tự đặc hiệu cho sự nhận biết của enzym cắt giới hạn.
D. Tất cả các ý trên
Câu 18:
Yếu tố nào sau đây không phù hợp với ứng dụng của nó trong kỹ thuật chuyển gen?
A. Ligaza - chỉ được sử dụng trong việc nối đoạn gen cần chuyển vào thể truyền tạo ADN tái tổ hợp.
B. Restrictaza - chỉ được dùng để tạo ra các đầu dính ở thể truyền
C. Plasmit - thể truyền dùng để gắn với đoạn gen cần chuyển tạo ADN tái tổ hợp
D. CaCl2 - hóa chất dùng để làm dãn màng tế bào, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận.
Câu 19:
Yếu tố nào sau đây phù hợp với ứng dụng của nó trong kỹ thuật chuyển gen?
A. Ligaza - dùng để làm dãn màng tế bào, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đưa ADN tái tổ hợp
B. Restrictaza - chỉ được dùng để tạo ra các đầu dính ở thể truyền.
C. Plasmit - thể truyền dùng để gắn với đoạn gen cần chuyển tạo ADN tái tổ hợp.
D. - hóa chất chỉ được sử dụng trong việc nối đoạn gen cần chuyển vào thể truyền tạo ADN tái tổ hợp.
Câu 20:
Phát biểu nào dưới đây về kỹ thuật ADN tái tổ hợp là không đúng?
A. ADN dùng trong kỹ thuật di truyền có thể được phân lập từ những nguồn khác nhau, có thể từ cơ thể sống hoặc tổng hợp nhân tạo.
B. ADN tái tổ hợp có thể được tạo ra do kết hợp ADN từ các tế bào, các cơ thể, các loài khác xa nhau trong hệ thống phân loại
C. Có hàng trăm loại enzym ADN-restrictaza khác nhau, có khả năng nhận biết và cắt phân tử ADN ở những vị trí đặc hiệu, các enzym này chỉ được phân lập từ động vật bậc cao
D. Các enzym ADN polymeraza, ligaza và restrictaza đều được sử dụng trong kỹ thuật di truyền.
Câu 21:
Phát biểu nào dưới đây về kỹ thuật ADN tái tổ hợp là đúng?
A. ADN dùng trong kỹ thuật di truyền chỉ có thể được phân lập từ những nguồn tự nhiên.
B. ADN tái tổ hợp có thể được tạo ra do kết hợp ADN từ các tế bào, các cơ thể, các loài khác xa nhau trong hệ thống phân loại.
C. Có hàng trăm loại enzym ADN-restrictaza khác nhau, có khả năng nhận biết và cắt phân tử ADN ở những vị trí đặc hiệu, các enzym này chỉ được phân lập từ động vật bậc cao.
D. Các enzym ADN polymeraza, ligaza và restrictaza có vai trò giống nhau trong kỹ thuật di truyền nên được sử dụng tùy vào từng quy trình.
Câu 22:
Thao tác nào sau đây thuộc một trong các khâu của kỹ thuật chuyển gen?
A. Dùng các hoocmôn phù hợp để kích thích tế bào lai phát triển thành cây lai.
B. Nối gen của tế bào cho và plasmit của vi khuần tạo nên ADN tái tổ hợp
C. Cho vào môi trường nuôi dưỡng keo hữu cơ pôlietilen glycol để tăng tỉ lệ kết thành tế bào lai.
D. Cho vào môi trường nuôi dưỡng các virut Xenđê đã bị làm giảm hoạt tính để tăng tỉ lệ kết thành tế bào lai
Câu 23:
Quy trình kĩ thuật của liệu pháp gen không có bước nào sau đây?
A. Tế bào mang ADN tái tổ hợp được đưa vào cơ thể bệnh nhân để sản sinh ra những tế bào bình thường thay thế những tế bào bệnh.
B. Dùng vỉut sống trong cơ thể người làm thể truyền sau khi đã loại bỏ đi những gen gây bệnh của virut.
C. Dùng plasmit làm thể truyền để chuyển gen lành vào cơ thể người bệnh
D. Thê truyền được gắn gen lành cho xâm nhập vào tế bào của bệnh nhân
Câu 24:
Người ta sử dụng hoặc xung điện trong bước đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận nhằm:
A. Tạo lực đẩy ADN tái tổ hợp vào bên trong.
B. Làm dãn màng sinh chất của tế bào để phân tử ADN dễ đi vào bên trong
C. Làm dấu hiệu để nhận biết ADN tái tổ hợp trong tế bào nhận
D. Tạo các kênh Protein vận chuyển ADN vào bên trong.
Câu 25:
Trong kỹ thuật di truyền, quy trình chuyển gen được tiến hành theo trình tự:
A. Tạo ADN tái tổ hợp → đưa ADN tái tổ hợp vào trong tế bào nhận → phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp
B. Tạo ADN tái tổ hợp → phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp → đưa ADN tái tổ hợp vào trong tế bào nhận
C. Đưa ADN tái tổ hợp vào trong tế bào nhận → phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp → Tạo ADN tái tổ hợp
D. Đưa ADN tái tổ hợp vào trong tế bào nhận → Tạo ADN tái tổ hợp → phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp
Câu 1:
Cho một số thao tác cơ bản trong quy trình chuyển gen tạo ra chủng vi khuẩn có khả năng tổng hợp insulin của người như sau:
(1) Tách plasmit từ tế bào vi khuẩn và tách gen mã hoá insulin từ tế bào người.
(2) Phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp mang gen mã hoá insulin của người.
(3) Chuyển ADN tái tổ hợp mang gen mã hoá insulin của người vào tế bào vi khuẩn.
(4) Tạo ADN tái tổ hợp mang gen mã hoá insulin của người.
Trình tự đúng là:
A. 1) → (2) → (3) → (4).
B. (2) → (4) → (3) → (1).
C. (2) → (1) → (3) → (4).
D. (1) → (4) → (3) → (2).
Câu 2:
Restrictara và ligaza tham gia vào công đoạn nào sau đây trong kĩ thuật chuyển gen?
A. Tách ADN nhiễm sắc thể của tế bào cho và tách ADN plasmit ra khỏi tế bào.
B. Cắt, nối ADN của tế bào cho và ADN plasmit ở những điểm xác định tạo ADN tái tổ hợp
C. Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận
D. Tạo điều kiện cho gen đã ghép được biểu hiện
Câu 3:
Cho các phát biểu sau đây về kỹ thuật chuyển gen:
(1) Gen cần chuyển có thể lấy trực tiếp từ tế bào sống hoặc được tổng hợp nhân tạo.
(2) Gen cần chuyển và thể truyền cần được cắt bởi cùng một loại enzim ligaza.
(3) Tế bào nhận gen có thể là sinh vật nhân sơ hoặc nhân thực.
(3) Một số ADN tái tổ hợp có thể xâm nhập vào tế bào nhận mà không cần phải làm dãn màng sinh chất của tế bào nhận.
Số phát biểu đúng là:
A. 2
B. 3
C. 4
D. 1
Câu 4:
Người ta cắt đoạn ADN mang gen qui định tổng hợp insulin từ gen của người rồi nối vào một phân tử plamit nhờ các enzim cắt và nối. Khẳng định nào sau đây là không đúng
A. Phân tử ADN được tạo ra sau khi ghép gen được gọi là AND tái tổ hợp
B. ADN tái tổ hợp này có khả năng xâm nhập vào tế bào nhận bằng phương pháp tải nạp
C. ADN tái tổ hợp này thường được đưa vào tế bào nhận là tế bào vi khuẩn
D. ADN tái tổ hợp này có khả năng nhân đôi độc lập với AND NST của tế bào nhận
Câu 5:
Trong kĩ thuật di truyền, trật tự các bước nhằm tạo một plasmit ADN tái tổ hợp là:
A. Tinh sạch ADN mang gen mong muốn - gắn ADN mang gen vào ADN của plasmit.
B. Tinh sạch ADN mang gen mong muốn - cắt ADN mang gen và ADN của plasmit bởi cùng một enzyme - dùng enzyme gắn đoạn ADN mang gen vào ADN plasmit, đóng vòng ADN plasmit
C. Tinh sạch ADN mang gen mong muốn - đưa đoạn ADN này vào tế bào chất của vi khuẩn - dùng enzyme gắn đoạn ADN này với ADN vi khuẩn.
D. Tinh sạch ADN mang gen mong muốn - trộn các đoạn ADN đã phân lập với vi khuẩn chủ đã xử lí bằng CaCl2 - gắn đoạn ADN mang gen vào plasmit có mặt trong tế bào chất của vi khuẩn.
Câu 6:
Người ta dùng kĩ thuật chuyển gen để chuyển gen kháng thuốc kháng sinh tetraxiclin vào vi khuẩn E. coli không mang gen kháng thuốc kháng sinh. Để xác định đúng dòng vi khuẩn mang ADN tái tổ hợp mong muốn, người ta đem nuôi các dòng vi khuẩn này trong một môi trường có nồng độ tetraxiclin thích hợp. Dòng vi khuẩn mang ADN tái tổ hợp mong muốn sẽ
A. Bị tiêu diệt hoàn toàn.
B. Sinh trưởng và phát triển bình thường.
C. Tồn tại một thời gian nhưng không sinh trưởng và phát triển.
D. Sinh trưởng và phát triển bình thường khi thêm vào môi trườņg một loại thuốc kháng sinh khác.
Câu 7:
Người ta dùng kĩ thuật chuyển gen để chuyển gen kháng thuốc kháng sinh tetraxiclin vào vi khuẩn E. coli không mang gen kháng thuốc kháng sinh. Để xác định đúng dòng vi khuẩn có mang ADN tái tổ hợp mong muốn, người ta đem nuôi các dòng vi khuẩn này trong:
A. Môi trường có nồng độ tetraxiclin thích hợp.
B. Môi trường không có tetraxiclin.
C. Môi trường có nồng độ kháng sinh loại bất kì.
D. Môi trường có kháng sinh khác nhưng không có tetraxiclin.
Câu 8:
Phương pháp nào sau đây không tạo ra được sinh vật biến đổi gen?
A. Loại bỏ hoặc làm bất hoạt một gen nào đó trong hệ gen.
B. Làm biến đổi một gen đã có sẵn trong hệ gen.
C. Tổ hợp lại các gen vốn có của bố mẹ bằng lai hữu tính.
D. Đưa thêm một gen của loài khác vào hệ gen
Câu 9:
Tạo sinh vật biến đổi gen bằng các phương pháp nào sau đây:
1. Đưa thêm gen lạ vào hệ gen
2. Thay thế nhân tế bào
3. Làm biến đổi một gen đã có sẵn trong hệ gen
4. Lai hữu tính giữa các dòng thuần chủng
5. Loại bỏ hoặc làm bất hoạt một gen nào đó trong hệ gen
Phương án đúng là:
A. 1, 3, 5
B. 1, 2, 3
C. 2, 4, 5
D. 3, 4,
Câu 10:
Thành tựu nào sau đây không được tạo ra từ ứng dụng công nghệ gen?
1. Lúa chuyển gen tổng hợp β caroten
2. Vi khuẩn E.coli sản xuất insulin của người
3. Cừu chuyển gen tổng hợp protein huyết thanh của người
4. Tạo giống ngô DT4 có năng suất cao, hàm lượng protein cao.
5. Chuột nhắt có gen hormone sinh trưởng của chuột cống.
6. Cừu Dolly được tạo ra bằng sinh sản vô tính
A. 1, 3
B. 2, 4
C. 3, 5
D. 4, 6
Câu 11:
Cho các thành tựu sau:
(1) Tạo giống cà chua có gen làm chín quả bị bất hoạt.
(2) Tạo cừu sản sinh protein người trong sữa.
(3) Tạo giống lúa"gạo vàng" có khả năng tổng hợp β-caroten trong hạt.
(4) Tạo giống dưa hấu đa bội.
(5) Tạo giống lúa lai HYT 100 với dòng mẹ là I 58025A và dòng bố là R100, HYT 100 có năng suất cao, chất lượng tốt, thời gian sinh trưởng ngắn.
(6) Tạo giống nho quả to, không hạt, hàm lượng đường tăng.
(7) Tạo chủng vi khuẩn E.coli sản xuất insulin của người.
(8) Nhân nhanh các giống cây trồng quý hiếm, tạo nên quần thể cây trồng đồng nhất về kiểu gen.
(9) Tạo giống bông kháng sâu hại
Số thành tựu được tạo ra bằng phương pháp công nghệ gen là
A. 3
B. 4
C. 6
D. 5
Câu 12:
Chuyển gen tổng hợp chất kháng sinh của xạ khuẩn (Penucilium sp) vào vi khuẩn (E.coli) người ta đã giải quyết được vấn đề gì trong sản xuất kháng sinh
A. Rút ngắn thời gian
B. Nâng cao chất lượng sản phẩm.
C. Hạ giá thành sản phẩm.
D. Tăng sản lượng.
Câu 13:
Điểm khác biệt cơ bản trong quy trình tạo chủng vi khuẩn sản xuất insulin của người và tạo chủng vi khuẩn sản xuất somatostatin là
A. Loại tế bào nhận
B. Nguồn gốc của thể truyền.
C. Gen cần chuyển.
D. Đặc điểm cấu trúc của ADN tái tổ hợp.
Câu 14:
Trong tạo giống thực vật bằng công nghệ gen, để đưa gen vào trong tế bào thực vật có thành phần xenlulozo, phương pháp không được sử dụng là:
A. Chuyển gen trực tiếp qua ống phấn
B. Chuyển gen bằng thực khuẩn thể.
C. Chuyển gen bằng plasmit
D. Chuyển gen bằng súng bắn gen.
Câu 15:
Phương pháp không được sử dụng để chuyển gen ở thực vật là?
A. Chuyển gen trực tiếp qua ống phấn.
B. Chuyển gen bằng plasmit.
C. Dùng súng bắn gen.
D. Chuyển gen nhờ phagơ lamda.
Câu 16:
Để sản xuất insulin trên qui mô công nhiệp người ta chuyển gen mã hóa insulin ở người vào vi khuẩn E. coli bằng cách phiên mã ngược mARN của gen người thành ADN rồi mới tạo ADN tái tổ hợp và chuyển vào E. coli. Số giải thích đúng về cơ sở khoa học của việc làm trên là:
1. ADN của người tồn tại trong nhân nên không thể hoạt động được trong tế bào vi khuẩn.
2. Gen của người không thể phiên mã được trong tế bào vi khuẩn.
3. Sẽ không tạo ra được sản phẩm mong muốn vì cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử của E. coli không phù hợp với ADN tái tổ hợp mang gen người.
4. Sẽ không tạo ra được sản phẩm như mong muốn vì cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử của E. coli không phù hợp với hệ gen người.
A. 3
B. 2
C. 4
D. 1
Câu 17:
Để tổng hợp insulin bằng công nghệ gen, người ta gắn gen quy định tổng hợp insulin của người vào plasmit của vi khuẩn tạo ADN tái tổ hợp. Sau đó cho ADN tái tổ hợp xâm nhập vào vi khuẩn E. coli và nhờ sự nhân lên của vi khuẩn E. coli để tạo ra số lượng lớn sản phẩm. Có bao nhiêu kết luận đúng về quá trình trên?
1. Phân tử ADN tái tổ hợp nhân đôi độc lập với ADN của vi khuẩn E. coli.
2. Sau khi ADN tái tổ hợp xâm nhập vào tế bào vi khuẩn E. coli thì gen quy định tổng hợp insulin tách ra và nhân lên độc lập.
3. Phân tử ADN tái tổ hợp cài xen vào hệ gen vùng nhân của vi khuẩn E. coli.
4. Sản phẩm thu được sau khi nuôi cấy vi khuẩn E. coli là số lượng lớn các phân tử ADN tái tổ hợp.
A. 3
B. 4
C. 1
D. 2
Câu 18:
Trong kỹ thuật chuyển gen nhờ thể truyền là plasmit, người ta phải thực hiện hai thao tác cắt vật liệu di truyền là cắt mở vòng plasmit và cắt lấy gen cần chuyển bằng enzim cắt giới hạn. Số loại enzim cắt giới hạn cần dùng để tạo ra một phân tử ADN tái tổ hợp là:
A. 2
B. 4
C. 3
D. 1
Câu 19:
Trong kỹ thuật chuyển gen nhờ thể truyền là plasmit, người ta phải thực hiện hai thao tác cắt vật liệu di truyền là cắt mở vòng plasmit và cắt lấy gen cần chuyển. Nhưng chỉ cần một enzim cắt giới hạn vì:
A. Chỉ tồn tại một loại enzim cắt duy nhất
B. Mỗi loại enzim cắt phù hợp với một gen duy nhất
C. Cùng một loại enzim cắt sẽ tạo ra các đầu dính phù hợp để chúng có thể nối lại với nhau.
D. Gen cần chuyển và plassmit có những đoạn giống nhau nên chỉ cần dùng một loại enzim