Công nghệ 12 Bài 23: Mạch điện xoay chiều ba pha
Công nghệ 12 Bài 23: Mạch điện xoay chiều ba pha
Câu hỏi giữa bài
Câu hỏi Bài 23 trang 90 Công nghệ 12: Cách nối dây này thực tế ít dùng, em hãy giải thích tại sao?
Trả lời:
Vì điện áp giữa các pha không ổn định khi thay đổi hơn nữa lại dùng nhiều dây dẫn (6 dây).
Câu hỏi Bài 23 trang 92 Công nghệ 12: Quan sát hình 23 -10, nguồn điện và các tải ba pha 1, 2, 3 được nối hình gì?
Trả lời:
- Nguồn điện: Nối hình sao có dây trung tính.
- Tải 1: Nối hình sao không có dây trung tính.
- Tải 2: Nối hình tam giác.
- Tải 3: Nối hình sao có dây trung tính.
Câu hỏi Bài 23 trang 94 Công nghệ 12: Giải thích vì sao nguồn điện thường được nối hình sao?
Trả lời:
Khi nối nguồn điện hình sao sẽ cho 2 giá trị điện áp nên ta có thể đấu nối các tải ở 2 cấp điện áp khác nhau.
Ví dụ nguồn điện cấp cho các hộ gia đình thường có các giá trị điện áp:
- Up = 220 V cấp cho các thiết bị điện sinh hoạt: bóng điện, quạt, tivi, tủ lanh,…
- Ud = 380 V cấp cho động cơ điện 3 pha: máy sát gạo,…
Câu hỏi Bài 23 trang 94 Công nghệ 12: Quan sát hình 23 – 11, các đèn được đấu hình gì? Khi tắt các đèn pha C, hầu như đèn các pha B và pha A vẫn sáng bình thường? Tại sao?
Trả lời:
- Các đèn được đấu hình tam giác (đầu pha này nối với cuối pha kia theo thứ tự pha)
- Khi tắt các đèn pha C, hầu như đèn các pha B và pha A vẫn sáng bình thường vì các bóng đèn được nối một đầu với dây trung tính và đầu kia nối với 1 trong 3 pha A, B, C độc lập nhau nên điện áp giữa các bóng đèn cũng độc lập với nhau.
Câu hỏi & Bài tập
Bài 1 trang 94 Công nghệ 12: Nêu các phần tử của mạch điện ba pha và chức năng của chúng.
Trả lời:
* Mạch điện ba pha gồm nguồn điện ba pha, đường dây ba pha và các tải ba pha.
* Chức năng của chúng:
- Nguồn điện ba pha: để tạo ra dòng điện xoay chiều ba pha.
- Đường dây ba pha: dẫn điện.
- Các tải ba pha: Tiêu thụ điện năng.
Bài 2 trang 94 Công nghệ 12: Nêu tác dụng của dây trung tính trong mạch điện ba pha bốn dây.
Trả lời:
Tác dụng của dây trung tính trong mạch điện ba pha bốn dây là:
- Tạo ra hai trị số điện áp khác nhau → thuân tiện cho việc sử dụng đồ điện.
- Giúp điện áp trên các tải hầu như vẫn giữ được bình thường, không vượt quá điện áp định mức.
Bài 3 trang 94 Công nghệ 12: Mạch điện ba pha ba dây, điện áp dây 380V, tải là ba điện trở R bằng nhau, nối tam giác. Cho biết dòng điện trên đường dây bằng 80A. Vẽ sơ đồ nối dây của mạch điện ba pha trên và xác định trị số dòng điện pha của tải. Tính điện trở R trên mỗi pha của tải.
Trả lời:
Tải nối tam giác → Id = √3 Ip, Ud = Up = 380 V.
→ Ip = 1/√3 Id = 41,2 A.
Điện trở mỗi pha R1 = R2 = R3 = R = Up / Ip = 380 / 41,2 = 9,22 Ω.
Bài 4 trang 94 Công nghệ 12: Tải thứ nhất là 9 bóng đèn (số liệu của mỗi bóng đèn là P = 100 W, U = 220 V); tải thứ hai là một lò điện trở ba pha (điện trở mỗi pha R = 30 Ω, U = 380 V). Các tải trên được nối vào mạch điện ba pha bốn dây có điện áp 220/380 V.
a) Giải thích 220 V là điện áp gì? 380 V là điện áp gì?
b) Xác định cách nối dây của mỗi pha tải (thành hình sao hoặc hình tam giác) và giải thích vì sao phải nối dây như vậy?
c) Vẽ cách nối dây của mạch điện ba pha trên.
d) Tính dòng điện pha và dòng điện dây của mỗi tải.
Trả lời:
a) Điện áp 220 V là điện áp pha.
Điện áp 380 V là điện áp dây.
b) Tải thứ nhất nối hình sao có dây trung tính để Ud = √3 Up → Up = 220 V là điện áp định mức của các bóng đèn trong tải.
Tải thứ hai nối hình sao có dây trung tính hoặc nối hình tam giác. Vì điện áp định mức của tải là 380 = Ud mà Up ⇐ Ud nên có thể nối theo cả hai cách.
c) Sơ đồ cách nối dây của mạch điện ba pha trên:
d)
* Tải số 1 nối dây hình sao
* Tải số 2:
- Trường hợp nối hình sao:
- Trường hợp nối hình tam giác:
Up = Ud = 380 V.
+ Dòng điện pha của tải:
+ Dòng điện dây của tải: