Giải vở bài tập Vật Lí 6 Bài 1: Đo độ dài


Giải vở bài tập Vật Lí lớp 6 Bài 1: Đo độ dài

Bài 1: Đo độ dài

Nhằm mục đích giúp học sinh dễ dàng làm bài tập về nhà trong Vở bài tập Vật Lí lớp 6, chúng tôi biên soạn giải vở bài tập Vật Lí lớp 6 Bài 1: Đo độ dài hay nhất, ngắn gọn bám sát nội dung sách Vở bài tập Vật Lí 6.

A - Học theo SGK

I - ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI

Câu C1 trang 3 Vở bài tập Vật Lí 6: Điền số thích hợp điền vào các chỗ trống sau:

Lời giải:

1m = 10dm;       1m = 100cm;

1cm = 10mm;       1km = 1000m.

Câu C2 trang 3 Vở bài tập Vật Lí 6:

Lời giải:

Dùng thước kiểm tra, em thấy đoạn ước lượng độ dài 1m của em có độ dài là: bằng 6 gang tay (một gang tay của em khoảng 16cm), sau đó em dùng thước có chia khoảng kiểm tra lại ước lượng của em khi dùng gang tay là 96cm.

Câu C3 trang 3 Vở bài tập Vật Lí 6:

Lời giải:

Uớc lượng độ dài gang tay của mình là khoảng 15cm.

Dùng thước đo độ dài của gang tay em là: 16cm.

II - ĐO ĐỘ DÀI

1. Tìm hiểu dụng cụ đo độ dài.

Câu C4 trang 3 Vở bài tập Vật Lí 6: Hình 1.1 cho biết:

Lời giải:

a) Thợ mộc dùng thước dây (thước cuộn).

b) Học sinh (HS) dùng thước kẻ.

c) Người bán vải dùng thước mét (thước thẳng).

Câu C5 trang 3 Vở bài tập Vật Lí 6:

Lời giải:

GHĐ của thước mà em có là: 20cm hoặc 30cm.

ĐCNN của thước mà em có là: 1mm.

Câu C6 trang 3 Vở bài tập Vật Lí 6:

Lời giải:

a) Để đo chiều rộng của cuốn Vật lí 6, nên dùng thước có GHĐ 20cm và ĐCNN 1mm.

b) Để đo chiều dài cuốn sách Vật lí 6, nên dùng thước có GHĐ 30cm và ĐCNN 1mm.

c) Để đo độ dài của bàn học, nên dùng thước thước có GHĐ 1m và ĐCNN 1cm.

Câu C7 trang 4 Vở bài tập Vật Lí 6:

Lời giải:

Để đo chiều dài của mảnh vải, các số đo cơ thể của khách hàng, thợ may thường dùng thước dây có GHĐ 1m hoặc 0,5m.

2. Đo độ dài

Bài 1: Đo độ dài

Ghi nhớ:

- Đơn vị đo độ dài hợp pháp của nước Việt Nam là mét (m).

1km = 1000m; 1m = 1000mm; 1cm = 10mm.

- Khi dùng thước đo cần biết giới hạn đo (GHĐ) và ĐCNN của thước:

GHĐ là độ dài lớn nhất ghi trên thước. Độ chia nhỏ nhất của thước (ĐCNN) của thước là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.

B - Giải bài tập

1. Bài tập trong SBT

Bài 1-2.1 trang 4 Vở bài tập Vật Lí 6: Cho thước mét trong hình 1.1:

Bài 1: Đo độ dài

Giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước trong hình 1.1 là:

A. 1m và 1mm.

B. 10dm và 0,5cm.

C. 100cm và 1cm.

D. 100cm và 0,2cm.

Hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng.

Chọn B.

Vì thước có độ dài lớn nhất ghi trên thước là 100cm = 10dm nên GHĐ của thước là 10dm.

Độ dài giữa 2 vạch chia liên tiếp trên thước là 1 : 2 = 0,5 cm nên ĐCNN của thước là 0,5cm.

Bài 1-2.2 trang 5 Vở bài tập Vật Lí 6: Trong số các thước dưới đây, thước nào thích hợp nhất để đo độ dài sân trường em?

A. Thước thẳng có GHĐ 1m và ĐCNN 1mm.

B. Thước cuộn có GHĐ 5m và ĐCNN 5mm.

C. Thước dây có GHĐ 150cm và ĐCNN 1mm.

D. Thước thẳng có GHĐ 1m và ĐCNN 1cm.

Lời giải:

Chọn B.

Vì độ dài của sân trường tương đối lớn, khoảng vài chục mét nên dùng thước cuộn có GHĐ lớn nhất để đo chiều dài sân trường với số lần đo ít nhất.

Tuy ĐCNN của thước B (là 5mm) lớn hơn thước A và C (là 1mm), nhưng dùng thước B vẫn phù hợp so với chiều dài sân trường (sai số nhỏ hơn 1 % là chấp nhận được).

Bài 1-2.4 trang 5 Vở bài tập Vật Lí 6:

Lời giải:

- Chọn thước kẻ có GHĐ 20cm và ĐCNN 1mm để đo bề dày cuốn Vật lí 6, vì bề dày của cuốn sách nhỏ, nên dùng thước có ĐCNN càng nhỏ càng thì việc đo và kết quả đo sẽ càng dễ và chính xác hơn.

- Chọn thước thẳng có GHĐ 1,5m và ĐCNN 1cm để đo chiều dài lớp học của em, vì độ dài lớp học tương đối lớn, khoảng vài mét nên dùng thước có GHĐ lớn nhất để đo chiều dài lớp học với số lần đo ít nhất.

- Chọn thước dây có GHĐ 1m và ĐCNN 0,5cm để đo chu vi miệng cốc, vì chu vi miệng cốc là dộ dài cong nên chọn thước dây để đo sẽ chính xác hơn.

2. Bài tập tương tự

Bài 1a trang 6 Vở bài tập Vật Lí 6: GHĐ và ĐCNN của thước vẽ ở hình 1.2 là:

A. 50cm và 0,1cm.

B. 5dm và 1mm.

C. 0,5m và 1cm.

D. 50cm và 10cm.

Hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng.

Chọn B.

Thước có GHĐ là 50cm = 5dm và ĐCNN là 1cm : 10 = 0,1cm = 1mm.

Bài 1b trang 6 Vở bài tập Vật Lí 6: Trong số các thước dưới đây, thước nào thích hợp nhất để đo chu vi đường tròn, thước nào thích hợp nhất để đo chu vi đường tròn, thước nào thích hợp nhất để đo chiều dài súc vải?

A. Thước thẳng có GHĐ 1 m và ĐCNN 1 mm.

B. Thước cuộn có GHĐ 5 m và ĐCNN 5 mm.

C. Thước dây có GHĐ 150cm và ĐCNN 1 mm.

D. Thước thẳng có GHĐ 1 m và ĐCNN 1 cm.

Lời giải:

Chọn C và A.

C. Để đo chu vi đường tròn ta dùng thước dây có GHĐ 150cm và ĐCNN 1 mm.

A. Để đo chiều dài súc vải ta dùng thước thẳng có GHĐ 1 m và ĐCNN 1 mm.

Bài 1c trang 6 Vở bài tập Vật Lí 6: Làm thế nào để đo chu vi của đường tròn bằng một thước kẻ và một sợi dây?

Lời giải:

Đầu tiên ta lấy sợi dây giữ một đầu ở đường tròn (đánh dấu đầu này trên đường tròn), đầu còn lại của sợi dây được di chuyển theo đường tròn sao cho dây luôn căng thẳng, khi đó chọn 1 vị trí mà 2 đầu dây có khoảng cách lớn nhất, ta đánh dấu vị trí này rồi dùng thước kẻ đo khoảng cách 2 đầu sợi dây, đây chính là đường kính vòng tròn.

Chu vi của đường tròn = đường kính x 3,14.

Do đó ta xác định được chu vi của hình tròn.

Xem thêm các bài Giải vở bài tập Vật Lí lớp 6 hay, ngắn gọn khác: