Giải vở bài tập Vật Lí 6 Bài 30: Tổng kết chương 2: Nhiệt học


Giải vở bài tập Vật Lí lớp 6 Bài 30: Tổng kết chương 2: Nhiệt học

Bài 30: Tổng kết chương 2: Nhiệt học

Nhằm mục đích giúp học sinh dễ dàng làm bài tập về nhà trong Vở bài tập Vật Lí lớp 6, chúng tôi biên soạn giải vở bài tập Vật Lí lớp 6 Bài 30: Tổng kết chương 2: Nhiệt học hay nhất, ngắn gọn bám sát nội dung sách Vở bài tập Vật Lí 6.

A - Học theo SGK

I - ÔN TẬP

Trước khi trả lời các câu hỏi trong phần này, các em cần tiến hành ôn tập các bài trong chương II bằng cách:

- Đọc lại tất cả các bài trong chương (từ bài 18 đến bài 29).

- Học thuộc phần ghi nhớ của tất cả các bài trên.

Trả lời câu hỏi

1. Khi nhiệt độ tăng, thể tích các chất tăng.

Khi nhiệt độ giảm, thể tích các chất giảm.

2. Chất nở vì nhiệt nhiều nhất là chất khí.

Chất nở vì nhiệt ít nhất là chất rắn.

3. Ví dụ chứng tỏ sự co dãn vì nhiệt khi bị ngăn trở có thể gây ra những lực rất lớn:

- Vào mùa hè, khi nhiệt độ tăng quá nhiều, các thay ray đường tàu hoả nở ra làm các thay ray bị uốn cong.

- Ở câu (câu 1 bài 21). Khi nóng lên thanh thép nở dài ra làm chốt ngang bị gãy.

4. * Nhiệt kế hoạt động dựa trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt của các chất.

* Tên và công dụng của các nhiệt kế thường gặp trong đời sống:

+ Nhiệt kế rượu dùng để đo nhiệt độ không khí.

+ Nhiệt kế y tế dùng để đo nhiệt độ của người hay gia súc (khi bị sốt).

+ Nhiệt kế thuỷ ngân dùng để đo nhiệt độ sôi của nước hoặc những vật có nhiệt độ cao hơn 100oC (GHĐ của nhiệt kế thuỷ ngân là: 130oC).

5. Tên gọi các sự chuyển thể

Bài 30: Tổng kết chương 2: Nhiệt học

(1) nóng chảy       (2) bay hơi

(3) đông đặc       (4) ngưng tụ

6. Mỗi chất nóng chảy và đông đặc ở cùng một nhiệt độ nhất định.

Nhiệt độ này gọi là nhiệt độ nóng chảy.

7. Trong thời gian nóng chảy, nếu ta vẫn tiếp tục đun, nhiệt độ của chất rắn không thay đổi.

8. Chất lỏng bay hơi ở bất kỳ nhiệt độ nào.

Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thộc vào các yếu tố sau đây:

      1. Nhiệt độ.

      2. Gió.

      3. Diện tích mặt thoáng.

9. Một chất lỏng, cho dù có tiếp tục đun vẫn không tăng nhiệt độ ở nhiệt độ sôi.

Sự bay hơi của chất lỏng ở nhiệt độ này có đặc điểm: bay hơi cả ở trong lòng lẫn trên mặt thoáng của chất lỏng, tạo ra các bọt khí trong lòng và trên mặt thoáng chất lỏng.

II – VẬN DỤNG

1. Trong các cách sắp xếp dưới đây cho các chất nở vì nhiệt từ ít tới nhiều, cách sắp xếp nào đúng?

A. Rắn - lỏng - khí.

B. Lỏng - rắn - khí.

C. Rắn - khí - lỏng.

D. Lỏng - khí - rắn.

Chọn câu A: Rắn - lỏng - khí.

2. Nhiệt kế nào trong các nhiệt kế sau đây có thể dùng để đo nhiệt độ của hơi nước đang sôi?

A. Nhiệt kế rượu.

B. Nhiệt kế y tế.

C. Nhiệt kế thuỷ ngân.

D. Cả ba loại trên đều không dùng được.

Chọn câu C.

Vì nhiệt kế thuỷ ngân dùng đế đo nhiệt độ sôi của nước hoặc những vật có nhiệt độ cao hơn 100oC (GHĐ của nhiệt kế thuỷ ngân là: 130oC). Nhiệt kế rượu và nhiệt kế y tế đều có GHĐ nhỏ hơn 100oC nên không dùng để đo nhiệt độ hơi nước đang sôi (100oC) được.

3. Trên đường ống dẫn hơi phải có những đoạn được uốn cong để khi có hơi nóng chạy qua ống, ống có thể nở dài ra mà không bị ngăn cản còn khi có hơi lạnh qua thì ống có thể co lại ⇒ không tạo ra áp lực lớn làm hư hỏng đường ống.

Hình 30.1 vẽ nét đứt là vẽ đoan ống chưa nóng lên, lạnh đi. Hãy vẽ bằng nét liền mô tả đoạn ống này khi đường ống nóng lên, lạnh đi.

+ Đường ống nóng lên:

Bài 30: Tổng kết chương 2: Nhiệt học

+ Đường ống lạnh đi:

Bài 30: Tổng kết chương 2: Nhiệt học

4. Dựa vào số liệu trong bảng 30.1 ta thấy :

a) Chất có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là sắt.

b) Chất có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là rượu.

c) Có thế dùng nhiệt kế rượu để đo những nhiệt độ thấp tới -50oC vì ở nhiệt độ này rượu vẫn ở thể lỏng.

Dùng nhiệt kế thuỷ ngân không dùng để đo những nhiệt độ này vì ở nhiệt độ này thủy ngân đã đông đặc.

d) - Ở nhiệt độ của lớp học các chất ở thể rắn: nhôm, sắt, đồng, muối ăn.

- Ở nhiệt độ của lớp học các chất ở thể lỏng: nước, rượu, thủy ngân.

- Ở nhiệt độ lớp học, có thể có hơi của các chất sau đây: hơi nước, hơi rượu, hơi thủy ngân.

5. Ý kiến đúng là ý kiến của Bình, vì ta chỉ cần để ngọn lửa nhỏ đủ cho nồi khoai ở nhiệt độ sôi của nước.

6. a) Đoạn BC ứng với quá trình nước đá đang tan (0oC).

Đoạn DE ứng với quá trình nước đang sôi (100oC).

b) Đoạn AB ứng với quá trình nước tồn tại ở thể rắn.

Đoạn CD ứng với quá trình nước tồn tại ở thể lỏng.

Xem thêm các bài Giải vở bài tập Vật Lí lớp 6 hay, ngắn gọn khác: