Giải vở bài tập Vật Lí 6 Bài 6: Lực - Hai lực cân bằng
Giải vở bài tập Vật Lí lớp 6 Bài 6: Lực - Hai lực cân bằng
Nhằm mục đích giúp học sinh dễ dàng làm bài tập về nhà trong Vở bài tập Vật Lí lớp 6, chúng tôi biên soạn giải vở bài tập Vật Lí lớp 6 Bài 6: Lực - Hai lực cân bằng hay nhất, ngắn gọn bám sát nội dung sách Vở bài tập Vật Lí 6.
A - Học theo SGK
I – LỰC
1. Thí nghiệm.
Câu C1 trang 23 Vở bài tập Vật Lí 6: Khi ta đẩy xe cho nó ép lò xo lại thì:
Lời giải:
- Lò xo lá tròn tác dụng lên xe một lực đẩy.
- Xe cũng tác dụng lên lò xo lá tròn 1 lực đẩy.
Câu C2 trang 23 Vở bài tập Vật Lí 6: Khi ta kéo xe cho lò xo dãn ra thì:
Lời giải:
- Lò xo tác dụng lên xe một lực kéo.
- Xe tác dụng lên lò xo 1 lực kéo.
Câu C3 trang 23 Vở bài tập Vật Lí 6: Nhận xét về tác dụng của nam châm lên quả nặng.
Lời giải:
Nam châm đã tác dụng lên quả nặng một lực hút.
Câu C4 trang 23 Vở bài tập Vật Lí 6:
Lời giải:
a) Lò xo lá tròn bị ép đã tác dụng vào xe lăn một lực đẩy. Lúc đó tay ta (thông qua xe lăn) đã tác dụng lên lò xo lá tròn một lực ép làm cho lò xo bị méo đi.
b) Lò xo bị dãn đã tác dụng lên xe lăn một lực kéo. Lúc đó tay ta (thông qua xe lăn) đã tác dụng lên lò xo một lực kéo làm cho lò xo bị dãn dài ra.
c) Nam châm đã tác dụng lên quả nặng một lực hút.
II - PHƯƠNG VÀ CHIỀU CỦA LỰC
Câu C5 trang 24 Vở bài tập Vật Lí 6:
Lời giải:
Lực do nam châm tác dụng lên quả nặng có phương dọc theo trục của thanh nam châm và chiều hướng từ quả nặng về phía nam châm.
III – HAI LỰC CÂN BẰNG
Câu C6 trang 24 Vở bài tập Vật Lí 6:
Lời giải:
- Nếu đội kéo co bên trái mạnh hơn, sợi dây sẽ chuyển động về bên trái.
- Nếu đội kéo co bên trái yếu hơn, sợi dây sẽ chuyển động về phía phải.
- Nếu hai đội kéo co mạnh ngang nhau, sợi dây sẽ đứng yên.
Câu C7 trang 24 Vở bài tập Vật Lí 6: Hai lực mà hai đội tác dụng vào sợi dây có:
Lời giải:
- Phương cùng nhau.
- Chiều trái ngược nhau.
Câu C8 trang 24 Vở bài tập Vật Lí 6:
Lời giải:
a) Nếu hai đội kéo co mạnh ngang nhau thì họ sẽ tác dụng lên dây hai lực cân bằng. Sợi dây chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì sẽ đứng yên.
b) Lực do đội bên phải tác dụng lên dây có phương dọc theo sợi dây, có chiều hướng về bên phải. Lực do đội bên trái tác dụng lên sợi dây có phương dọc theo sợi dây và có chiều hướng về bên trái.
c) Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều tác dụng vào cùng một vật.
IV – VẬN DỤNG
Câu C9 trang 24 Vở bài tập Vật Lí 6:
Lời giải:
a) Gió tác dụng vào buồm một lực đẩy.
b) Đầu tàu tác dụng vào toa tàu một lực kéo.
Câu C10 trang 24 Vở bài tập Vật Lí 6: Ví dụ về hai lực cân bằng.
Lời giải:
+ Chiếc quạt đang đứng yên trên trần nhà (chịu tác dụng lực kéo của trần nhà và trọng lượng của quạt: hai lực này bằng nhau).
+ Quyển sách nằm yên trên bàn (quyển sách chịu lực nâng của bàn và trọng lượng riêng của nó ⇒ hai lực này bằng nhau).
Ghi nhớ:
- Tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác gọi là lực.
- Nếu chỉ có hai lực tác dụng vào cùng một vật mà vật vẫn đứng yên, thì hai lực đó là hai lực cân bằng.
- Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều, tác dụng vào cùng một vật.
B - Giải bài tập
1. Bài tập trong SBT
Bài 6.1 trang 25 Vở bài tập Vật Lí 6: Lấy ngón tay cái và ngón tay trỏ ép hai đầu một lò xo bút bi lại. Nhận xét về tác dụng của ngón tay lên lò xo và của lò xo lên ngón tay. Chọn câu nhận xét đúng?
A. Lực mà ngón tay cái tác dụng lên lò xo và lực mà lò xo tác dụng lên ngón cái là hai lực cân bằng.
B. Lực mà ngón tay trỏ tác dụng lên lò xo và lực mà lò xo tác dụng lên ngón trỏ là hai lực cân bằng.
C. Hai lực mà hai ngón tay tác dụng lên lò xo là hai lực cân bằng.
D. Các câu trả lời A, B, C đều đúng.
Lời giải:
Chọn D.
Các đáp án A,B,C đều là nhận xét đúng về tác dụng của ngón tay lên lò xo và của lò xo lên ngón tay.
Bài 6.2 trang 25 Vở bài tập Vật Lí 6: Dùng các từ thích hợp như: lực đẩy, lực kéo, lực hút, lực nén , lực uốn, lực nâng để điền vào chỗ trống trong các câu dưới đây:
Lời giải:
a. Để nâng một tấm bê tông nặng từ mặt đất lên, cần cẩu đã phải tác dụng vào tấm bê tông một lực nâng. (H 6.1a)
b. Trong khi cày, con trâu đã tác dụng lên cái cày một lực kéo.
c. Con chim đậu vào một cành cây mềm, làm cho cành cây bị cong đi. Con chim đã tác dụng lên cành cây một lực uốn. ( H 6.1c)
d. Khi một lực sĩ bắt đầu ném một quả tạ, lực sĩ đã tác dụng lên quả tạ một lực đẩy. (H 6.1b)
Bài 6.3 trang 25-26 Vở bài tập Vật Lí 6: Tìm những từ thích hợp để điền vào chỗ trống:
Lời giải:
a. Một em bé giữ chặt một đầu dây làm cho quả bóng bay không bay lên được. Quả bóng đã chịu tác dụng của hai lực cân bằng. Đó là lực đẩy lên của không khí và lực giữ dây của em bé (H 6.2a).
b. Một em bé chăn trâu đang kéo sợi dây thừng buộc mũi trâu để lôi trâu đi, nhưng trâu không chịu đi. Sợi dây thừng bị căng ra. Sợi dây thừng đã chịu tác dụng của hai lực cân bằng. Một lực do em bé tác dụng. Lực kia do con trâu tác dụng (H 6.2b).
c. Một chiếc bè nổi trên một dòng suối chảy xiết. Bè không bị trôi vì nó đã được buộc chặt vào một cái cọc bằng một sợi dây. Bè đã chịu tác dụng của hai lực cân bằng: một lực do dòng nước tác dụng, lực kia do sợi dây tác dụng (H 6.2b).
2. Bài tập tương tự
Bài 6a trang 26 Vở bài tập Vật Lí 6: Lấy hai ngón trỏ móc vào một dây cao su tròn rồi kéo cho dây cao su căng ra. Nhận xét nào sau đây về tác dụng của hai ngón trỏ lên dây cao su và dây cao su lên hai ngón này là đúng:
A. Lực mà ngón trỏ của tay phải tác dụng lên dây cao su và lực mà dây cao su tác dụng lên ngón trỏ của tay phải là hai lực cân bằng.
C. Lực mà ngón trỏ của tay trái tác dụng lên dây cao su và lực mà dây cao su tác dụng lên ngón trỏ của tay trái là hai lực cân bằng.
B. Lực mà hai ngón tay tác dụng lên dây cao su là hai lực cân bằng.
D. Các câu trả lời A, B, C đều đúng.
Lời giải:
Chọn B.
Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều, tác dụng vào cùng một vật.
Bài 6b trang 26 Vở bài tập Vật Lí 6: Dùng từ thích hợp trong các từ: lực kéo, lực nâng, lực đẩy, lực nén để điền vào chổ trống trong các câu sau đây:
Lời giải:
a) Một con voi đang kéo một khúc gỗ, con voi đã tác dụng vào khúc gỗ một lực kéo.
b) Một chị lao công đang đẩy xe rác, chị lao công đã tác dụng vào xe một lực đẩy.
c) Một lực sĩ đang cử tạ, lực sĩ đã tác dụng lên các quả tạ một lực nâng.
d) Một bạn dùng bàn tay để nén miếng xốp xuống, bạn này đã tác dụng vào miếng xốp một lực nén.