Giải vở bài tập Vật Lí 6 Bài 13: Máy cơ đơn giản
Giải vở bài tập Vật Lí lớp 6 Bài 13: Máy cơ đơn giản
Nhằm mục đích giúp học sinh dễ dàng làm bài tập về nhà trong Vở bài tập Vật Lí lớp 6, chúng tôi biên soạn giải vở bài tập Vật Lí lớp 6 Bài 13: Máy cơ đơn giản hay nhất, ngắn gọn bám sát nội dung sách Vở bài tập Vật Lí 6.
A - Học theo SGK
I - KÉO VẬT LÊN THEO PHƯƠNG THẲNG ĐỨNG
2. Thí nghiệm
Trọng lượng của vật | .......N |
Tổng hai lực dùng để kéo vật lên | .......N |
Câu C1 trang 45 Vở bài tập Vật Lí 6:
Lời giải:
Từ kết quả thí nghiệm, ta nhận thấy: Lực kéo vật lên bằng (hoặc lớn hơn) trọng lượng của vật.
3. Rút ra kết luận
Câu C2 trang 45 Vở bài tập Vật Lí 6: Chọn từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống trong câu sau:
Lời giải:
Khi kéo vật lên theo phương thắng đứng cần phải dùng lực ít nhất bằng (bao hàm cả từ "lớn hơn") trọng lượng của vật.
Câu C3 trang 45 Vở bài tập Vật Lí 6: Những khó khăn trong cách kéo trục tiếp vật lên theo phương thẳng đứng:
Lời giải:
+ Lực kéo phải ít nhất bằng trọng lượng của vật cho nên những vật có khối lượng lớn nhiều mà sức người bình thường thì có hạn nên có thể không kéo nổi vật lên được.
+ Tư thế đứng để kéo không thuận lợi (dễ ngã, không lợi dụng được trọng lượng của cơ thể, ...).
II – CÁC MÁY CƠ ĐƠN GIẢN
Câu C4 trang 46 Vở bài tập Vật Lí 6:
Lời giải:
a) Máy cơ đơn giản là những dụng cụ giúp thực hiện công việc dễ dàng hơn.
b) Mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc là máy cơ đơn giản.
Câu C5 trang 46 Vở bài tập Vật Lí 6:
Lời giải:
Nếu khối lượng của ống bêtông là 200kg và lực kéo của mỗi người trong hình 13.2 là 400N thì những người này không thể kéo được ống bêtông lên.
Vì: Lực kéo tổng cộng của 4 người là: 400.4 = 1600 (N).
Trọng lượng của ống bêtông là: P = l0m = 10.200 = 2000 (N).
Ta thấy lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật (1600N < 2000N) nên 4 người không thể kéo bêtông thẳng lên được.
Câu C6 trang 46 Vở bài tập Vật Lí 6: Những thí dụ sử dụng máy cơ đơn giản trong cuộc sống:
Lời giải:
- Đòn bẩy: Búa nhổ đinh.
- Xà beng: để bẩy những vật nặng.
- Ròng rọc được sử dụng ở đỉnh cột cờ của trường để kéo lá cờ lên cao.
- Mặt phẳng nghiêng: lăn bằng tay một thùng phi nặng trên tấm vấn từ mặt đường lên xe tải bằng mặt phẳng nghiêng.
Ghi nhớ:
- Để kéo một vật lên theo phương thẳng đứng cần phải dùng lực có cường độ ít nhất bằng trọng lượng của vật.
- Các loại máy cơ đơn giản thường dùng: mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc, ...
B - Giải bài tập
1. Bài tập trong SBT
Bài 13.1 trang 46-47 Vở bài tập Vật Lí 6: Để kéo trực tiếp một thùng nước có khối lượng 20kg từ dưới giếng lên, người ta phải dùng lực nào trong số các lực sau đây?
A. F < 20N.
B. F = 20N.
C. 20N < F < 200N.
D. F = 200N.
Lời giải:
Chọn D.
Để kéo trực tiếp một thùng nước có khối lượng 20kg phải dùng lực F = P = 200N.
Bài 13.2 trang 47 Vở bài tập Vật Lí 6: Hãy đánh dấu vào những hình vẽ có máy cơ đơn giản H.13.1.
Lời giải:
Các hình có máy cơ đơn giản:
a) Tấm ván đặt nghiêng.
c) Cái bóc vỏ.
e) Cái cần kéo nước.
g) Cái mở nắp chai.
Bài 13.3 trang 47 Vở bài tập Vật Lí 6: Người ta thường sử dụng máy cơ đơn giản nào để làm các việc sau đây?
Lời giải:
a) Sử dụng mặt phẳng nghiêng để đưa thùng hàng lên ô tô tải.
b) Sử dụng ròng rọc cố định, ròng rọc động để đưa xô vữa lên cao.
c) Sử dụng ròng rọc cố định, đòn bẩy để kéo thùng nước từ giếng lên.
2. Bài tập tương tự
Bài 13a trang 48 Vở bài tập Vật Lí 6: Để kéo trực tiếp một thùng vữa có khối lượng 25 kg từ dưới đất lên cao (hình 13.2), người ta phải dùng lực nào trong số các lực sau đây?
A. F < 25N.
B. 25N < F < 250N.
C. F = 250N.
D. F > 250N.
Lời giải:
Chọn D.
Để kéo trực tiếp một thùng nước có khối lượng 25kg phải dùng lực F > P = 250N.
Bài 13b trang 48 Vở bài tập Vật Lí 6: Hãy cho biết lực kế trong hình 13.3 đang được dùng để đo những lực nào trong số các lực sau:
A. Lực kéo vật lên trực tiếp.
B. Lực kéo vật qua ròng rọc.
C. Trọng lượng của vật.
D. Lực kéo vật qua đòn bẩy.
Lời giải:
Chọn C.
Vì vật đang đứng yên nên lực đàn hồi của lò xo tác dụng lên vật cân bằng với trọng lượng của vật.
Bài 13c trang 48 Vở bài tập Vật Lí 6: Điền vào chỗ trống trong câu dưới đây:
Lời giải:
Mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc đều được gọi chung là các máy cơ đơn giản.