Giải vở bài tập Vật Lí 6 Bài 22: Nhiệt kế - Thang đo nhiệt độ
Giải vở bài tập Vật Lí lớp 6 Bài 22: Nhiệt kế - Thang đo nhiệt độ
Nhằm mục đích giúp học sinh dễ dàng làm bài tập về nhà trong Vở bài tập Vật Lí lớp 6, chúng tôi biên soạn giải vở bài tập Vật Lí lớp 6 Bài 22: Nhiệt kế - Thang đo nhiệt độ hay nhất, ngắn gọn bám sát nội dung sách Vở bài tập Vật Lí 6.
A - Học theo SGK
I - NHIỆT KẾ
Câu C1 trang 77 Vở bài tập Vật Lí 6:
Lời giải:
a) Ngón trỏ của bàn tay phải (nhúng vào bình a) cảm thấy lạnh.
Ngón trỏ của bàn tay trái (nhúng vào bình c) cảm thấy nóng.
b) Các ngón tay có cảm giác: Ngón tay từ bình a sẽ có cảm giác nóng, ngón tay từ bình c có cảm giác lạnh hơn dù nước trong bình b có nhiệt độ nhất định.
Từ đó có thể kết luận: Cảm giác của tay không xác định đúng được độ nóng, lạnh của 1 vật mà ta sờ hoặc tiếp xúc với nó.
Câu C2 trang 77 Vở bài tập Vật Lí 6:
Lời giải:
Thí nghiệm vẽ ở hình 22.3 và hình 22.4 dùng để xác định nhiệt độ của hơi nước đang sôi là 100oC và nhiệt độ của nước đá đang tan là 0oC, trên cơ sở đó vẽ các vạch chia độ của nhiệt kế.
Câu C3 trang 77 Vở bài tập Vật Lí 6:
Lời giải:
Nhiệt kế thủy ngân | Từ -30 oC đến 130 oC | 1 oC | Đo nhiệt độ trong các phòng thí nghiệm |
Nhiệt kế y tế | Từ 35 oC đến 42 oC | 0,1 oC | Đo nhiệt độ cơ thể |
Nhiệt kế rượu | Từ -20 oC đến 50 oC | 2 oC | Đo nhiệt độ khí quyển |
Câu C4 trang 77 Vở bài tập Vật Lí 6:
Lời giải:
Cấu tạo của nhiệt kế y tế có đặc điểm là chỗ ống quản ở gần bầu đựng thủy ngân có một chỗ thắt.
Cấu tạo như nậy có tác dụng ngăn không cho thuỷ ngân tụt xuống bầu khi đưa nhiệt kế ra khỏi cơ thể. Nhờ đó mà có thể đọc được nhiệt độ của cơ thể.
3. Vận dụng
Câu C5 trang 77 Vở bài tập Vật Lí 6:
Lời giải:
30oC ứng với 0oC + 30oC = 32oF + (30 x 1,8oF) = 86oF.
37oC ứng với 0oC + 37oC = 32oF + (37 x 1,8oF) = 98,6oF.
Ghi nhớ:
- Để đo nhiệt độ người ta dùng nhiệt kế.
- Nhiệt kế thường dùng hoạt động dựa trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt của các chất.
- Có nhiều loại nhiệt kế khác nhau: nhiệt kế rượu, nhiệt kế thủy ngân, nhiệt kế y tế,..
- Có nhiều loại nhiệt giai: Nhiệt giai của Celsius: nhiệt đô của hơi nước đang sôi là 100oC, của nước đá đang tan ở 0oC. Nhiệt giai Fahrentit: nhiệt độ của hơi nước đang sôi là 212oF, của nước đá đang tan là 32oF.
B - Giải bài tập
1. Bài tập trong SBT
Bài 22.1 trang 78 Vở bài tập Vật Lí 6: Nhiệt kế nào dưới đây có thể dùng để đo nhiệt độ của băng phiến đang nóng chảy?
A. Nhiệt kế rượu.
B. Nhiệt kế y tế.
C. Nhiệt kế thủy ngân.
D. Cả ba nhiệt kế trên đều không dùng được.
Lời giải:
Chọn C.
Vì băng phiến nóng chảy ở 80oC mà nhiệt kế thủy ngân có giới hạn đo là 100oC.
Bài 22.2 trang 78 Vở bài tập Vật Lí 6: Không thể dùng nhiệt kế rượu để đo nhiệt độ của hơi nước đang sôi vì:
A. Rượu sôi ở nhiệt độ cao hơn 100oC.
B. Rượu sôi ở nhiệt độ thấp hơn 100oC.
C. Rượu đông đặc ở nhiệt độ thấp hơn 100oC.
D. Rượu đông đặc ở nhiệt độ thấp hơn 100oC.
Chọn câu trả lời đúng.
Lời giải:
Chọn B.
Vì rượu sôi ở 80oC thấp hơn nhiệt độ sôi của nước là 100oC nên không thể dùng nhiệt kế rượu để đo nhiệt độ sôi của hơi nước.
Bài 22.3 trang 78 Vở bài tập Vật Lí 6:
Lời giải:
Khi nhiệt kế thủy ngân (hoặc rượu) nóng lên thì cả bầu chứa và thủy ngân (hoặc rượu) đều nóng lên nhưng thủy ngân (hoặc rượu) vẫn dâng lên trong ống thủy tinh vì thủy ngân (là chất lỏng) nở vì nhiệt nhiều hơn thủy tinh (là chất rắn).
Bài 22.7 trang 78-79 Vở bài tập Vật Lí 6: Bảng dưới đây ghi tên các loại nhiệt kế và nhiệt độ ghi trên thang đo của chúng?
Loại nhiệt kế | Thang nhiệt độ |
Thủy ngân | Từ -10oC đến 110oC |
Rượu | Từ -30oC đến 60oC |
Kim loại | Từ 0oC đến 400oC |
Y tế | Từ 34oC đến 42oC |
Lời giải:
a) Để đo nhiệt độ của bàn là phải dùng nhiệt kế kim loại.
b) Để đo nhiệt độ của cơ thể người phải dùng nhiệt kế y tế.
c) Để đo nhiệt độ của nước sôi phải dùng nhiệt kế thủy ngân.
d) Để đo nhiệt độ của không khí trong phòng phải dùng nhiệt kế rượu.
2. Bài tập tương tự
Bài 22a trang 79 Vở bài tập Vật Lí 6: Tại sao ống quản ở chỗ gần bầu thủy ngân của nhiệt kế y tế lại thắt lại? Hãy chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu trả lời sau đây:
A. Để khi lấy nhiệt kế ra khỏi cơ thể, thủy ngân không tụt xuống bầu được.
B. Để khi lấy nhiệt kế ra khỏi cơ thể, thủy ngân co lại gặp chổ thắt không tụt xuống bầu được.
C. Để khi lấy nhiệt kế ra khỏi cơ thể, thủy ngân tụt xuống bầu chậm hơn nhờ đó ta có đủ thời gian đọc nhiệt độ.
D. Để cho thủy ngân nở ra cũng như co lại đều chậm, nhờ đó ta đọc được nhiệt độ.
Lời giải:
Chọn C.
Để khi lấy nhiệt kế ra khỏi cơ thể, thủy ngân tụt xuống bầu chậm hơn nhờ đó ta có đủ thời gian đọc nhiệt độ.
Bài 22b trang 79 Vở bài tập Vật Lí 6: Bảng dưới đây, một bên ghi tên các vật mà ta cần đo nhiệt độ, một bên ghi tên các loại nhiệt kế. Hãy nối tên vật với tên của nhiệt kế có thể dùng để đo nhiệt độ của vật.
Lời giải:
Bài 22c trang 79 Vở bài tập Vật Lí 6: Trong nhiệt giai Kenvin, nhiệt độ của nước đá đang tan là 273 K. Hỏi nhiệt độ của nước đang sôi là bao nhiêu K?
Lời giải:
Nhiệt độ của nước đang sôi là 100oC = 100 + 273K = 373 K.
Bài 22d trang 79 Vở bài tập Vật Lí 6: Hãy đo nhiệt độ trong phòng của em rồi đổi ra nhiệt độ trong nhiệt gai Farenhai và nhiệt gia Kenvin.
Lời giải:
Giả sử em đo được nhiệt độ phòng là 27oC. Đổi sang các nhiệt độ trong nhiệt gai Farenhai và nhiệt gia Kenvin như sau:
+ Nhiệt gai Farenhai: 27oC = 0oC + 27oC = 32oF + (27 x 1,8oF) = 80,6oF.
+ Nhiệt gia Kenvin: 27oC = 0oC + 27oC = 273oK + (27 x 1K) = 300K.