Giải vở bài tập Vật Lí 6 Bài 24: Sự nóng chảy và sự đông đặc
Giải vở bài tập Vật Lí lớp 6 Bài 24: Sự nóng chảy và sự đông đặc
Nhằm mục đích giúp học sinh dễ dàng làm bài tập về nhà trong Vở bài tập Vật Lí lớp 6, chúng tôi biên soạn giải vở bài tập Vật Lí lớp 6 Bài 24: Sự nóng chảy và sự đông đặc hay nhất, ngắn gọn bám sát nội dung sách Vở bài tập Vật Lí 6.
A - Học theo SGK
I - SỰ NÓNG CHẢY
1. Phân tích kết quả thí nghiệm
Câu C1 trang 83 Vở bài tập Vật Lí 6:
Lời giải:
- Khi được đun nước nóng thì nhiệt độ của băng phiến tăng dần.
- Đường biểu diễn từ phút 0 đến phút thứ 6 là đoạn thẳng nằm nghiêng lên.
Câu C2 trang 83 Vở bài tập Vật Lí 6:
Lời giải:
- Băng phiến bắt đầu nóng chảy ở nhiệt độ 80oC.
- Lúc này băng phiến tồn tại ở thể rắn và lỏng.
Câu C3 trang 83 Vở bài tập Vật Lí 6:
Lời giải:
- Trong suốt thời gian sóng chảy, nhiệt độ của băng phiến không thay đổi.
- Đường biểu diễn từ phút thứ 8 đến phút thứ 11 là đoạn thẳng nằm ngang.
Câu C4 trang 83 Vở bài tập Vật Lí 6:
Lời giải:
- Khi băng phiến đã nóng chảy hết thì nhiệt độ của băng phiến tăng theo thời gian.
- Đường biểu diễn từ phút thứ 11 đến phút thứ 15 là đoạn thẳng nằm nghiêng.
2. Rút ra kết luận
Câu C5 trang 83 Vở bài tập Vật Lí 6:
Lời giải:
a) Băng phiến nóng chảy ở 80oC, nhiệt độ này gọi là nhiệt độ nóng chảy của băng phiến.
b) Trong thời gian nóng chảy, nhiệt độ của băng phiến không thay đổi.
B - Giải bài tập
1. Bài tập trong SBT
Bài 24-25.1 trang 83 Vở bài tập Vật Lí 6: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không liên quan đến sự nóng chảy?
A. Bỏ cục nước đá vào một cốc nước.
B. Đốt một ngọn nến.
C. Đốt một ngọn đèn dầu.
D. Đúc một cái chuông đồng.
Lời giải:
Chọn C.
Sự nóng chảy là sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng, đốt một ngọn đèn dầu không xảy ra sự chuyển thể trên nên nó không phải là sự nóng chảy.
Bài 24-25.4 trang 84 Vở bài tập Vật Lí 6: Bảng theo dõi sự thay đổi nhiệt độ của nước đá:
Thời gian (phút) | 0 | 2 | 4 | 6 | 8 | 10 | 12 | 14 | 16 | 18 | 20 |
Nhiệt độ (oC) | -6 | -3 | -1 | 0 | 0 | 0 | 2 | 9 | 14 | 18 | 20 |
Lời giải:
1. Vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian (H.24.2)
Trục nằm ngang là trục thời gian: 1 ô biểu diễn 2 phút.
Trục thẳng đứng là trục nhiệt độ: 1 ô biểu diễn 2oC.
2. Từ phút thứ 6 đến phút thứ 10 nước đá nóng chảy, trong quá trình này nhiệt độ không thay đổi.
2. Bài tập tương tự
Bài 24a trang 85 Vở bài tập Vật Lí 6: Trong hiện tượng sau đây hiện tượng nào liên quan tới sự nóng chảy?
A. Ngọn nến đang cháy.
B. Ngọn dầu đang chảy.
C. Nước nằm ở ngăn đá của tủ lạnh.
D. Tuyết rơi vào mùa đông ở các xứ lạnh.
Lời giải:
Chọn D.
Vì cục nước đá ở trên ngăn đá, sau một thời gian nó sẽ chuyển từ thể rắn sang thể lỏng nên nó liên quan tới sự nóng chảy.
Bài 24b trang 85 Vở bài tập Vật Lí 6: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không liên quan đến sự nóng chảy?
A. Thắp một ngọn đèn dầu.
B. Đúc một pho tượng đồng.
C. Tuyết tan vào mùa xuân ở các xứ lạnh.
D. Cả ba hiện tượng trên.
Lời giải:
Chọn A.
Vì không có sự chuyển thể từ rắn sang lỏng ở việc thắp một đèn dầu.
Bài 24c trang 85 Vở bài tập Vật Lí 6: Hình 24.3 vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của một chất đang nóng chảy.
Lời giải:
1. Chất đó là chất gì ?
Chất này là nước đá vì có nhiệt độ nóng chảy là 0oC.
2. Hãy xác định thời gian nóng chảy.
Chất bắt đầu nóng chảy từ phút thứ 2.
3. Từ phút thứ 6 đến phút thứ 10, chất này tồn tại ở thể nào ?
Từ phút thứ 6 đến phút thứ 10, chất này tồn tại ở thể lỏng.