Giải vở bài tập Vật Lí 6 Bài 25: Sự nóng chảy và sự đông đặc (tiếp theo)


Giải vở bài tập Vật Lí lớp 6 Bài 25: Sự nóng chảy và sự đông đặc (tiếp theo)

Bài 25: Sự nóng chảy và sự đông đặc (tiếp theo)

Nhằm mục đích giúp học sinh dễ dàng làm bài tập về nhà trong Vở bài tập Vật Lí lớp 6, chúng tôi biên soạn giải vở bài tập Vật Lí lớp 6 Bài 25: Sự nóng chảy và sự đông đặc (tiếp theo) hay nhất, ngắn gọn bám sát nội dung sách Vở bài tập Vật Lí 6.

A - Học theo SGK

II - SỰ ĐÔNG ĐẶC

2. Phân tích kết quả thí nghiệm.

Đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của băng phiến theo thời gian trong quá trình băng phiến đông đặc.

Bài 25: Sự nóng chảy và sự đông đặc (tiếp theo)

Câu C1 trang 87 Vở bài tập Vật Lí 6:

Lời giải:

Băng phiến bắt đầu đông đặc ở nhiệt độ 80oC.

Câu C2 trang 87 Vở bài tập Vật Lí 6:

Lời giải:

- Từ phút thứ 0 đến phút thứ 4 đường biểu diễn là đoạn thẳng nằm nghiêng.

- Từ phút thứ 4 đến phút thứ 7 đường biểu diễn là đoạn thẳng nằm ngang.

- Từ phút thứ 7 đến phút thứ 15 đường biểu diễn là đoạn thẳng nằm nghiêng.

Câu C3 trang 87 Vở bài tập Vật Lí 6:

Lời giải:

- Từ phút thứ 0 đến phút thứ 4 nhiệt độ của băng phiến giảm.

- Từ phút thứ 4 đến phút thứ 7 nhiệt độ của băng phiến không thay đổi.

- Từ phút thứ 7 đến phút thứ 15 nhiệt độ của băng phiến giảm.

3. Rút ra kết luận

Câu C4 trang 87 Vở bài tập Vật Lí 6:

Lời giải:

a) Băng phiến đông đặc ở 80oC. Nhiệt độ này gọi là nhiệt độ đông đặc của băng phiến. Nhiệt độ đông đặc bằng nhiệt độ nóng chảy.

b) Trong thời gian đông đặc, nhiệt độ của băng phiến không thay đổi.

III - VẬN DỤNG

Câu C5 trang 87 Vở bài tập Vật Lí 6:

Lời giải:

- Hình 25.1 vẽ đường thẳng biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian khi nóng chảy của nước đánhiệt độ nóng chảy nước đá là 0oC.

- Từ phút 0 đến phút thứ 1: nhiệt độ của nước đá tăng dần từ -4oC đến 0oC (thể rắn).

- Từ phút thứ 1 đến phút thứ 4: nhiệt độ của nước đá không đổi, nước đá đang nóng chảy (rắn → lỏng).

- Từ phút thứ 4 đến phút thứ 7: nhiệt độ của nước đá tăng (thể lỏng).

Câu C6 trang 87 Vở bài tập Vật Lí 6:

Lời giải:

Trong việc đúc tượng đồng, có các quá trình nóng chảy và quá trình đông đặc.

- Đồng nóng chảy: Từ thể rắn sang thể lỏng, khi nung trong lò đúc.

- Đồng lỏng đông đặc: Từ thể lỏng sang thể rắn, khi nguội trong khuôn đúc.

Câu C7 trang 87 Vở bài tập Vật Lí 6:

Lời giải:

Người ta dùng nhiệt độ của nước đá đang tan để làm một mốc đo nhiệt độ là vì nhiệt độ tan của nước đá là xác định (0oC) và trong suốt quá trình tan nhiệt độ của nước đá không thay đổi.

Bên cạnh đó nước đá là vật liệu có sẵn, dễ tìm, không độc hại, hoàn toàn phù hợp cho việc làm thí nghiệm.

Ghi nhớ:

- Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng được gọi là sự nóng chảy. Sự chuyển thể từ thể lỏng sang thể rắn gọi là thể đông đặc.

- Phần lớn các chất nóng chảy (hay đông đặc) ở một nhiệt độ xác định. Nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ nóng chảy. Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau thì khác nhau.

- Trong thời gian nóng chảy (hay đông đặc) nhiệt độ của vật không thay đổi.

Bài 25: Sự nóng chảy và sự đông đặc (tiếp theo)

B - Giải bài tập

1. Bài tập trong SBT

Bài 24-25.2 trang 88 Vở bài tập Vật Lí 6: Trong các câu so sánh nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ đông đặc của nước dưới đây, câu nào đúng?

A. Nhiệt độ nóng chảy cao hơn nhiệt độ đông đặc.

B. Nhiệt độ nóng chảy thấp hơn nhiệt độ đông đặc.

C. Nhiệt độ nóng chảy có thể cao hơn, có thể thấp hơn nhiệt độ đông đặc.

D. Nhiệt độ nóng chảy bằng nhiệt độ đông đặc.

Lời giải:

Chọn D.

Nhiệt độ nóng chảy, và đông đặc của nước là giống nhau, cùng ở 0 độ C, chỉ khác nhau ở chiều thay đổi trạng thái từ rắn sang lỏng hay từ lỏng sang rắn. Nước đá sẽ chuyển từ thể rắn sang thể lỏng ở 0 độ C, và nước cũng sẽ chuyển từ thể lỏng sang thể rắn (nước đá) ở 0 độ C.

Bài 24-25.3 trang 88 Vở bài tập Vật Lí 6: Người ta không dùng nước mà phải dùng rượu để chế tạo các nhiệt kế dùng để đo nhiệt độ không khí vì:

Lời giải:

+ Nước dãn nở vì nhiệt một cách rất đặc biệt. Khi tăng nhiệt độ từ 0oC đến 4oC thì nước co lại chứ không nở ra. Chỉ khi nhiệt độ tăng từ 4oC trở lên nước mới nở ra. Chính sự dãn nở không đều đó nên người ta không chế tạo nhiệt kế nước.

+ Nhiệt độ đông đặc của rượu rất thấp và nhiệt độ của khí quyến thường không xuống thấp hơn nhiệt độ này.

Bài 24-25.6 trang 88 Vở bài tập Vật Lí 6:

Lời giải:

1. Chất rắn bắt đầu nóng chảy ở nhiệt độ 80oC.

2. Chất rắn này là băng phiếncó nhiệt độ nóng chảy là 80oC.

3. Để đưa chất rắn từ 60oC tới nhiệt độ nóng chảy cần thời gian ≈ 4 phút.

4. Thời gian nóng chảy của chất rắn là 2 phút.

5. Sự đông đặc bắt đầu vào phút thứ 13.

6. Thời gian đông đặc kéo dài 5 phút.

2. Bài tập tương tự

Bài 25a trang 88 Vở bài tập Vật Lí 6: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào liên quan tới sự đông đặc?

A. Bỏ một cục nước đá vào một cốc nước.

B. Tuyết đang rơi.

C. Ngọn nến đang cháy.

D. Cả ba hiện tượng trên.

Lời giải:

Chọn B.

Vì tuyết đang rơi là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể rắn nên nó liên quan tới sự đông đặc.

Bài 25b trang 89 Vở bài tập Vật Lí 6: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không liên quan đến sự đông đặc?

A. Ngọn nến đang cháy.

B. Tuyết đang rơi.

C. Máy làm kem đang hoạt động.

D. Cả ba hiện tượng trên.

Lời giải:

Chọn A.

Vì không có sự chuyển thể từ lỏng sang rắn ở việc ngọn nến đang cháy.

Bài 25c trang 89 Vở bài tập Vật Lí 6: Hình 25.2 vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của một chất đang chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.

Lời giải:

1. Chất đó là chất gì?

Chất này là băng phiếncó nhiệt độ nóng chảy là 80oC.

2. Mô tả sự thay đổi nhiệt độ của chất này theo thời gian.

- Từ phút thứ 0 đến phút thứ 3 nhiệt độ của băng phiến giảm.

- Từ phút thứ 3 đến phút thứ 8 nhiệt độ của băng phiến không thay đổi.

- Từ phút thứ 8 đến phút thứ 12 nhiệt độ của băng phiến giảm.

3. Mô tả thể của chất này theo thời gian.

- Từ phút thứ 0 đến phút thứ 3, chất ở thể rắn.

- Từ phút thứ 3 đến phút thứ 8, chất ở thể rắn và cả thể lỏng.

- Từ phút thứ 8 đến phút thứ 12, chất ở thể lỏng.

Xem thêm các bài Giải vở bài tập Vật Lí lớp 6 hay, ngắn gọn khác: