Vở bài tập Vật Lí lớp 6 - Giải vở bài tập Vật Lí 6 hay, ngắn nhất
Vở bài tập Vật Lí lớp 6 - Giải vở bài tập Vật Lí 6 hay, ngắn nhất
Tuyển tập các bài giải vở bài tập Vật Lí lớp 6 hay, ngắn nhất, chi tiết được biên soạn bám sát nội dung sách Vở bài tập Vật Lí 6 giúp bạn củng cố kiến thức, biết cách làm bài tập môn Vật Lí lớp 6.
Chương 1: Cơ học
- Bài 1: Đo độ dài
- Bài 2: Đo độ dài (tiếp theo)
- Bài 3: Đo thể tích chất lỏng
- Bài 4: Đo thể tích vật rắn không thấm nước
- Bài 5: Khối lượng - Đo khối lượng
- Bài 6: Lực - Hai lực cân bằng
- Bài 7: Tìm hiểu kết quả tác dụng của lực
- Bài 8: Trọng lực - Đơn vị lực
- Bài 9: Lực đàn hồi
- Bài 10: Lực kế - Phép đo lực - Trọng lượng và khối lượng
- Bài 11: Khối lượng riêng - Trọng lượng riêng
- Bài 12: Xác định khối lượng riêng của sỏi
- Bài 13: Máy cơ đơn giản
- Bài 14: Mặt phẳng nghiêng
- Bài 15: Đòn bẩy
- Bài 16: Ròng rọc
- Bài 17: Tổng kết Chương 1: Cơ học
Chương 2: Nhiệt học
- Bài 18: Sự nở vì nhiệt của chất rắn
- Bài 19: Sự nở vì nhiệt của chất lỏng
- Bài 20: Sự nở vì nhiệt của chất khí
- Bài 21: Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt
- Bài 22: Nhiệt kế - Thang đo nhiệt độ
- Bài 23: Thực hành đo nhiệt độ
- Bài 24: Sự nóng chảy và sự đông đặc
- Bài 25: Sự nóng chảy và sự đông đặc (tiếp theo)
- Bài 26: Sự bay hơi và sự ngưng tụ
- Bài 27: Sự bay hơi và sự ngưng tụ (tiếp theo)
- Bài 28: Sự sôi
- Bài 29: Sự sôi (tiếp theo)
- Bài 30: Tổng kết chương 2: Nhiệt học
Bài 1: Đo độ dài
A - Học theo SGK
I - ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI
Câu C1 trang 3 Vở bài tập Vật Lí 6: Điền số thích hợp điền vào các chỗ trống sau:
Lời giải:
1m = 10dm; 1m = 100cm;
1cm = 10mm; 1km = 1000m.
Câu C2 trang 3 Vở bài tập Vật Lí 6:
Lời giải:
Dùng thước kiểm tra, em thấy đoạn ước lượng độ dài 1m của em có độ dài là: bằng 6 gang tay (một gang tay của em khoảng 16cm), sau đó em dùng thước có chia khoảng kiểm tra lại ước lượng của em khi dùng gang tay là 96cm.
Câu C3 trang 3 Vở bài tập Vật Lí 6:
Lời giải:
Uớc lượng độ dài gang tay của mình là khoảng 15cm.
Dùng thước đo độ dài của gang tay em là: 16cm.
II - ĐO ĐỘ DÀI
1. Tìm hiểu dụng cụ đo độ dài.
Câu C4 trang 3 Vở bài tập Vật Lí 6: Hình 1.1 cho biết:
Lời giải:
a) Thợ mộc dùng thước dây (thước cuộn).
b) Học sinh (HS) dùng thước kẻ.
c) Người bán vải dùng thước mét (thước thẳng).
Câu C5 trang 3 Vở bài tập Vật Lí 6:
Lời giải:
GHĐ của thước mà em có là: 20cm hoặc 30cm.
ĐCNN của thước mà em có là: 1mm.
Câu C6 trang 3 Vở bài tập Vật Lí 6:
Lời giải:
a) Để đo chiều rộng của cuốn Vật lí 6, nên dùng thước có GHĐ 20cm và ĐCNN 1mm.
b) Để đo chiều dài cuốn sách Vật lí 6, nên dùng thước có GHĐ 30cm và ĐCNN 1mm.
c) Để đo độ dài của bàn học, nên dùng thước thước có GHĐ 1m và ĐCNN 1cm.
Câu C7 trang 4 Vở bài tập Vật Lí 6:
Lời giải:
Để đo chiều dài của mảnh vải, các số đo cơ thể của khách hàng, thợ may thường dùng thước dây có GHĐ 1m hoặc 0,5m.
2. Đo độ dài
Ghi nhớ:
- Đơn vị đo độ dài hợp pháp của nước Việt Nam là mét (m).
1km = 1000m; 1m = 1000mm; 1cm = 10mm.
- Khi dùng thước đo cần biết giới hạn đo (GHĐ) và ĐCNN của thước:
GHĐ là độ dài lớn nhất ghi trên thước. Độ chia nhỏ nhất của thước (ĐCNN) của thước là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.
B - Giải bài tập
1. Bài tập trong SBT
Bài 1-2.1 trang 4 Vở bài tập Vật Lí 6: Cho thước mét trong hình 1.1:
Giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước trong hình 1.1 là:
A. 1m và 1mm.
B. 10dm và 0,5cm.
C. 100cm và 1cm.
D. 100cm và 0,2cm.
Hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng.
Chọn B.
Vì thước có độ dài lớn nhất ghi trên thước là 100cm = 10dm nên GHĐ của thước là 10dm.
Độ dài giữa 2 vạch chia liên tiếp trên thước là 1 : 2 = 0,5 cm nên ĐCNN của thước là 0,5cm.
Bài 1-2.2 trang 5 Vở bài tập Vật Lí 6: Trong số các thước dưới đây, thước nào thích hợp nhất để đo độ dài sân trường em?
A. Thước thẳng có GHĐ 1m và ĐCNN 1mm.
B. Thước cuộn có GHĐ 5m và ĐCNN 5mm.
C. Thước dây có GHĐ 150cm và ĐCNN 1mm.
D. Thước thẳng có GHĐ 1m và ĐCNN 1cm.
Lời giải:
Chọn B.
Vì độ dài của sân trường tương đối lớn, khoảng vài chục mét nên dùng thước cuộn có GHĐ lớn nhất để đo chiều dài sân trường với số lần đo ít nhất.
Tuy ĐCNN của thước B (là 5mm) lớn hơn thước A và C (là 1mm), nhưng dùng thước B vẫn phù hợp so với chiều dài sân trường (sai số nhỏ hơn 1 % là chấp nhận được).
Bài 1-2.4 trang 5 Vở bài tập Vật Lí 6:
Lời giải:
- Chọn thước kẻ có GHĐ 20cm và ĐCNN 1mm để đo bề dày cuốn Vật lí 6, vì bề dày của cuốn sách nhỏ, nên dùng thước có ĐCNN càng nhỏ càng thì việc đo và kết quả đo sẽ càng dễ và chính xác hơn.
- Chọn thước thẳng có GHĐ 1,5m và ĐCNN 1cm để đo chiều dài lớp học của em, vì độ dài lớp học tương đối lớn, khoảng vài mét nên dùng thước có GHĐ lớn nhất để đo chiều dài lớp học với số lần đo ít nhất.
- Chọn thước dây có GHĐ 1m và ĐCNN 0,5cm để đo chu vi miệng cốc, vì chu vi miệng cốc là dộ dài cong nên chọn thước dây để đo sẽ chính xác hơn.
2. Bài tập tương tự
Bài 1a trang 6 Vở bài tập Vật Lí 6: GHĐ và ĐCNN của thước vẽ ở hình 1.2 là:
A. 50cm và 0,1cm.
B. 5dm và 1mm.
C. 0,5m và 1cm.
D. 50cm và 10cm.
Hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng.
Chọn B.
Thước có GHĐ là 50cm = 5dm và ĐCNN là 1cm : 10 = 0,1cm = 1mm.
Bài 1b trang 6 Vở bài tập Vật Lí 6: Trong số các thước dưới đây, thước nào thích hợp nhất để đo chu vi đường tròn, thước nào thích hợp nhất để đo chu vi đường tròn, thước nào thích hợp nhất để đo chiều dài súc vải?
A. Thước thẳng có GHĐ 1 m và ĐCNN 1 mm.
B. Thước cuộn có GHĐ 5 m và ĐCNN 5 mm.
C. Thước dây có GHĐ 150cm và ĐCNN 1 mm.
D. Thước thẳng có GHĐ 1 m và ĐCNN 1 cm.
Lời giải:
Chọn C và A.
C. Để đo chu vi đường tròn ta dùng thước dây có GHĐ 150cm và ĐCNN 1 mm.
A. Để đo chiều dài súc vải ta dùng thước thẳng có GHĐ 1 m và ĐCNN 1 mm.
Bài 1c trang 6 Vở bài tập Vật Lí 6: Làm thế nào để đo chu vi của đường tròn bằng một thước kẻ và một sợi dây?
Lời giải:
Đầu tiên ta lấy sợi dây giữ một đầu ở đường tròn (đánh dấu đầu này trên đường tròn), đầu còn lại của sợi dây được di chuyển theo đường tròn sao cho dây luôn căng thẳng, khi đó chọn 1 vị trí mà 2 đầu dây có khoảng cách lớn nhất, ta đánh dấu vị trí này rồi dùng thước kẻ đo khoảng cách 2 đầu sợi dây, đây chính là đường kính vòng tròn.
Chu vi của đường tròn = đường kính x 3,14.
Do đó ta xác định được chu vi của hình tròn.
Bài 2: Đo độ dài (tiếp theo)
A - Học theo SGK
I - CÁCH ĐO ĐỘ DÀI
Câu C6 trang 7 Vở bài tập Vật Lí 6: Chọn từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống:
Lời giải:
Khi đo độ dài cần:
a) Ước lượng độ dài cần đo.
b) Chọn thước có giới hạn đo và có độ chia nhỏ nhất thích hợp.
c) Đặt thước dọc theo độ dài cần đo sao cho một đầu của vật ngang bằng với vạch số 0 của thước.
d) Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật.
e) Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật.
II – VẬN DỤNG
Câu C7 trang 7 Vở bài tập Vật Lí 6:
Lời giải:
Hình 2.1 c vẽ cách đặt thước đúng để đo chiều dài bút chì.
Câu C8 trang 7 Vở bài tập Vật Lí 6:
Lời giải:
Hình 2.2 c vẽ vẽ cách đặt mắt đúng để đọc kết quả đo.
Câu C9 trang 7 Vở bài tập Vật Lí 6: Quan sát kĩ hình 2.3 và ghi kết quả đo tương ứng.
Lời giải:
a) l = 7cm.
b) l = gần bằng 7cm (độ chừng 6,8cm).
c) l = dài hơn 7cm (độ chừng 7,4cm).
Vì thước trên có độ chia nhỏ nhất là 1cm, nên tất cả kết quả đo được ở trên đều được ghi là 7cm.
Ghi nhớ:
Cách đo độ dài:
1. Ước lượng độ dài vật cần đo sau đó chọn thước có GHĐ và ĐCNN thích hợp.
2. Đặt thước dọc theo vật cần đo sao cho một đầu của vật phải trùng với vạch số 0 của thước.
3. Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật.
4. Đọc, ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật.
B - Giải bài tập
1. Bài tập trong SBT
Bài 1-2.7 trang 8 Vở bài tập Vật Lí 6: Một bạn dùng thước đo độ dài có ĐCNN là 1dm để đọc chiều dài lớp học. Trong các cách ghi kết quả dưới đây, cách ghi nào là đúng?
A. 5m.
B. 50dm.
C. 500cm.
D. 50,0dm.
Lời giải:
Chọn B.
Vì ĐCNN của thước là 1dm nên không thể cho kết quả chính xác đến cm như đáp án C và cũng không cho đáp án chỉ đến hàng m như đáp án A. ĐCNN của thước là một số nguyên nên không thể cho kết quả chính xác như đáp án D. Vậy chỉ có cách ghi kết quả B là đúng nhất.
Bài 1-2.8 trang 8 Vở bài tập Vật Lí 6: Một bạn dùng thước đo độ dài có ĐCNN là 0,2cm để đo chiều dài cuốn sách giáo khoa Vật lí 6. Trong các cách ghi kết quả đo dưới đây, cách ghi nào là đúng?
A. 240mm.
B. 23cm.
C. 24cm.
D. 24,0cm.
Lời giải:
Chọn D.
Vì ĐCNN của thước là 0,2cm nên không thể cho kết quả chính xác đến mm như đáp án A. Mặt khác ĐCNN là số thập phân có thể cho kết quả chính xác đến một số sau dấu phẩy. Vậy cách ghi kết quả D là đúng nhất.
Bài 1-2.9 trang 8 Vở bài tập Vật Lí 6:
Lời giải:
a) ĐCNN của thước đo dùng trong bài thực hành 1 là 0,1cm.
b) ĐCNN của thước đo dùng trong bài thực hành 2 là 1cm.
c) ĐCNN của thước đo dùng trong bài thực hành 3 là 0,5cm hoặc 0,1cm.
Bài 1-2.11 trang 8-9 Vở bài tập Vật Lí 6:
Lời giải:
- Em dùng thước kẻ, có GHĐ là 20cm và ĐCNN là 1mm để xác định chu vi của một chiếc bút chì như sau:
Dùng sợi chỉ quấn sát nhau xung quanh bút chì 1 hoặc 10 vòng,… (đánh dấu độ dài tất cả các vòng dây này trên sợi chỉ). Dùng thước có ĐCNN phù hợp (1mm) để đo độ dài đã đánh dấu. Lấy kết quả đó chia cho số vòng dây, em được chu vi của bút chì.
Kết quả: Chu vi của chiếc bút chì là: 3,6mm.
- Em dùng thước kẻ, có GHĐ là 50cm và ĐCNN là 1mm để xác định đường kính sợi chỉ; tương tự quấn 10 hoặc 20 vòng sát nhau xung quanh bút chì (đánh dấu độ dài đã quấn được trên sợi chỉ). Dùng thước để đo độ dài đã đánh dấu. Lấy kết quả chia cho số vòng dây, em được đường kính sợi chỉ.
Kết quả: Đường kính sợi chỉ là: 0,05mm.
2. Bài tập tương tự
Bài 2a trang 9 Vở bài tập Vật Lí 6: Một học sinh dùng thước đo độ dài có ĐCNN là 1cm để đo chiều rộng lớp học. Trong các cách ghi kết quả dưới đây, cách ghi nào là đúng?
A. 5 m.
B. 50 dm.
C. 500 cm.
D. 5000 mm.
Lời giải:
Chọn C.
Vì ĐCNN của thước là 1cm nên có thể cho kết quả ghi chính xác đến cỡ cm như đáp án C.
Bài 2b trang 9 Vở bài tập Vật Lí 6: Kết quả đo độ dài trong một bài báo cáo kết quả thực hành được ghi là l = 200 mm. Hãy cho biết ĐCNN của thước đo dùng trong bài thực hành này là bao nhiêu ?
Lời giải:
ĐCNN của thước đo có thể là: 1mm; 2mm; 4mm; 5mm.
Bài 2c trang 10 Vở bài tập Vật Lí 6: Hãy đo đường kính của hình tròn vẽ ở hình 2.1 bằng ba cách sau:
Lời giải:
- Đặt và giữ đầu vạch số 0 của thước kẻ luôn tiếp xúc với đường tròn. Di chuyển đầu kia của thước để tìm vị trí trên đường tròn cách xa vạch số 0 nhất. Đọc số chỉ của vị trí này này trên thước là ta xác định được đường kính của hình tròn.
- Kẻ hai đường thẳng song song tiếp xúc với đường tròn. Đo khoảng cách giữa hai đường thẳng này là ta xác định được đường kính của hình tròn.
- Vẽ lại đường tròn lên tờ giấy. Cắt theo đường tròn. Gấp đôi hình tròn vừa cắt được. Đo độ dài đường gấp là ta đo được đường kính hình tròn.
Ba kết quả đo đường kính của cùng một hình tròn có giống nhau không? Nếu không giống thì em hãy tìm giá trị trung bình của các kết quả đó.
Bài 3: Đo thể tích chất lỏng
A - Học theo SGK
I - ĐƠN VỊ ĐO THỂ TÍCH
Câu C1 trang 11 Vở bài tập Vật Lí 6: Điền vào các chỗ trống:
Lời giải:
1m3 = 1000 dm3 = 1 000 000 cm3.
1m3 = 1000 lít = 1 000 000 ml.
1m3 = 1 000 000 cc.
II – ĐO THỂ TÍCH CHẤT LỎNG
1. Tìm hiểu dụng cụ đo thể tích.
Câu C2 trang 11 Vở bài tập Vật Lí 6:
Lời giải:
Dụng cụ đo ở hình 3.1 là:
Ca đong to có GHĐ 1 lít và ĐCNN là 0,5 lít.
Ca đong nhỏ có GHĐ và ĐCNN là 0,5 lít.
Ca nhựa có GHĐ là 5 lít và ĐCNN là 1 lít.
Câu C3 trang 11 Vở bài tập Vật Lí 6:
Lời giải:
Ở nhà, nếu không có ca đong thì em có thể dùng những dụng cụ:
Chai (hoặc lọ, ca, bình...) đã biết sẵn dung tích: chai côcacôla 1 lít, chai lavi (lavie) nửa lít hoặc 1 lít, xô 10 lít, thùng gánh nước 20 lít,...; bơm tiêm, xilanh,...
Câu C4 trang 11 Vở bài tập Vật Lí 6: Điền số liệu vào các ô trống:
Lời giải:
Hình 3.2 | GHĐ | ĐCNN |
Bình a | 100ml | 2ml |
Bình b | 250ml | 50ml |
Bình c | 300ml | 50ml |
Câu C5 trang 12 Vở bài tập Vật Lí 6:
Lời giải:
Những dụng cụ đo thể tích chất lỏng gồm: Bình chia độ, ca đong (học sinh có thể dung dụng cụ khác).
2. Tìm hiểu cách đo thể tích chất lỏng.
Câu C6 trang 12 Vở bài tập Vật Lí 6:
Lời giải:
Ở hình 3.3, cách đặt bình chia độ cho phép đo thể tích chất lỏng chính xác là: Hình 3.3 b (Đặt thẳng đứng).
Câu C7 trang 12 Vở bài tập Vật Lí 6:
Lời giải:
Ở hình 3.4, cách đặt mắt cho phép đọc đúng thể tích cần đo là cách b) đặt mắt nhìn ngang với mực chất lỏng ở giữa bình.
Câu C8 trang 12 Vở bài tập Vật Lí 6:
Lời giải:
Ở hình 3.5, thể tích chất lỏng trong bình a là 70cm3, trong bình b là 50cm3 và trong bình c là 40cm3.
Rút ra kết luận.
Câu C9 trang 12 Vở bài tập Vật Lí 6:
Lời giải:
a) Ước lượng thể tích cần đo.
b) Chọn bình chia độ có GHĐ và có ĐCNN thích hợp.
c) Đặt bình chia độ thẳng đứng.
d) Đặt mắt nhìn ngang với độ cao mực chất lỏng trong bình.
e) Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với mực chất lỏng.
3. Thực hành
Đo thể tích nước chứa trong 2 bình.
Vật cần đo thể tích | Dụng cụ đo | Thể tích ước lượng (lít) | Thể tích đo được (cm3) | |
GHĐ | ĐCNN | |||
Nước trong bình 1 | 500ml | 5ml | 0,3 lít | 350cm3 |
Nước trong bình 2 | 300ml | 2ml | 0,2 lít | 204cm3 |
Ghi nhớ:
Để đo thể tích chất lỏng có thể dùng bình chia độ, ca đong, …
B - Giải bài tập
1. Bài tập trong SBT
Bài 3.1 trang 13 Vở bài tập Vật Lí 6: Hãy chọn bình chia độ phù hợp nhất trong các bình chia độ dưới đây để đo thể tích của một chất lỏng còn gần đầy chai 0,5 l:
A. Bình 1000 ml và có vạch chia đến 10 ml.
B. Bình 500 ml có vạch chia đến 2 ml.
C. Bình 100 ml có vạch chia đến 1 ml.
D. Bình 500 ml có vạch chia đến 5 ml.
Lời giải:
Chọn B.
Vì chất lỏng có thể tích gần 0,5 lít = 500ml nên bình đo phải có GHĐ ít nhất là 500ml, đồng thời muốn kết quả đo chính xác thì ĐCNN phải càng nhỏ, do đó bình 500ml có vạch chia đến 2ml là bình chia độ phù hợp nhất.
Bài 3.2 trang 13 Vở bài tập Vật Lí 6: Bình chia độ ở hình 3.1 có GHĐ và ĐCNN là:
A. 100 cm3 và 10cm3.
B. 100 cm3 và 5cm3.
C. 100 cm3 và 2cm3.
D. 100 cm3 và 1cm3.
Hãy chọn câu trả lời đúng.
Chọn C.
Vì GHĐ là số lớn nhất ghi trên bình là 100cm3 còn ĐCNN là 2cm3.
Bài 3.4 trang 13 Vở bài tập Vật Lí 6: Người ta đã đo thể tích chất lỏng bằng bình chia độ có ĐCNN 0,5cm3. Hãy chỉ ra cách ghi kết quả đúng trong những trường dưới đây:
A. V = 20,2cm3.
B. V = 20,50cm3.
C. V = 20,5cm3.
D. V = 20cm3.
Lời giải:
Chọn C.
Vì ĐCNN của bình chia độ là 0,5cm3 nên kết quả đo được phải có tận cùng là 0 hoặc 5 và phải có một chữ số thập phân sau dấu phẩy nên đáp án C là đáp án chính xác nhất.
Người ta dùng bốn bình chia độ vẽ ở hình 3.2 để đo thể tích của của cùng một lượng chất lỏng.
2. Bài tập tương tự
Bài 3a trang 14 Vở bài tập Vật Lí 6: Hãy xác định GHĐ và ĐCNN của từng bình chia độ vẽ ở hình 3.2.
Lời giải:
a) GHĐ: 50ml; ĐCNN: 2ml.
b) GHĐ: 50ml; ĐCNN: 5ml.
c) GHĐ: 50ml; ĐCNN: 10ml.
d) GHĐ: 50ml; ĐCNN: 25ml.
Người ta dùng bốn bình chia độ vẽ ở hình 3.2 để đo thể tích của của cùng một lượng chất lỏng.
Bài 3b trang 14 Vở bài tập Vật Lí 6: Đọc và ghi thể tích chất lỏng trên hình 3.2.
Lời giải:
a) V = 24ml. b) V = 25ml. c) V = 20ml. d) V = 25ml.
Người ta dùng bốn bình chia độ vẽ ở hình 3.2 để đo thể tích của của cùng một lượng chất lỏng.
Bài 3c trang 14 Vở bài tập Vật Lí 6: Bình chia độ nào trong hình 3.2 đo được thể tích chính xác nhất? Hãy giải thích câu trả lời của em.
Lời giải:
Bình chia độ ở hình 3.2a đo được thể tích chính xác nhất. Vì bình này có độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) là 2ml, nhỏ nhất trong tất cả các bình.