Giải GDCD 8 trang 17 Chân trời sáng tạo
Haylamdo biên soạn và sưu tầm Với lời giải bài tập Giáo dục công dân lớp 8 trang 17 trong Bài 3: Lao động cần cù, sáng tạo Giáo dục công dân 8 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập GDCD lớp 8 trang 17.
Giải GDCD 8 trang 17 Chân trời sáng tạo
Mở đầu trang 17 Bài 3 GDCD 8: Em hãy đọc và nêu ý nghĩa của các câu tục ngữ sau:
- “Cần cù bù thông minh”.
- “Có công mài sắt, có ngày nên kim”.
- “Cái khó ló cái khôn”
- “Một phút nghĩ hay hơn cả ngày quần quật”
Trả lời:
- Câu tục ngữ: “Cần cù bù thông minh”
=> Ý nghĩa: khẳng định giá trị của sự chăm chỉ, nỗ lực trong cuộc sống.
- Câu tục ngữ: “Có công mài sắt, có ngày nên kim”
=> Ý nghĩa: khuyên con người nên có lòng kiên trì, quyết tâm vượt qua mọi gian khó. Khi kiên trì, nỗ lực thì chúng ta sẽ nhận lại được những thành quả xứng đáng.
- Câu tục ngữ “Cái khó ló cái khôn”
=> Ý nghĩa: khẳng định giá trị to lớn của trí tuệ, sự sáng tạo của con người trong việc khắc phục những hoàn cảnh khó khăn.
- Câu tục ngữ: “Một phút nghĩ hay hơn cả ngày quần quật”
=> Ý nghĩa: khẳng định giá trị to lớn của sự sáng tạo, cải tiến phương pháp, cách thức làm việc sẽ giúp chúng ta đạt được năng suất cao hơn, chất lượng công việc tốt hơn.
Khám phá trang 17 GDCD 8: Em hãy đọc thông tin sau và trả lời câu hỏi
GIÁO SƯ - BÁC SĨ NÔNG HỌC LƯƠNG ĐỊNH CỦA - MỘT NHÀ KHOA HỌC, MỘT TRÍ THỨC TIÊU BIỂU TRONG THỜI ĐẠI HỒ CHÍ MINH
Giáo sư - Bác sĩ Nông học Lương Định Của là một người con ưu tú của làng Đại Ngãi, quận Kế Sách (nay là thị trấn Đại Ngãi, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng). Ông là nhà trí thức gắn bó với đồng ruộng để tạo ra các giống lúa mới. Những đóng góp của ông đã góp phần bảo đảm lương thực để cuộc chiến đấu giành độc lập và tự do của dẫn tộc ta đi đến thắng lợi. Ông luôn cần mẫn làm việc và đã nghiên cứu lai tạo thành công một số giống lúa cho năng suất cao, chất lượng tốt. Cùng với những ứng dụng tiến bộ kĩ thuật, Giáo sư - Bác sĩ Nông học Lương Định Của đã đề xướng các mô hình canh tác “bờ vùng, bờ thửa”, “cấy nông tay thẳng hàng, “đảm bảo mật độ” được hàng triệu nông dẫn áp dụng thành công trên diện rộng, tạo ra một cuộc cách mạng trong nông nghiệp. Cuộc đời của nhà bác học nông dân Lương Định Của gắn liền với con đường lúa gạo Việt Nam. Suốt đời, ông luôn lặng lẽ cần cù, sáng tạo nhằm tôn vinh hạt ngọc Việt. Năm 1952, theo lời hiệu triệu của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cùng tiếng gọi của quê hương, Lương Định Của cùng vợ con đã trở về Việt Nam với mong muốn dùng hết khả năng của mình để đóng góp vào sự phát triển của quê hương. Ông còn có công lớn trong giáo dục, đào tạo nhiều thế hệ học trò trở thành cán bộ đầu ngành trong các lĩnh vực khoa học nông nghiệp.
Ông được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động năm 1967, được truy tặng Huân chương Lao động hạng Nhất năm 1975 và Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học công nghệ đợt I năm 1996. Kể từ sau ngày thống nhất đất nước năm 1975 đến nay, cây lúa Việt Nam luôn đạt năng suất cao. Thành tựu này ngoài mồ hôi, công sức của những người nông dân chân lấm tay bùn, còn có sự cống hiến trí tuệ và tấm lòng của Giáo sư - Bác sĩ Nông học Lương Định Của.
- Em có suy nghĩ gì về cách làm việc của Giáo sư - Bác sĩ Nông học Lương Định Của?
Trả lời:
Suy nghĩ:
+ Giáo sư - Bác sĩ Nông học Lương Định Của luôn chăm chỉ, cần mẫn làm việc và ông không ngừng nghiên cứu để lai tạo ra nhiều giống cây trồng mới, cải tiến phương thức canh tác trong nông nghiệp.
+ Những cống hiến của Giáo sư - Bác sĩ Nông học Lương Định Của đã đem lại những thành quả to lớn, như: đem đến một cuộc cách mạng trong nông nghiệp ở Việt Nam; đào tạo, bồi dưỡng thêm nhiều nhân tài cho đất nước.
+ Sự chăm chỉ, miệt mài và sáng tạo trong lao động và học tập của Giáo sư - Bác sĩ Nông học Lương Định Của chính là tấm gương sáng cho thế hệ trẻ chúng ta noi theo.
Khám phá trang 17 GDCD 8: Em hãy đọc thông tin sau và trả lời câu hỏi
GIÁO SƯ - BÁC SĨ NÔNG HỌC LƯƠNG ĐỊNH CỦA - MỘT NHÀ KHOA HỌC, MỘT TRÍ THỨC TIÊU BIỂU TRONG THỜI ĐẠI HỒ CHÍ MINH
Giáo sư - Bác sĩ Nông học Lương Định Của là một người con ưu tú của làng Đại Ngãi, quận Kế Sách (nay là thị trấn Đại Ngãi, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng). Ông là nhà trí thức gắn bó với đồng ruộng để tạo ra các giống lúa mới. Những đóng góp của ông đã góp phần bảo đảm lương thực để cuộc chiến đấu giành độc lập và tự do của dẫn tộc ta đi đến thắng lợi. Ông luôn cần mẫn làm việc và đã nghiên cứu lai tạo thành công một số giống lúa cho năng suất cao, chất lượng tốt. Cùng với những ứng dụng tiến bộ kĩ thuật, Giáo sư - Bác sĩ Nông học Lương Định Của đã đề xướng các mô hình canh tác “bờ vùng, bờ thửa”, “cấy nông tay thẳng hàng, “đảm bảo mật độ” được hàng triệu nông dẫn áp dụng thành công trên diện rộng, tạo ra một cuộc cách mạng trong nông nghiệp. Cuộc đời của nhà bác học nông dân Lương Định Của gắn liền với con đường lúa gạo Việt Nam. Suốt đời, ông luôn lặng lẽ cần cù, sáng tạo nhằm tôn vinh hạt ngọc Việt. Năm 1952, theo lời hiệu triệu của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cùng tiếng gọi của quê hương, Lương Định Của cùng vợ con đã trở về Việt Nam với mong muốn dùng hết khả năng của mình để đóng góp vào sự phát triển của quê hương. Ông còn có công lớn trong giáo dục, đào tạo nhiều thế hệ học trò trở thành cán bộ đầu ngành trong các lĩnh vực khoa học nông nghiệp.
Ông được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động năm 1967, được truy tặng Huân chương Lao động hạng Nhất năm 1975 và Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học công nghệ đợt I năm 1996. Kể từ sau ngày thống nhất đất nước năm 1975 đến nay, cây lúa Việt Nam luôn đạt năng suất cao. Thành tựu này ngoài mồ hôi, công sức của những người nông dân chân lấm tay bùn, còn có sự cống hiến trí tuệ và tấm lòng của Giáo sư - Bác sĩ Nông học Lương Định Của.
- Theo em, thế nào là cần cù, sáng tạo trong lao động?
Trả lời:
+ Cần cù là chăm chỉ, chuyên cần, chịu khó trong công việc.
+ Sáng tạo là say mê nghiên cứu, tìm tòi trong lao động.
Lời giải GDCD 8 Bài 3: Lao động cần cù, sáng tạo hay khác: