Giải GDCD 8 trang 53 Chân trời sáng tạo


Haylamdo biên soạn và sưu tầm Với lời giải bài tập Giáo dục công dân lớp 8 trang 53 trong Bài 8: Lập kế hoạch chi tiêu Giáo dục công dân 8 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập GDCD lớp 8 trang 53.

Giải GDCD 8 trang 53 Chân trời sáng tạo

Luyện tập 2 trang 53 GDCD 8: Em hãy đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi

Tình huống. Bạn K rất thích những bức ảnh 3D mô phỏng các nhân vật siêu anh hùng. Bạn K thường trích ra một ít tiền tiêu vặt đề mua. Mỗi khi cô bán hàng trưng bày những bức ảnh 3D mới thì bạn K lại tìm đến bạn thân vay tiền để mua. Bạn K nói với bạn: “Bạn cho mình mượn tiền nhé, mình sẽ gửi trả bạn sau”.

Câu hỏi:

- Em có đồng tình với hành động của bạn K không? Vì sao?

- Nếu là bạn của bạn K, em sẽ tư vấn cho bạn như thế nào?

Trả lời:

- Em không đồng tình với hành động của bạn K. Vì: hành động này cho thấy K chưa biết cách chi tiêu hợp lí.

- Nếu là bạn của K, em sẽ khuyên K:

+ Nên thiết lập lại kế hoạch chi tiêu.

+ Chỉ chi tiêu vào những việc thực sự cần thiết và trong khả năng chi trả của bản thân.

+ Hạn chế tối đa việc vay tiền, chỉ vay trong hoàn cảnh thực sự cấp thiết và phải trả đúng hạn.

Luyện tập 3 trang 53 GDCD 8: Em hãy cùng bạn sắm vai và xử lí các tình huống sau:

Tình huống 1. Sau một tháng thực hiện ghi chép và theo dõi chi tiêu hằng ngày, bạn A và bạn B cùng trao đổi kinh nghiệm với nhau. Bạn A chia sẻ: “Mình vẫn hay bị quên những khoản chi tiêu nhỏ đã sử dụng”. Bạn B thì bảo rằng: “Khi tổng kết lại, mình bị thiếu một số tiền lớn. Phải điều chỉnh cách sử dụng tiền và chi tiêu thôi”. Bạn A nói: “Hay là mình đi tìm bạn M để nhờ bạn ấy tư vấn đi. Bạn M quản lí chi tiêu giỏi lắm”.

Câu hỏi: Nếu là bạn M, em sẽ giúp bạn A và bạn B như thế nào ?

Tình huống 2. Chú của bạn H đi làm ăn xa ở thành phố. Dịp này về thăm nhà, chú đã cho bạn H một khoản tiền. Bạn H tự hào nói với nhóm bạn của mình: “Hôm nay, mình mới các bạn ăn kem nhé!”. Khoản tiền còn lại, bạn H dự định dùng để mua những thẻ bài mà mình yêu thích.

Câu hỏi: Nếu là bạn thân của bạn H, em sẽ nhắc nhở bạn H chi tiêu như thế nào cho hợp lí?

Trả lời:

* Trả lời câu hỏi tình huống 1: Nếu là M, em sẽ khuyên các bạn A và B:

- Hằng tháng, nên lập một bản kế hoạch chi tiêu hợp lí. Trong đó, cần xác định rõ:

+ Tổng số tiền có được là bao nhiêu?

+ Mình cần chi tiêu vào những khoản nào? Khoản nào là nhu cầu thiết yếu? Khoản nào không phải là nhu cầu thiết yếu?

+ Dự trù một số tình huống có thể phát sinh trong tháng.

+ Nguyên tắc chi tiêu mà mình áp dụng là gì?

- Hình thành và rèn luyện những thói quen chi tiêu hợp lí.

- Có một quyển sổ nhỏ để ghi chép, theo dõi quá trình thực hiện kế hoạch chi tiêu

- Thái độ quyết tâm, nghiêm túc khi thực hiện kế hoạch.

* Trả lời câu hỏi tình huống 2: Nếu là bạn thân của H, em sẽ nhắc nhở bạn:

+ Cần lập kế hoạch chi tiêu, sử dụng hợp lí số tiền mình có được.

+ Trước khi chi tiêu thứ gì, chúng ta cần xem xét đến tính cấp thiết của việc đó. Chúng ta chỉ nên sử dụng tiền để mua những đồ thật sự cần thiết và trong khả năng chi trả của bản thân. Việc H dùng số tiền chú cho để mua kem, tuy trong khả năng chi trả, nhưng đây không phải là nhu cầu cấp thiết.

Luyện tập 4 trang 53 GDCD 8: Em hãy lập kế hoạch chi tiêu theo năm bước để thực hiện một mục tiêu cụ thể (tổ chức sinh nhật, mua quà,...).

Trả lời:

(*) Tham khảo:

- Bước 1:

+ Mục tiêu: mua đôi giày thể thao mới (giày Stan Smith của hãng Adidas)

+ Thời gian thực hiện: 4 tháng

+ Nguồn lực hiện có: tiền mừng tuổi (500.000 đồng); tiền tiết kiệm và tiền thưởng (700.000 đồng)

- Bước 2: Các khoản cần chi trong 4 tháng tới:

+ Tiền mua giày mới: 1.700.000 đồng (giá của đôi giày Stan Smith)

+ Tiền mua quà tặng sinh nhật mẹ (dự kiến khoảng 300.000 đồng).

- Bước 3: Nguyên tắc thu - chi:

+ Thu: tổng hợp tất cả các khoản tiền hiện có (tiền mừng tuổi, tiết kiệm, thưởng) cùng với số tiền làm thêm (dự kiến sẽ làm thêm các công việc phù hợp, trong 4 tháng, mỗi tháng tiền lương để ra khoảng 200.000 đồng).

+ Chi: chỉ chi tiêu vào những việc thực sự cần thiết và trong khả năng chi trả.

- Bước 4: thực hiện kế hoạch chi tiêu

- Bước 5: kiểm tra và điều chỉnh kế hoạch chi tiêu.

Vận dụng 1 trang 53 GDCD 8: Em hãy tự đánh giá thói quen chi tiêu của bản thân và điều chỉnh sao cho hợp lí.

Trả lời:

(*) Tham khảo: Sau khi điều chỉnh (lập kế hoạch chi tiêu, rèn luyện những thói quen chi tiêu hợp lí), việc quản lí chi tiêu của em đã được cải thiện, cụ thể:

+ Tránh được những khoản chi tiêu không thiết yếu.

+ Hàng tháng, tích lũy được nhiều tiền tiết kiệm hơn.

Vận dụng 2 trang 53 GDCD 8: Em hãy chọn một bạn trong lớp để giúp nhau xây dựng kế hoạch chi tiêu và nhắc nhở nhau thực hiện trong một tháng.

Trả lời:

(*) Học sinh tự thực hiện.

Lời giải GDCD 8 Bài 8: Lập kế hoạch chi tiêu hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Giáo dục công dân 8 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: