Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 15: Thế điện cực và nguồn điện hoá học - Kết nối tri thức
Haylamdo biên soạn và sưu tầm 15 câu hỏi trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 15: Thế điện cực và nguồn điện hoá học có đáp án chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh lớp 12 ôn luyện trắc nghiệm Hóa 12.
Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 15: Thế điện cực và nguồn điện hoá học - Kết nối tri thức
Câu 1. Kí hiệu cặp oxi hoá − khử ứng với quá trình khử: Fe2+ + 2e → Fe là
A. Fe3+/Fe2+.
B. Fe2+/Fe.
C. Fe3+/Fe.
D. Fe2+/Fe3+.
Câu 2. Trong số các ion: Ag+, Al3+, Na+, Mg2+, ion nào có tính oxi hoá mạnh nhất ở điều kiện chuẩn?
A. Na+.
B. Mg2+.
C. Ag+.
D. Al3+.
Câu 3. Dãy các kim loại được sắp xếp theo chiều tính khử giảm dần là
A. K > Na > Mg > Cu > Ag > Al.
B. Ba > K > Ag > Cu > Fe > Al.
C. K > Mg > Al > Fe > Cu > Ag.
D. Ca > Zn > Cu > Mg> Fe > Al.
Câu 4. Dãy các ion được sắp xếp theo chiều tính oxi hoá giảm dần là
A. K+ > Mg2+ > Al3+ > Fe2+ > Cu2+.
B. Fe2+ > Cu2+ > K+ > Mg2+ > Al3+.
C. Cu2+ > Fe2+ > K+ > Mg2+ > Al3+.
D. Cu2+ > Fe2+ > Al3+ > Mg2+ > K+.
Câu 5. Cho pin điện hoá Al – Pb. Biết ; . Sức điện động của pin điện hoá Al – Pb là
A. 1,79V.
B. −1,79V.
C. −1,53V.
D. 1,53V.
Câu 6. Giá trị thế điện cực chuẩn của cặp oxi hoá − khử nào được quy ước bằng 0?
A. Na+/Na.
B. 2H+/H2.
C. Al3+/Al.
D. Cl2/2Cl–.
Câu 7. Ở điều kiện chuẩn, kim loại nào sau đây tác dụng được với dung dịch HCl?
A. Mg.
B. Cu.
C. Hg.
D. Au.
Câu 8. Cho pin điện hóa Pb – Cu có sức điện động chuẩn = 0,47 V, pin Zn – Cu có sức điện động chuẩn = 1,10 V. Sức điện động chuẩn của pin Zn – Pb là
A. 0,63 V.
B. 1,57 V.
C. 0,47 V.
D. 0,55 V.
Câu 9. Cặp oxi hóa – khử của kim loại là
A. dạng oxi hóa và dạng khử của cùng một nguyên tố kim loại.
B. dạng oxi hóa và dạng khử của cùng một hợp chất của kim loại.
C. dạng oxi hóa và dạng khử của các dạng thù hình của một nguyên tố kim loại.
D. dạng oxi hóa và dạng khử của một cation kim loại và kim loại đó.
Câu 10. Trong quá trình hoạt động của pin điện Ni − Cu, quá trình xảy ra ở anode là
A. Ni ⟶ Ni2+ + 2e.
B. Cu ⟶ Cu2+ + 2e.
C. Cu2+ + 2e ⟶ Cu.
D. Ni2+ + 2e ⟶ Ni.
Câu 11. Pin Galvani Zn − Cu gồm điện cực kẽm và điện cực đồng được nối với nhau bởi cầu muối (thường chứa dung dịch KCl bão hòa).
a. Khi hoạt động, điện cực Zn bị tan đi.
b. Tại cực dương (cathode) xảy ra sự oxi hóa Zn.
c. Dòng electron di chuyển từ cực Zn sang cực Cu.
d. Khối lượng cực Cu tăng lên so với trước khi hoạt động.
Câu 12. Những phát biểu sau đây là đúng hay sai?
a. Phản ứng hóa học xảy ra trong pin Galvani là phản ứng tự diễn biến.
b. Trong pin Galvani, điện cực âm là nơi xảy ra quá trình khử.
c. Sức điện động của pin Galvani là hiệu điện thế giữa hai điện cực.
d. Pin Galvani tạo ra dòng điện từ quá trình vật lí.
Câu 13. Cho pin điện hóa Zn2+/Zn và Cu2+/ Cu. Cho và . Tính sức điện động chuẩn của pin.
Câu 14. Sức điện động chuẩn của pin Cu2+/ Cu và Ag+/ Ag là = 0,46V; Biết . Xác định thế điện cực chuẩn của cặp oxi hóa – khử Ag+/ Ag.
Câu 15. Tổng số phản ứng hóa học xảy ra khi lần lượt cho Fe, Ag, Zn, Al, Au vào dung dịch CuSO4 là bao nhiêu?