Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 29: Một số tính chất và ứng dụng của phức chất - Kết nối tri thức
Haylamdo biên soạn và sưu tầm 15 câu hỏi trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 29: Một số tính chất và ứng dụng của phức chất có đáp án chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh lớp 12 ôn luyện trắc nghiệm Hóa 12.
Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 29: Một số tính chất và ứng dụng của phức chất - Kết nối tri thức
Câu 1. Phức chất [Cu(H2O)6]2+có màu xanh; phức chất [Cu(NH3)4(H2O)2] có màu xanh lam và phức chất [CuCl4]2− có màu vàng. Màu sẳc của ba phức chất khác nhau là do chúng khác nhau về
A. nguyên tử trung tâm.
B. phối tử.
C. cả nguyên tử trung tâm và phối tử.
D. số lượng phối tử.
Câu 2. Phối tử H2O trong phức chất aqua [Cu(H2O)6]2+ có thể bị thế bởi 1 phối tử NH3 tạo thành phức chất là
A. [Cu(NH3)6]2+.
B. [Cu(NH3)2(H2O)5].
C. [Cu(NH3)(H2O)5]2+.
D. [Cu(NH3)(H2O)5].
Câu 3. Các phối tử H2O trong phức chất [Ni(H2O)6]2+ có thể bị thế hết bởi sáu phối tử NH3 tạo thành phức chất là
A. [Ni(NH3)6]2+.
B. [Ni(NH3)2(H2O)4].
C. [Ni(NH3)(H2O)5]2+.
D. [Ni(NH3)5(H2O)]2+.
Câu 4. Cho lượng dư dung dịch NH3 tác dụng với AgCl. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Kết tủa trắng tan dần, phức chất [Ag(NH3)2]+ không màu được tạo thành.
B. Không có hiện tượng gì xảy ra.
C. Kết tủa trắng tan dần, phức chất [Ag(NH3)2]+ màu xanh được tạo thành.
D. Kết tủa trắng tan dần, phức chất [Ag(NH3)2]+ không màu được tạo thành.
Câu 5. Cho phát biểu sau: “Khi tan trong nước, muối của các kim loại chuyển tiếp …(1)… thành các ion. Sau đó, cation kim loại chuyển tiếp (Mn+) thường nhận các cặp electron hoá trị riêng từ các phân tử H2O để hình thành các liên kết cho − nhận, tạo ra phức chất aqua có dạng tổng quát là ...(2)....”
Cụm từ cần điền vào (1) và (2) lần lượt là
A. điện li, [M(H2O)n]+.
B. điện li, [M(H2O)m]n+.
C. phân li, [M(H2O)m]n+.
D. phân li, [M(H2O)n]+.
Câu 6. Khi cho dung dịch ammonia dư vào dung dịch chứa phức chất [Ni(H2O)6]2+ và anion Cl− thì có phản ứng sau:
[Ni(H2O)6]2+(aq) + 6NH3(aq) → [Ni(NH3)6]2+(aq) + 6H2O(l) (*)
Phát biểu nào dưới đây là không đúng?
A. Trong điều kiện của phản ứng (*), phức chất [Ni(NH3)6]2+(aq) kém bền hơn phức chất [Ni(H2O)6]2+(aq).
B. Phản ứng (*) là phản ứng thế phối tử.
C. Dung dịch sau phản ứng có pH > 7.
D. Trong phản ứng không có sự thay đổi số oxi hoá của các nguyên tố.
Câu 7. Khi nhỏ vài giọt dung dịch NH3 vào ống nghiệm chứa AgCl thu được phức chất X. Phát biểu nào dưới đây là đúng?
A. Phức chất X có công thức là [Ag(NH3)2]+.
B. Dấu hiệu chứng tỏ phức chất X được tạo thành là có sự xuất hiện kết tủa.
C. Phức chất X có nguyên tử trung tâm là NH3.
D. Phức chất X không mang điện tích và tan tốt trong nước.
Câu 8. X là phức chất aqua của ion Co2+ có dạng hình học bát diện. Phát biểu nào dưới đây về X là đúng?
A. Phức chất X có màu hồng đỏ.
B. X có công thức là [Co(H2O)4]2+.
C. Liên kết giữa phối tử H2O và nguyên tử trung tâm Co2+ là liên kết cộng hóa trị.
D. Không thể phân biệt hai phức chất [Co(H2O)6]2+ và [Co(NH3)6]2+ vì hai phức chất này đều có cùng nguyên tử trung tâm.
Câu 9. Khi cho dung dịch ammonia dư vào dung dịch chứa phức [Ni(H2O)6]2+ và ion Cl− thì có phản ứng sau:
Phát biểu nào dưới đây là sai?
A. Phản ứng (*) là phản ứng thế phối tử.
B. Dung dịch sau phản ứng có pH > 7.
C. Trong phản ứng không có sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tố.
D. Trong điều kiện của phản ứng (*) phức chất [Ni(NH3)6]2+ kém bền hơn phức chất [Ni(H2O)6]2+.
Câu 10. Trong phức chất [Co(H2O)6]2+, 2 phối tử H2O có thể bị thế bởi 2 phối tử OH−. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Phức chất tạo thành có 4 phối tử nước và 2 phối tử OH−.
B. Phức chất tạo thành có điện tích +2.
C. Phức chất tạo thành có nguyên tử trung tâm là Co2+.
D. Phức chất tạo thành là [Co(OH)2(H2O)4].
Câu 11. Xét phản ứng: [PtCl4]2− + 2NH3 → [PtCl2(NH3)2] + 2Cl−.
a. Trong phản ứng trên có 1 phối tử Cl− trong phức chất [PtCl4]2− đã bị thay thế bởi phối tử NH3.
b. Phức chất [PtCl2(NH3)2] kém bền hơn phức chất [PtCl4]2−.
c. Phức chất [PtCl2(NH3)2] có dạng bát diện.
d. Phức chất [PtCl4]2− có nguyên tử trung tâm là Pt và số liên kết phối trí là 4.
Câu 12. Cho hai quá trình sau:
[Cu(H2O)6]2+(aq) + 2NH3(aq) [Cu(NH3)2(H2O)4]2+(aq) + 2H2O(l);
= −46 kJ, KC = 107,7 (I)
[Cu(H2O)6]2+(aq) + en(aq) [Cu(en)( H2O)4]2+(aq) + 2H2O(l);
= −54 kJ, KC = 1010,6 (II)
Trong đó, en là ethylenediamine. Phân từ này đã dùng tất cả các cặp electron hoá trị riêng để tạo liên kết cho − nhận với cation Cu2+
a. Quá trình (II) thuận lợi hơn quá trình (I) về năng lượng.
b. Sự thế H2O trong phức chất [Cu(H2O)6]2+ bởi NH3 tạo ra phức chất bền hơn so với sự thế H2O trong phức chất [Cu(H2O)6]2+ bởi en.
c. Xung quanh nguyên tử trung tâm trong phức chất [Cu(NH3)2(H2O)4]2+ và trong phức chất [Cu(en)(H2O)4]2+ đều có 6 liên kết .
d. Phản ứng diễn ra ở quá trinh (I) và (II) đều có sự tạo thành phức chất không tan và có sự biến đổi màu sắc.
Câu 13. Cisplatin là thế hệ đầu tiên trong số ba phức chất của Pt2+ được sử dụng trong điều trị ung thư. Nó được biết đến với vai trò to lớn trong điều trị ung thư buồng trứng, tinh hoàn, bàng quang, đầu, cổ,... Nhờ có cisplatin hơn 90% bệnh nhân ung thư tinh hoàn đã được cứu sống. Cisplatin có thể được điều chế theo sơ đồ sau:
Xác định x. (Biết x là điện tích của phức chất, có dạng a− nếu phức chất mang điện tích âm hoặc a+ nếu phức chất mang điện tích dương)
Câu 14. Phức chất [Cu(NH3)4](OH)2 (X) là một chất có rất nhiều ứng dụng trong thực tế. Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng khi nói về X:
a. Chất X được tạo thành khi cho từ từ đến dư dung dịch NH3 vào Cu(OH)2.
b. Phức chất X có dạng hình tứ diện.
c. Số phối tử trong X bằng 6.
d. X là 1 phức chất có tính base mạnh.
Câu 15. Xét phản ứng sau: [Cu(H2O)6]2+ + NH3 → [Cu(NH3)(H2O)5]2+. Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng khi nói về phản ứng trên:
a. Phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hoá − khử.
b. 1 phối tử nước trong phức chất [Cu(H2O)6]2+ đã bị thế bởi 1 phối tử NH3.
c. Dấu hiệu của phức chất [Cu(NH3)(H2O)5]2+ tạo thành là tạo thành kết tủa.
d. Phức chất tạo thành có tổng 6 phối tử.