Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 28: Sơ lược về phức chất - Kết nối tri thức
Haylamdo biên soạn và sưu tầm 15 câu hỏi trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 28: Sơ lược về phức chất có đáp án chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh lớp 12 ôn luyện trắc nghiệm Hóa 12.
Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 28: Sơ lược về phức chất - Kết nối tri thức
Câu 1. Theo thuyết Liên kết hoá trị, để trở thành phối tử trong phức chất thì phân tử hoặc anion cần có
A. các orbital trống.
B. cặp electron hoá trị riêng.
C. ít nhất 4 orbital trống.
D. ít nhất hai cặp electron hoá trị riêng.
Câu 2. Cho phát biểu sau: “Phức chất đơn giản thường có một ...(1)... liên kết với các phối tử bao quanh. Liên kết giữa nguyên tử trung tâm và phối tử trong phức chất là liên kết ...(2)....”. Cụm từ cần điền vào (1) và (2) lần lượt là
A. cation kim loại, ion.
B. nguyên tử kim loại, cho − nhận.
C. nguyên tử trung tâm, cho − nhận.
D. phối tử, ion.
Câu 3. Cho phát biểu đúng nhất về dạng hình học có thể có của phức chất có dạng tổng quát [ML4]
A. Tứ diện.
B. Bát diện.
C. Vuông phẳng.
D. Tứ diện hoặc vuông phẳng.
Câu 4. Số lượng phối tử có trong mỗi phức chất [PtCl4]2− và [Fe(CO)5] là
A. 4 và 5.
B. 5 và 6.
C. 5 và 2.
D. 1 và 2.
Câu 5. Dạng hình học có thể có của phức chất [FeF6]3− là
A. Tứ diện.
B. Bát diện.
C. Vuông phẳng.
D. Tứ diện hoặc vuông phẳng.
Câu 6. Cho biết số lượng phối tử có trong phức chất [Cu(H2O)6]2+ là
A. 2
B. 6
C. 4
D.5.
Câu 7. Phát biểu nào dưới đây là sai?
A. Nguyên tử trung tâm là cation kim loại hoặc nguyên tử kim loại có orbital trống đã nhận cặp electron chưa liên kết của phối tử.
B. Phối tử cho cặp electron chưa liên kết vào orbital trống của nguyên tử trung tâm.
C. Phức lập phương chỉ biết đối với các ion có kích thước rất lớn so với kích thước phối tử.
D. Phức chất luôn mang điện tích dương hoặc âm.
Câu 8. Phân tử ethylamine (C2H5NH2) có số cặp electron chưa liên kết là
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4.
Câu 9. Nguyên tử trung tâm của phức [Co(NH3)6]3+ là ?
A. N
B. Co
C. Co3+
D. NH3
Câu 10. Công thức tổng quát của phức chất (với nguyên tử trung tâm M và phối tử L) có dạng tứ diện và bát diện lần lượt là
A. [ML2] và [ML4].
B. [ML4] và [ML6].
C. [ML6] và [ML2].
D. [ML6] và [ML4].
Câu 11. Một phức chất có công thức [Fe(H2O)6](NO3)3
a. Nguyên tử trung tâm là cation Fe2+.
b. Phối tử là
c. Trong phức chất trên nguyên tử Fe chiếm 16% về khối lượng.
d. Tỉ lệ khối lượng của phối tử và nguyên tử trung tâm là 14 : 27.
Câu 12. Khi cho copper(II) hydroxide vào dung dịch NH3 dư thì hình thành phức vuông phẳng với các phối tử là NH3.
a. Công thức của phức trên là [Cu(NH3)4](OH)2.
b. Trong phức trên NH3 là phối tử còn Cu2+ là nguyên tử trung tâm.
c. Khi hình thành liên kết các phân tử NH3 đã nhận cặp electron tự do của Cu2+.
d. [Cu(NH3)4](OH)2 là chất kết tủa màu xanh thẫm.
Câu 13. Cho phức chất [PtCl4]2−, nguyên tử trung tâm Pt tạo bao nhiêu liên kết s với phối tử Cl−?
Câu 14. Nguyên tử trung tâm trong phức chất [Cu(H2O)]2+ mang bao nhiêu điện tích dương?
Câu 15. Cho phức chất [Cr(NH3)6]3+, hãy cho biết có bao nhiêu nhận định đúng trong các nhận định sau :
a. Phức chất trên có nguyên tử trung tâm là NH3.
b. Phức chất trên có điện tích là 3+.
c. Trong phức [Cr(NH3)6]3+, NH3 đóng vai trò là phối tử.
d. Liên kết giữa phối tử NH3 và nguyên tử trung tâm Cr là liên kết cho − nhận.