Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 17: Ôn tập chương 5 - Kết nối tri thức
Haylamdo biên soạn và sưu tầm 15 câu hỏi trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 17: Ôn tập chương 5 có đáp án chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh lớp 12 ôn luyện trắc nghiệm Hóa 12.
Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 17: Ôn tập chương 5 - Kết nối tri thức
Câu 1. Cho một pin điện hóa được tạo bởi cặp oxi hóa – khử Fe2+/Fe và Ni2+/Ni. Phản ứng xảy ra ở cực âm của pin điện hóa (ở điều kiện chuẩn) là
A. Fe → Fe2+ + 2e.
B. Ni → Ni2+ + 2e.
C. Fe2+ + 2e → Fe.
D. Ni2+ + 2e → Ni.
Câu 2. Dãy cation kim loại được sắp xếp theo chiều tăng dần tính oxi hóa từ trái sang phải là
A. Cu2+, Fe2+, Mg2+.
B. Mg2+, Fe2+, Cu2+.
C. Mg2+, Cu2+, Fe2+.
D. Cu2+, Mg2+, Fe2+.
Câu 3. Ion kim loại nào sau đây không bị khử bởi Zn?
A. Cu2+.
B. Ag+.
C. Al3+.
D. Hg2+.
Câu 4. Dãy kim loại sắp xếp theo chiều tăng dần tính khử từ trái sang phải là
A. Pb, Ni, Sn, Zn.
B. Pb, Sn, Ni, Zn.
C. Ni, Sn, Zn, Pb.
D. Ni, Zn, Pb, Sn.
Câu 5. Phản ứng X + Y2+ → X2+ + Y sẽ tự xảy ra nếu X và Y lần lượt là các chất nào sau đây?
A. Ni và Fe.
B. Ni và Zn.
C. Fe và Zn.
D. Zn và Ni.
Câu 6. Cho dung dịch FeCl2 tác dụng với dung dịch AgNO3 dư. Sau phản ứng có những chất kết tủa được sinh ra là
A. Fe và Ag.
B. FeCl2 và AgCl.
C. Fe và AgCl.
D. Ag và AgCl.
Câu 7. Cho pin điện hóa Al – Cu. Biết = –1,66 V và = 0,34 V. Sức điện động chuẩn của pin điện hóa Al – Cu là
A. 1,00 V.
B. 1,34 V.
C. 1,66 V.
D. 2,00 V.
Câu 8. Dung dịch chất nào sau đây có thể hòa tan được lá sắt?
A. AlCl3.
B. Fe2(SO4)3.
C. FeCl2.
D. MgCl2
Câu 9. Trong quá trình điện phân, 1 mol Cu2+ được điện phân cần bao nhiêu mol electron?
A. 3.
B. 2.
C. 1.
D. 6.
Câu 10. Hiện tượng xảy ra khi cho một lượng nhỏ bột đồng vào ống nghiệm chứa dung dịch MgCl2 là gì?
A. Dung dịch chuyển sang màu xanh.
B. Xuất hiện kết tủa Mg màu đen.
C. Cu tan vào trong dung dịch.
D. Không quan sát được hiện tượng gì.
Câu 11. Cho đinh sắt (iron) tác dụng với dung dịch copper(II) sulfate thu được muối iron(II) sulfate và copper.
a. Phương trình hoá học ở dạng ion thu gọn là: Fe + Cu2+Fe2+ + Cu.
b. Các cặp oxi hoá – khử trong phản ứng trên là Fe3+/Fe2+ và Cu2+/Cu.
c. Trong phản ứng trên xảy ra sự khử iron và sự oxi hoá ion copper(II).
d. Thí nghiệm cho biết thế điện cực chuẩn của Fe2+/Fe nhỏ hơn thế điện cực của cặp Cu2+/Cu.
Câu 12. Hiện tượng điện phân có nhiều ứng dụng trong thực tiễn sản xuất và đời sống như luyện kim, tinh chế kim loại, mạ điện, …
a. Trong quá trình điện phân dung dịch, khối lượng dung dịch luôn giảm.
b. Trong quá trình điện phân dung dịch, anode luôn xảy ra quá trình khử.
c. Trong quá trình điện phân dung dịch NaCl (điện cực trơ, có màng ngăn), pH của dung dịch tăng.
d. Trong quá trình điện phân dung dịch, cathode luôn thu được kim loại.
Câu 13. Cho = 3,17 V và = –2,37 V. Tính thế điện cực chuẩn của cặp oxi hóa – khử Ag+/Ag ().
Câu 14. Điện phân 2 lít dung dịch NaCl 0,5 M với điện cực trơ, màng ngăn xốp bằng dòng điện có cường độ không đổi 0,2 A. Sau 1930 giây thì dừng điện phân, thu được dung dịch X (giả thiết thể tích dung dịch không đổi). Dung dịch X có pH bằng bao nhiêu? (Làm tròn kết quả đến hàng phần mười).
Câu 15: Tính thế điện cực chuẩn E0 của cặp oxi hóa khử , biết suất điện động chuẩn của pin điện hóa Cd – Mn là +0,79V và = –0,40V.