Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 22: Sự ăn mòn kim loại - Kết nối tri thức
Haylamdo biên soạn và sưu tầm 15 câu hỏi trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 22: Sự ăn mòn kim loại có đáp án chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh lớp 12 ôn luyện trắc nghiệm Hóa 12.
Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 22: Sự ăn mòn kim loại - Kết nối tri thức
Câu 1. Khi một vật bằng sắt tây (sát tráng thiếc) bị xây sát sâu tới lớp sắt bên trong để lâu trong không khí ẩm sẽ xảy ra quá trình nào sau đây?
A. Sn bị ăn mòn điện hoá.
B. Fe bị ăn mòn điện hoá.
C. Fe bị ăn mòn hoá học.
D. Sn bị ăn mòn hoá học.
Câu 2. Để bảo vệ vỏ tàu biển làm bằng thép người ta thường gắn vào vỏ tàu (phần ngâm dưới nước) những tấm kim loại nào sau đây?
A. Sn.
B. Pb.
C. Zn.
D. Cu.
Câu 3. Biết ion Pb2+ trong dung dịch oxi hoá được Sn. Hai thanh kim loại Pb và Sn được nối với nhau bằng dây dẫn điện và nhúng vào dung dịch HCl thì chất bị ăn mòn điện hoá là
A. HCl
B. Pb
C. Sn
D. Pb và Sn
Câu 4. Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Cho vật bằng gang vào dung dịch HCl.
(2) Cho đinh sắt vào dung dịch H2SO4 2M.
(3) Nhúng thanh Zn vào dung dịch AgNO3.
(4) Để miếng tôn (Fe tráng Zn) có vết xước sâu ngoài không khí ẩm.
Số thí nghiệm có xảy ra quá trình ăn mòn điện hóa là
A. 2.
B. 4.
C. 1.
D. 3.
Câu 5. Một dây phơi quần áo gồm một đoạn dây đồng nối với một đoạn dây thép. Hiện tượng nào xảy ra ở chỗ nối hai đoạn dây khi để lâu ngày?
A. Sắt và đồng đều không bị ăn mòn.
B. Sắt bị ăn mòn.
C. Sắt và đồng đều bị ăn mòn.
D. Đồng bị ăn mòn.
Câu 6. Thí nghiệm nào sau đây xảy ra sự ăn mòn điện hóa học?
A. Nhúng thanh Cu vào dung dịch FeSO4 và H2SO4.
B. Nhúng thanh Fe vào dung dịch hỗn hợp CuSO4 và H2SO4.
C. Nhúng thanh Zn vào dung dịch HCl.
D. Đốt thanh Fe trong không khí.
Câu 7. Fe bị ăn mòn điện hóa khi tiếp xúc với kim loại M để ngoài không khí ẩm. Kim loại M là
A. Mg.
B. Al.
C. Cu.
D. Zn.
Câu 8. Lần lượt nối thanh Zn với mỗi kim loại sau đây và cho vào dung dịch HCl. Để Zn bị ăn mòn điện hóa thì cần nối với kim loại nào?
A. Mg.
B. Zn.
C. Ag.
D. Al.
Câu 9. Ngâm một lá sắt trong dung dịch HCl, sắt bị ăn mòn chậm. Nếu cho thêm dung dịch CuSO4 vào dung dịch acid thì sắt bị ăn mòn
A. chậm hơn.
B. không thay đổi.
C. nhanh hơn.
D. chậm hơn rồi dừng lại.
Câu 10. Có 4 dung dịch riêng biệt: a) HCl; b) CuCl2; c) FeCl3; d) HCl có lẫn CuCl2. Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh Fe nguyên chất. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hóa là
A. 0.
B. 1.
C. 2.
D. 3.
Câu 11. Khi để kim loại trong không khí, có thể xảy ra hiện tượng ăn mòn hóa học. Nguyên nhân của hiện tượng trên là do xảy ra phản ứng oxi hóa – khử trực tiếp giữa kim loại với các chất oxi hóa có trong môi trường.
a. Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4 xảy ra hiện tượng ăn mòn hóa học.
b. Nhúng thanh hợp kim Fe−Cu vào dung dịch HCl xảy ra hiện tượng ăn mòn hóa học.
c. Nhúng thanh Cu vào dung dịch Fe2(SO4)3 xảy ra hiện tượng ăn mòn hóa học.
d. Nhúng thanh Cu vào dung dịch AgNO3 xảy ra hiện tượng ăn mòn hóa học.
Câu 12. Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau đây:
Bước 1: Nhỏ vào ba ống nghiệm, mỗi ống nghiệm 3 ml dung dịch HCl loãng cùng nồng độ.
Bước 2: Cho lần lượt mẫu Al, mẫu Fe, mẫu Cu có số mol bằng nhau vào 3 ống nghiệm.
Bước 3: Nhỏ tiếp vài giọt dung dịch CuSO4 vào các ống nghiệm.
a. Khí H2 thoát ở 2 ống nghiệm chứa Al và Fe; Al và Fe bị ăn mòn hoá học.
b. Mẫu Fe bị hòa tan nhanh hơn so với mẫu Al.
c. Ở bước 3, Al, Fe bị ăn mòn điện hoá, Cu bị ăn mòn hoá học.
d. Ở bước 3, khí thoát ra nhanh hơn so với ở bước 2.
Câu 13. Cho các cặp kim loại nguyên chất tiếp xúc trực tiếp với nhau: Fe và Pb; Fe và Zn; Fe và Sn; Fe và Ni. Khi nhúng các cặp kim loại trên vào dung dịch acid, số cặp kim loại trong đó Fe bị phá huỷ trước là bao nhiêu?
Câu 14. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Ngâm lá đồng trong dung dịch AgNO3.
(2) Ngâm lá kẽm trong dung dịch HCl loãng.
(3) Ngâm lá sắt được cuộn dây đồng trong dung dịch HCI.
(4) Đặt một vật làm bằng gang ngoài không khí ẩm trong nhiều ngày.
(5) Ngâm một miếng đồng vào dung dịch Fe2(SO4)3.
Số thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hoá là bao nhiêu?
Câu 15. Cho các phương pháp sau:
(a) Gắn kim loại zinc vào kim loại iron.
(b) Gắn kim loại copper vào kim loại iron.
(c) Phủ một lớp sơn lên bề mặt iron.
(d) Tráng tin lên bề mặt iron.
Số phương pháp điện hóa được sử dụng để bảo vệ kim loại iron không bị ăn mòn là bao nhiêu?