a) Nguyên tố A không phải là khí hiếm, nguyên tử có phân lớp electron ngoài cùng là 3p. Nguyên tử nguyên tố B có phân lớp e ngoài cùng là 4s. (1) Trong 2 nguyên tố A, B nguyên tố nào là kim
Câu hỏi:
a) Nguyên tố A không phải là khí hiếm, nguyên tử có phân lớp electron ngoài cùng là 3p. Nguyên tử nguyên tố B có phân lớp e ngoài cùng là 4s.
(1) Trong 2 nguyên tố A, B nguyên tố nào là kim loại, nguyên tố nào là phi kim?
(2) Xác định cấu hình e của A, B và tên của A, B.
Cho biết tổng số e ở hai phân lớp ngoài cùng của A và B là 7.
b) Cho các ion A-, B2+ đều có cấu hình electron của khí trơ Ne (1s22s22p6). Viết cấu hình e của A, B và dự đoán tính chất hoá học của 2 nguyên tố này.
Trả lời:
Lời giải:
a)
(1) Nguyên tử nguyên tố B có phân lớp e ngoài cùng là 4s nên có tối đa 2 electron ở lớp ngoài cùng nên B là nguyên tố kim loại.
Nguyên tố A không phải là khí hiếm, nguyên tử có phân lớp electron ngoài cùng là 3p, A có thể là nguyên tố kim loại hoặc phi kim.
(2) Nguyên tử nguyên tố B có phân lớp e ngoài cùng là 4s sẽ xảy ra 2 trường hợp sau:
Trường hợp 1: B có phân lớp e ngoài cùng là 4s1
→ B có cấu hình electron là 1s22s22p63s23p64s1
→ B có 19 electron → B có Z = 19
A có số electron ở phân lớp ngoài cùng là 7 – 1 = 6
→ A có phân lớp electron ngoài cùng là 3p6 → A là khí hiếm → loại
Trường hợp 2: B có phân lớp e ngoài cùng là 4s2
→ B có cấu hình electron là 1s22s22p63s23p64s2
→ B có 20 electron → B có Z = 20 → B là nguyên tố kim loại canxi (Ca).
A có số electron ở phân lớp ngoài cùng là 7 – 2 = 5
→ A có phân lớp electron ngoài cùng là 3p5
→ A có cấu hình electron là 1s22s22p63s23p5
→ A có 17 electron → A có Z = 17 → A là nguyên tố phi kim clo (Cl).
b) Ion A- có cấu hình electron của khí trơ Ne[2s22p6] nên cấu hình e của A là 1s22s22p5 → A có Z = 9, là nguyên tố phi kim. A có đầy đủ tính chất hoá học của 1 nguyên tố phi kim.
Ion B2+ có cấu hình electron của khí trơ Ne[2s22p6] nên cấu hình e của B là 1s22s22p63s2 → B có Z = 12, là nguyên tố kim loại. B có đầy đủ tính chất hoá học của 1 kim loại.