Xác định nghĩa của các từ bỏ, trong ở mỗi trường hợp dưới đây
Xác định nghĩa của các từ bỏ, trong ở mỗi trường hợp dưới đây
Câu 1 trang 24 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 1 - Cánh diều: Xác định nghĩa của các từ bỏ, trong ở mỗi trường hợp dưới đây:
Bò:
a) Lo gì việc ấy mà lo
Kiến trong miệng chén có bò đi đâu.
(Nguyễn Du)
b) Ba tháng biết lẫy, bảy tháng biết bỏ, chín tháng lò dò biết đi. (Tục ngữ)
c) Tôi quên hết mọi việc, phi như bay về và thấy một chiếc xe bọc vải bạt bò, ọc ạch trên con đường làng chật hẹp. (Hon-đa Sô-i-chi-rô)
Trong:
a) Ngòi đầu cầu nước trong như lọc.
(Đoàn Thị Điểm)
b) Tiếng suối trong như tiếng hát xa.
(Hồ Chí Minh)
c) Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn làm nổi bật màu hồng của hai gò má. (Nguyên Hồng)
Trả lời:
Bài tập này yêu cầu xác định nghĩa của các từ bò, trong ở mỗi cách dùng cụ thể trong những câu đã cho.
Để làm bài tập này, cần nhớ lại khái niệm về từ đa nghĩa nêu trong phần Kiến thức ngữ văn ở SGK: Từ đa nghĩa là những từ có từ hai nghĩa trở lên.
Trên cơ sở cách hiểu đó, có thể dùng từ điển để tra cứu nghĩa khác của các từ bò, trong và tìm nghĩa phù hợp với nghĩa được dùng ở mỗi câu đã cho.
- Xác định nghĩa của từ bò ở mỗi cách dùng cụ thể:
+ a), bò (trong Kiến trong miệng chén có bò đi đâu) chỉ sự chuyển động thân thể ở tư thế bụng áp xuống bằng cử động của toàn thân hoặc những chân ngắn.
+ b) bò (trong … bảy tháng biết bò) chỉ sự di chuyển cơ thể chậm chạp ở tư thế nằm sấp bằng cử động của hai tay và đầu gối.
+ c), bò (trong … một chiếc xe bọc vải bạt bò ọc ạch trên đường làng chật hẹp) chỉ sự di chuyển một cách khó khăn, chậm chạp.
- Xác định nghĩa của từ trong.
+ a) Trong (trong Ngòi đầu cầu nước trong như lọc) chỉ trạng thái nước sạch, có thể nhìn xuyên qua lớp nước
+ b) Trong (trong Tiếng suối trong như tiếng hát xa) miêu tả sự thanh thoát nhẹ nhàng của âm thanh.
+ c) Trong (trong Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong…) chỉ trạng thái long lanh của đôi mắt.