X

Giải Sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 - Cánh diều

Tìm từ đa nghĩa, từ đồng âm trong những câu dưới đây


Tìm từ đa nghĩa, từ đồng âm trong những câu dưới đây

Câu 3 trang 24 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 1 - Cánh diều: (Bài tập 3, SGK) Tìm từ đa nghĩa, từ đồng âm trong những câu dưới đây:

a) Chín:

- Quýt nhà ai chín đỏ cây

Hỡi em đi học, hây hây má tròn.

                                         (Tố Hữu)

-                                     Một nghề cho chín còn hơn chín nghề.

                                                                                        (Tục ngữ)

b) Cắt:

- Nhanh như cắt, rùa há miệng đớp lấy thanh gươm rồi lặn xuống nước. (Sự

tích Hồ Gươm)

-                                       Việc làm khắp chốn cùng nơi 

                                     Giục đi cắt cỏ vai tôi đã mòn.

                                                                                    (Ca dao)

- Bài viết bị cắt một đoạn. (Dẫn theo Hoàng Phê) 

- Chúng cắt lượt nhau suốt ngày vào cà khịa làm cho Trũi không chịu được.

                                                                                                                 (Tô Hoài)

Trả lời:

(Bài tập 3, SGK) Để làm bài tập này, cần chú ý phân biệt từ đa nghĩa (là từ có hai nghĩa trở lên) với từ đồng âm (là những từ có cách phát âm và viết chữ giống nhau nhưng có nghĩa khác nhau).

Trong những câu ở a), ta có:

- Từ đa nghĩa chín với các nghĩa: (quả) ở vào giai đoạn phát triển đầy đủ nhất, thường có màu đỏ hoặc màu vàng, có hương thơm (Quýt nhà ai chín đỏ cây); thành thạo, tinh thông nghề nghiệp (Một nghề cho chín...).

- Từ chín là tính từ với nghĩa: thành thạo, tinh thông (Một nghề cho chín...) đồng âm với chín là số từ chỉ số đứng ngay sau số tám, trước số mười (... còn hơn chín nghề).

b) Trong những câu ở b), ta có:

- Từ đa nghĩa cắt với các nghĩa: làm đứt bằng vật sắc (...cắt cỏ); tách ra một phần để bỏ bớt (Bài viết bị cắt một đoạn); phân chia nhau để làm việc gì theo sự luân phiên (Chúng cắt lượt nhau suốt ngày vào cà khịa...).

- Từ cắt là danh từ chỉ loài chim ăn thịt nhỏ hơn diều hâu, cánh dài và nhọn, bay rất nhanh (nhanh như cắt) đồng âm với cắt là động từ với các ý nghĩa chỉ ra ở trên.

a) Trước hết, cần xác định nghĩa của từ bò trong các cụm từ mồm bò: Ở mồm bò thứ nhất, bò là động từ (chỉ sự di chuyển thân thể của động vật trên bề mặt), còn ở cụm từ mồm bò thứ hai, bò là danh từ (chỉ loài động vật nhai lại, chân có hai móng, sừng rỗng và ngắn, nuôi để lấy sức kéo, thịt hoặc sữa).

Xem thêm các bài giải sách bài tập Ngữ Văn 6 - Cánh diều hay khác::