X

Trắc nghiệm Sinh học 10 Cánh diều

Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 20 (có đáp án 2024): Thành tựu của công nghệ vi sinh vật và ứng dụng của vi sinh vật


Haylamdo biên soạn và sưu tầm 15 câu hỏi trắc nghiệm Sinh 10 Bài 20: Thành tựu của công nghệ vi sinh vật và ứng dụng của vi sinh vật sách Cánh diều có đáp án chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Sinh học 10.

Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 20 (có đáp án 2024): Thành tựu của công nghệ vi sinh vật và ứng dụng của vi sinh vật

Câu 1: Công nghệ vi sinh vật là

A. ngành khoa học nghiên cứu và ứng dụng các vi sinh vật trong nông nghiệp để sản xuất các loại phân bón, thuốc trừ sâu sinh học.

B. ngành khoa học nghiên cứu và ứng dụng các vi sinh vật trong công nghiệp để sản xuất các sản phẩm phục vụ đời sống con người.

C. ngành khoa học nghiên cứu và ứng dụng các vi sinh vật trong y học để sản xuất các loại thuốc nhằm chữa trị các bệnh cho con người.

D. ngành khoa học nghiên cứu và ứng dụng các vi sinh vật trong khoa học môi trường để sản xuất các chế phẩm xử lí ô nhiễm môi trường.

Câu 2: Cho các đặc điểm sau:

(1) Vi sinh vật đóng vai trò quan trọng trong quá trình phân giải hữu cơ, chuyển hoá các chất vô cơ tạo ra nhiều sản phẩm hữu ích cho tự nhiên và con người.

(2) Nhiều vi sinh vật có khả năng sinh trưởng nhanh hoặc sống trong các môi trường cực khắc nghiệt.

(3) Vi sinh vật có khả năng phân hủy gây hư hỏng lương thực, gây mất mĩ quan các vật dụng, đồ gỗ dùng xây dựng nhà cửa.

(4) Nhiều vi sinh vật có khả năng sinh độc tố lây nhiễm vào các nguyên liệu sản xuất dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho con người.

Số đặc điểm là cơ sở khoa học của việc ứng dụng vi sinh vật trong thực tiễnlà

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 3: Cơ sở khoa học của việc ứng dụng vi sinh vật trong sản xuất thuốc điều trị bệnh cho con người là

A. nhiều vi sinh vật có khả năng tổng hợp nhiều chất có hoạt tính sinh học như kháng sinh, enzyme,…

B. nhiều vi sinh vật chỉ có khả năng sinh trưởng trong những giới hạn nhất định của các yếu tố môi trường,

C. nhiều vi sinh vật có khả năng tổng hợp nên các chất độc hại, các chất ức chế sinh trưởng cho côn trùng.

D. nhiều vi sinh vật có khả năng tổng hợp các chất hữu cơ từ chất vô cơ nhờ năng lượng ánh sáng Mặt Trời.

Câu 4:Để sản xuất chất kháng sinh, người ta thường sử dụng chủ yếu những nhóm vi sinh vật nào sau đây?

(1) Xạ khuẩn.

(2) Vi khuẩn.

(3) Động vật nguyên sinh.

(4) Nấm.

A. (1), (2), (3).

B. (1), (2), (4).

C. (2), (3).

D. (1), (4).

Câu 5: Cơ sở khoa học của ứng dụng sử dụng vi sinh vật để sản xuất thuốc trừ sâu sinh học là

A. khả năng tự tổng hợp các chất cần thiết của vi sinh vật.

B. khả năng tiết enzyme ngoại bào để phân giải các chất của vi sinh vật.

C. khả năng tạo ra các chất độc hại cho côn trùng gây hại của vi sinh vật.

D. khả năng chuyển hóa các chất dinh dưỡng cho cây trồng của vi sinh vật.

Câu 6: Cho các đặc điểm sau:

(1) Có khả năng phân giải lân khó tan trong đất

(2) Có khả năng tăng cường cố định đạm

(3) Có khả năng kích thích sinh trưởng bộ rễ cây trồng

(4) Có khả năng tổng hợp độc tố đối với côn trùng

Số đặc điểm là cơ sở của việc ứng dụng vi sinh vật trong sản xuất phân hữu cơ là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 7: Vi sinh vật được sử dụng trong công nghiệp sản xuất ethanol sinh học là

A. nấm men.

B. nấm mốc.

C. tảo.

D. vi khuẩn.

Câu 8: Quy trình sản xuất khí sinh học từ rác thải hữu cơ được thực hiện nhờ

A. nhóm vi sinh vật nitrat hóa và phản nitrat hóa.

B. nhóm vi sinh vật quang tự dưỡng và quang dị dưỡng.

C. nhóm vi sinh vật cố định và phân giải lân.

D. nhóm vi sinh vật lên men và sinh methane.

Câu 9:Chủng vi sinh vật nào sau đây được dùng trong xử lí ô nhiễm môi trường?

A. Clostridium thermocellum.

B. Escherichia coli.

C. Penicillium chrysogenum.

D. Lactococcus lactis.

Câu 10:Cho các thành tựu sau đây:

(1) Sử dụng vi khuẩn Corynebacterium glutamicum để sản xuất mì chính.

(2) Sử dụng nấm mốc Aspergillus niger để sản xuất enzyme amylase, protease bổ sung vào thức ăn chăn nuôi.

(3) Sử dụng nấm Penicillium chrysogenum để sản xuất kháng sinh penicillin.

(4) Sử dụng vi khuẩn Lactococcus lactis để sản xuất phomat.

Trong các thành tựu trên, số thành tựu của công nghệ vi sinh trong công nghiệp thực phẩm là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 11: Vì sao vi sinh vật được sử dụng như những "nhà máy" để sản xuất các protein, DNA, RNA và các sản phẩm khác?

A. Vì vi sinh vật có kích thước rất nhỏ, có khả năng phân bố rộng và hệ gene đã được nghiên cứu để dễ dàng điều khiển các hoạt động trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.

B. Vì vi sinh vật có khả năng trao đổi chất mạnh mẽ, sinh trưởng nhanh và hệ gene đã được nghiên cứu để dễ dàng điều khiển các hoạt động trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.

C. Vì vi sinh vật có khả năng phân bố trong những môi trường khắc nghiệt và hệ gene đã được nghiên cứu để dễ dàng điều khiển các hoạt động trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.

D. Vì vi sinh vật có kích thước rất nhỏ, trao đổi chất mạnh mẽ, sinh trưởng nhanh, hình thức sinh sản đa dạng đồng thời khả năng phân bố rộng đặc biệt là những môi trường khắc nghiệt.

Câu 12: Hãy nối ý ở cột A với ý ở cột B sao cho phù hợp.

Ứng dụng (Cột A)

Cơ sở khoa học (Cột B)

(1) Sản xuất chất kháng sinh

(a) Vi sinh vật có khả năng phân giải protein.

(2) Sản xuất nước mắm

(b) Vi sinh vật có khả năng tự tổng hợp các chất.

(3) Tạo chế phẩm xử lí ô nhiễm môi trường

(c) Vi sinh vật có khả năng phân giải chất hữu cơ.

(4) Sản xuất vaccine

(d) Vi sinh vật đóng vai trò là kháng nguyên

A. 1 – b, 2 – a, 3 – c, 4 – d.

B. 1 – b, 2 – a, 3 – d, 4 – c.

C. 1 – a, 2 – b, 3 – d, 4 – c.

D. 1 – a, 2 – b, 3 – c, 4 – d.

Câu 13: Nhóm vi sinh vật được sử dụng để sản xuất chất kháng sinh tự nhiên chủ yếu là

A. xạ khuẩn và vi khuẩn.

B. xạ khuẩn và vi tảo.

C. vi khuẩn và nấm.

D. xạ khuẩn và nấm.

Câu 14:Lĩnh vực nào sau đây ít có sự liên quan đến công nghệ vi sinh vật?

A. Y học.

B. Môi trường.

C. Công nghệ thực phẩm.

D. Công nghệ thông tin.

Câu 15: Cho các hướng phát triển sau:

(1) Chỉnh sửa, tạo đột biến định hướng các gene trong tế bào vi sinh vật

(2) Tìm kiếm và khai thác các nguồn gene vi sinh vật

(3) Thiết lập các hệ thống lên men lớn, tự động, liên tục và đồng bộ với công nghệ thu hồi

(4) Xây dựng các giải pháp phân tích vi sinh vật tự động trong công nghiệp, nông nghiệp và xử lí môi trường.

Số hướng phát triển của công nghệ vi sinh vật trong tương lai là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 1:

Công nghệ vi sinh vật là

A. ngành khoa học nghiên cứu và ứng dụng các vi sinh vật trong nông nghiệp để sản xuất các loại phân bón, thuốc trừ sâu sinh học.

B. ngành khoa học nghiên cứu và ứng dụng các vi sinh vật trong công nghiệp để sản xuất các sản phẩm phục vụ đời sống con người.

C. ngành khoa học nghiên cứu và ứng dụng các vi sinh vật trong y học để sản xuất các loại thuốc nhằm chữa trị các bệnh cho con người.

D. ngành khoa học nghiên cứu và ứng dụng các vi sinh vật trong khoa học môi trường để sản xuất các chế phẩm xử lí ô nhiễm môi trường.

Xem lời giải »


Câu 2:

Cho các đặc điểm sau:

(1) Vi sinh vật đóng vai trò quan trọng trong quá trình phân giải hữu cơ, chuyển hoá các chất vô cơ tạo ra nhiều sản phẩm hữu ích cho tự nhiên và con người.

(2) Nhiều vi sinh vật có khả năng sinh trưởng nhanh hoặc sống trong các môi trường cực khắc nghiệt.

(3) Vi sinh vật có khả năng phân hủy gây hư hỏng lương thực, gây mất mĩ quan các vật dụng, đồ gỗ dùng xây dựng nhà cửa.

(4) Nhiều vi sinh vật có khả năng sinh độc tố lây nhiễm vào các nguyên liệu sản xuất dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho con người.

Số đặc điểm là cơ sở khoa học của việc ứng dụng vi sinh vật trong thực tiễn là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Xem lời giải »


Câu 3:

Cơ sở khoa học của việc ứng dụng vi sinh vật trong sản xuất thuốc điều trị bệnh cho con người là

A. nhiều vi sinh vật có khả năng tổng hợp nhiều chất có hoạt tính sinh học như kháng sinh, enzyme,…

B. nhiều vi sinh vật chỉ có khả năng sinh trưởng trong những giới hạn nhất định của các yếu tố môi trường,

C. nhiều vi sinh vật có khả năng tổng hợp nên các chất độc hại, các chất ức chế sinh trưởng cho côn trùng.

D. nhiều vi sinh vật có khả năng tổng hợp các chất hữu cơ từ chất vô cơ nhờ năng lượng ánh sáng Mặt Trời.

Xem lời giải »


Câu 4:

Để sản xuất chất kháng sinh, người ta thường sử dụng chủ yếu những nhóm vi sinh vật nào sau đây?

(1) Xạ khuẩn.

(2) Vi khuẩn.

(3) Động vật nguyên sinh.

(4) Nấm.

A. (1), (2), (3).

B. (1), (2), (4).

C. (2), (3).

D. (1), (4).

Xem lời giải »


Câu 5:

Cơ sở khoa học của ứng dụng sử dụng vi sinh vật để sản xuất thuốc trừ sâu sinh học là

A. khả năng tự tổng hợp các chất cần thiết của vi sinh vật.

B. khả năng tiết enzyme ngoại bào để phân giải các chất của vi sinh vật.

C. khả năng tạo ra các chất độc hại cho côn trùng gây hại của vi sinh vật.

D. khả năng chuyển hóa các chất dinh dưỡng cho cây trồng của vi sinh vật.

Xem lời giải »


Câu 6:

Cho các đặc điểm sau:

(1) Có khả năng phân giải lân khó tan trong đất

(2) Có khả năng tăng cường cố định đạm

(3) Có khả năng kích thích sinh trưởng bộ rễ cây trồng

(4) Có khả năng tổng hợp độc tố đối với côn trùng

Số đặc điểm là cơ sở của việc ứng dụng vi sinh vật trong sản xuất phân hữu cơ là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Xem lời giải »


Câu 7:

Vi sinh vật được sử dụng trong công nghiệp sản xuất ethanol sinh học là

A. nấm men.

B. nấm mốc.

C. tảo.

D. vi khuẩn.

Xem lời giải »


Câu 8:

Quy trình sản xuất khí sinh học từ rác thải hữu cơ được thực hiện nhờ

A. nhóm vi sinh vật nitrat hóa và phản nitrat hóa.

B. nhóm vi sinh vật quang tự dưỡng và quang dị dưỡng.

C. nhóm vi sinh vật cố định và phân giải lân.

D. nhóm vi sinh vật lên men và sinh methane.

Xem lời giải »


Câu 9:

Chủng vi sinh vật nào sau đây được dùng trong xử lí ô nhiễm môi trường?

A. Clostridium thermocellum.
B. Escherichia coli.
C. Penicillium chrysogenum.
D. Lactococcus lactis.

Xem lời giải »


Câu 10:

Cho các thành tựu sau đây:

(1) Sử dụng vi khuẩn Corynebacterium glutamicum để sản xuất mì chính.

(2) Sử dụng nấm mốc Aspergillus niger để sản xuất enzyme amylase, protease bổ sung vào thức ăn chăn nuôi.

(3) Sử dụng nấm Penicillium chrysogenum để sản xuất kháng sinh penicillin.

(4) Sử dụng vi khuẩn Lactococcus lactis để sản xuất phomat.

Trong các thành tựu trên, số thành tựu của công nghệ vi sinh trong công nghiệp thực phẩm là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Xem lời giải »


Câu 11:

Vì sao vi sinh vật được sử dụng như những "nhà máy" để sản xuất các protein, DNA, RNA và các sản phẩm khác?

A. Vì vi sinh vật có kích thước rất nhỏ, có khả năng phân bố rộng và hệ gene đã được nghiên cứu để dễ dàng điều khiển các hoạt động trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.

B. Vì vi sinh vật có khả năng trao đổi chất mạnh mẽ, sinh trưởng nhanh và hệ gene đã được nghiên cứu để dễ dàng điều khiển các hoạt động trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.

C. Vì vi sinh vật có khả năng phân bố trong những môi trường khắc nghiệt và hệ gene đã được nghiên cứu để dễ dàng điều khiển các hoạt động trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.

D. Vì vi sinh vật có kích thước rất nhỏ, trao đổi chất mạnh mẽ, sinh trưởng nhanh, hình thức sinh sản đa dạng đồng thời khả năng phân bố rộng đặc biệt là những môi trường khắc nghiệt.

Xem lời giải »


Câu 12:

Hãy nối ý ở cột A với ý ở cột B sao cho phù hợp.

Ứng dụng (Cột A)

Cơ sở khoa học (Cột B)

(1) Sản xuất chất kháng sinh

(a) Vi sinh vật có khả năng phân giải protein.

(2) Sản xuất nước mắm

(b) Vi sinh vật có khả năng tự tổng hợp các chất.

(3) Tạo chế phẩm xử lí ô nhiễm môi trường

(c) Vi sinh vật có khả năng phân giải chất hữu cơ.

(4) Sản xuất vaccine

(d) Vi sinh vật đóng vai trò là kháng nguyên

A. 1 – b, 2 – a, 3 – c, 4 – d.

B. 1 – b, 2 – a, 3 – d, 4 – c.

C. 1 – a, 2 – b, 3 – d, 4 – c.

D. 1 – a, 2 – b, 3 – c, 4 – d.

Xem lời giải »


Câu 13:

Nhóm vi sinh vật được sử dụng để sản xuất chất kháng sinh tự nhiên chủ yếu là

A. xạ khuẩn và vi khuẩn.

B. xạ khuẩn và vi tảo.

C. vi khuẩn và nấm.

D. xạ khuẩn và nấm.

Xem lời giải »


Câu 14:

Lĩnh vực nào sau đây ít có sự liên quan đến công nghệ vi sinh vật?

A. Y học.

B. Môi trường.

C. Công nghệ thực phẩm.

D. Công nghệ thông tin.

Xem lời giải »


Câu 15:

Cho các hướng phát triển sau:

(1) Chỉnh sửa, tạo đột biến định hướng các gene trong tế bào vi sinh vật

(2) Tìm kiếm và khai thác các nguồn gene vi sinh vật

(3) Thiết lập các hệ thống lên men lớn, tự động, liên tục và đồng bộ với công nghệ thu hồi

(4) Xây dựng các giải pháp phân tích vi sinh vật tự động trong công nghiệp, nông nghiệp và xử lí môi trường.

Số hướng phát triển của công nghệ vi sinh vật trong tương lai là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Xem lời giải »


Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 10 Cánh diều có đáp án hay khác: