X

Trắc nghiệm Sinh học 10 Cánh diều

Trắc nghiệm Sinh học 10 Chủ đề 9 (có đáp án 2024): Sinh học vi sinh vật - Cánh diều


Haylamdo biên soạn và sưu tầm 60 câu hỏi trắc nghiệm Sinh 10 Chủ đề 9: Sinh học vi sinh vật sách Cánh diều có đáp án chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Sinh học 10.

Trắc nghiệm Sinh học 10 Chủ đề 9 (có đáp án 2024): Sinh học vi sinh vật - Cánh diều

Câu 1:

Vi sinh vật thuộc những giới nào trong hệ thống phân loại 5 giới?

A. Giới Khởi sinh, giới Nấm, giới Thực vật.

B. Giới Khởi sinh, giới Nguyên sinh, giới Nấm.

C. Giới Nấm, giới Thực vật, giới Động vật.

D. Giới Khởi sinh, Giới Thực vật, giới Động vật.

Xem lời giải »


Câu 2:

Cho các sinh vật sau: vi khuẩn lactic, nấm men, trùng roi, trùng giày, tảo silic, cây rêu, giun đất. Số vi sinh vật trong các sinh vật trên là

A. 4.

B. 5.

C. 6.

D. 7.

Xem lời giải »


Câu 3:

Cho các đặc điểm sau:

(1) Có kích thước nhỏ bé, thường không nhìn thấy bằng mắt thường.

(2) Có khả năng phân bố rộng trong tất cả các môi trường.

(3) Có khả năng hấp thu và chuyển hóa vật chất nhanh.

(4) Có khả năng sinh trưởng và sinh sản nhanh.

Số đặc điểm chung của vi sinh vật là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Xem lời giải »


Câu 4:

Vi sinh vật có thể phân bố trong các loại môi trường là

A. môi trường đất, môi trường nước.

B. môi trường trên cạn, môi trường sinh vật.

C. môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn.

D. môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn, môi trường sinh vật.

Xem lời giải »


Câu 5:

Nối nhóm vi sinh vật (cột A) với đặc điểm tương ứng (cột B) để được nội dung phù hợp.

Cột A

Cột B

(1) Giới Nguyên sinh

(2) Giới Khởi sinh

(3) Giới Nấm

(a) Sinh vật nhân thực, đơn bào hoặc tập hợp đơn bào, dị dưỡng hoặc tự dưỡng

(b) Sinh vật nhân sơ, đơn bào, dị dưỡng hoặc tự dưỡng

(c) Sinh vật nhân thực, đơn bào hoặc tập hợp đơn bào, dị dưỡng

A. 1-a, 2-b, 3-c.

B. 1-b, 2-a, 3-c.

C. 1-c, 2-a, 3-c.

D. 1-c, 2-b, 3-a.

Xem lời giải »


Câu 6:

Kích thước vi sinh vật càng nhỏ thì

A. tốc độ trao đổi chất càng cao, tốc độ sinh trưởng và sinh sản càng nhanh.

B. tốc độ trao đổi chất càng cao, tốc độ sinh trưởng và sinh sản càng chậm.

C. tốc độ trao đổi chất càng thấp, tốc độ sinh trưởng và sinh sản càng nhanh.

D. tốc độ trao đổi chất càng thấp, tốc độ sinh trưởng và sinh sản càng chậm.

Xem lời giải »


Câu 7:

Đặc điểm nào sau đây của vi sinh vật đã trở thành thế mạnh mà công nghệ sinh học đang tập trung khai thác?

A. Có kích thước rất nhỏ.

B. Có khả năng gây bệnh cho nhiều loài.

C. Có khả năng sinh trưởng và sinh sản nhanh.

D. Có khả năng phân bố rộng trong tất cả các môi trường.

Xem lời giải »


Câu 8:

Căn cứ để phân loại các kiểu dinh dưỡng ở vi sinh vật là

A. dựa vào nguồn carbon và nguồn cung cấp vật chất.

B. dựa vào nguồn oxygen và nguồn cung cấp năng lượng.

C. dựa vào nguồn oxygen và nguồn cung cấp vật chất.

D. dựa vào nguồn carbon và nguồn cung cấp năng lượng.

Xem lời giải »


Câu 9:

Căn cứ vào nguồn năng lượng, các kiểu dinh dưỡng ở vi sinh vật gồm

A. tự dưỡng và dị dưỡng.

B. quang dưỡng và hóa dưỡng.

C. quang dưỡng và dị dưỡng.

D. hóa dưỡng và tự dưỡng.

Xem lời giải »


Câu 10:

Vi sinh vật sử dụng nguồn năng lượng là ánh sáng và nguồn carbon là CO2 thì sẽ có kiểu dinh dưỡng là

A. quang dị dưỡng.

B. hoá dị dưỡng.

C. quang tự dưỡng.

D. hóa tự dưỡng.

Xem lời giải »


Câu 11:

Tảo, vi khuẩn lam có kiểu dinh dưỡng là

A. quang dị dưỡng.

B. hoá dị dưỡng.

C. quang tự dưỡng.

D. hoá tự dưỡng.

Xem lời giải »


Câu 12:

Mục đích của phương pháp phân lập là

A. tách riêng từng loại vi sinh vật từ hỗn hợp gồm nhiều vi sinh vật khác nhau.

B. tạo ra chủng vi sinh vật mới từ hỗn hợp gồm nhiều vi sinh vật khác nhau.

C. thống kê số lượng vi sinh vật từ hỗn hợp gồm nhiều vi sinh vật khác nhau.

D. nhân nhanh sinh khối vi sinh vật từ hỗn hợp gồm nhiều vi sinh vật khác nhau.

Xem lời giải »


Câu 13:

Nối loại khuẩn lạc (cột A) với đặc điểm của khuẩn lạc (cột B) để được nội dung đúng.

Cột A

Cột B

(1) Khuẩn lạc vi khuẩn

(2) Khuẩn lạc nấm men

(3) Khuẩn lạc nấm mốc

(a) nhầy ướt, bề mặt thường dẹt và có nhiều màu sắc (trắng sữa, vàng, đỏ, hồng, cam,...).

(b) thường khô, tròn đều và lồi ở tâm, thường có màu trắng sữa.

(c) thường lan rộng, xốp, có nhiều màu sắc khác nhau như trắng, vàng, đen, xanh,…

A. 1-a, 2-b, 3-c.

B. 1-b, 2-c, 3-a.

C. 1-a, 2-c, 3-b.

D. 1-c, 2-b, 3-a.

Xem lời giải »


Câu 14:

Để nghiên cứu hình thái vi sinh vật thường phải làm tiêu bản rồi đem soi dưới kính hiển vi vì

A. vi sinh vật có kích thước nhỏ bé.

B. vi sinh vật có cấu tạo đơn giản.

C. vi sinh vật có khả năng sinh sản nhanh.

D. vi sinh vật có khả năng di chuyển nhanh.

Xem lời giải »


Câu 15:

Cho các bước sau:

(1) Chuẩn bị mẫu vật

(2) Quan sát bằng kính hiển vi

(3) Thực hiện phản ứng hoá học để nhận biết các chất có ở vi sinh vật

(4) Pha loãng và trải đều mẫu trên môi trường đặc

Các bước trong phương pháp nghiên cứu đặc điểm hoá sinh của vi sinh vật là

A. (1), (2).

B. (1), (3).

C. (1), (3), (4).
D. (1), (2), (3), (4).

Xem lời giải »


Câu 1:

Sinh trưởng của vi sinh vật là

A. sự tăng lên về số lượng tế bào của quần thể vi sinh vật thông qua quá trình sinh sản.
B. sự tăng lên về số lượng tế bào của quần thể vi sinh vật thông qua quá trình nguyên phân.
C. sự tăng lên về số lượng tế bào của cơ thể vi sinh vật thông qua quá trình sinh sản.
D. sự tăng lên về số lượng tế bào của cơ thể vi sinh vật thông qua quá trình nguyên phân.

Xem lời giải »


Câu 2:

Sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn được nuôi trong môi trường mà các chất dinh dưỡng không được bổ sung thêm đồng thời không rút bớt sản phẩm và chất thải trong suốt quá trình nuôi diễn ra theo

A. 4 pha.

B. 2 pha.

C. 3 pha.

D. 1 pha.

Xem lời giải »


Câu 3:

Trình tự các pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong môi trường nuôi cấy không liên tục là

A. pha tiềm phát → pha lũy thừa → pha cân bằng → pha suy vong.

B. pha tiềm phát → pha cân bằng → pha luỹ thừa → pha suy vong.

C. pha lũy thừa → pha tiềm phát → pha suy vong → pha cân bằng.

D. pha lũy thừa → pha tiềm phát → pha cân bằng → pha suy vong.

Xem lời giải »


Câu 4:

Pha tiềm phát không có đặc điểm đặc điểm nào sau đây?

A. Dinh dưỡng đầy đủ cho sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn.

B. Vi khuẩn thích ứng dần với môi trường và tổng hợp các enzyme trao đổi chất.

C. Các chất độc hại cho sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn tích lũy nhiều.

D. Mật độ tế bào vi khuẩn trong quần thể chưa tăng (gần như không thay đổi).

Xem lời giải »


Câu 5:

Trong nuôi cấy không liên tục, để thu được lượng sinh khối của vi khuẩn tối đa nên tiến hành thu hoạch vào thời điểm nào sau đây?

A. Đầu pha lũy thừa.

B. Cuối pha lũy thừa.

C. Đầu pha tiềm phát.

D. Cuối pha cân bằng.

Xem lời giải »


Câu 6:

Mật độ tế bào vi khuẩn trong quần thể bắt đầu suy giảm ở

A. pha tiềm phát.

B. pha lũy thừa.

C. pha cân bằng.

D. pha suy vong.

Xem lời giải »


Câu 7:

Để khắc phục hiện tượng mật độ tế bào vi khuẩn không tăng ở pha cân bằng có thể thực hiện biện pháp nào sau đây?

A. Bổ sung thêm một lượng vi sinh vật giống thích hợp.

B. Bổ sung thêm nguồn chất dinh dưỡng vào môi trường.

C. Bổ sung thêm khí oxygen với nồng độ thích hợp.

D. Bổ sung thêm khí nitrogen với nồng độ thích hợp.

Xem lời giải »


Câu 8:

Cho các hoạt động sau:

(1) Nhiễm sắc thể mạch vòng của chúng bám vào cấu trúc gấp nếp trên màng sinh chất để làm điểm tựa.

(2) Nhiễm sắc thể mạch vòng nhân đôi.

(3) Tế bào kéo dài, thành và màng tế bào chất thắt lại để hình thành vách ngăn phân chia tế bào chất và chất nhân về hai tế bào mới.

Trình tự các hoạt động trong quá trình phân đôi ở vi sinh vật nhân sơ là

A. 1 → 2 → 3.

B. 1 → 3 → 2.

C. 2 → 3 → 1.

D. 2 → 1 → 3.

Xem lời giải »


Câu 9:

Cho các hình thức sinh sản sau:

(1) Phân đôi

(2) Nảy chồi

(3) Hình thành bào tử vô tính

(4) Hình thành bào tử tiếp hợp

Số hình thức sinh sản có cả ở vi sinh vật nhân sơ và vi sinh vật nhân thực là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Xem lời giải »


Câu 10:

Thiếu hụt chất dinh dưỡng sẽ khiến vi sinh vật

A. sinh trưởng chậm hoặc ngừng sinh trưởng.

B. sinh trưởng và sinh sản nhanh chóng hơn.

C. tăng cường quang hợp để tự tổng hợp chất dinh dưỡng.

D. tăng cường hô hấp kị khí để tự tổng hợp chất dinh dưỡng.

Xem lời giải »


Câu 11:

Vì sao một số chất hoá học như phenol, các kim loại nặng, alcohol thường dùng làm chất diệt khuẩn?

A. Vì các chất này có thể gây biến tính và làm bất hoạt protein, phá hủy cấu trúc màng sinh chất,…

B. Vì các chất này có thể tiêu diệt hoặc ức chế đặc hiệu sự sinh trưởng của một hoặc một vài nhóm vi sinh vật.

C. Vì các chất này có thể gây biến đổi vật chất di truyền làm giảm khả năng thích nghi của vi sinh vật với môi trường.

D. Vì các chất này có thể ngăn cản sự hấp thụ nước khiến các vi sinh vật bị chết do thiếu nước trầm trọng.

Xem lời giải »


Câu 12:

Cho các yếu tố sau: nhiệt độ, độ ẩm, các hợp chất phenol, các kim loại nặng, tia UV, tia X. Trong các yếu tố này, số yếu tố vật lí ảnh hưởng đến vi sinh vật là

A. 4.

B. 5.

C. 6.

D. 3.

Xem lời giải »


Câu 13:

Chất kháng sinh khác chất diệt khuẩn ở đặc điểm là

A. có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế vi sinh vật một cách chọn lọc.

B. không làm tổn thương đến da và mô sống của cơ thể người.

C. có khả năng làm biến tính các protein, các loại màng tế bào.

D. có khả năng sinh oxygen nguyên tử có tác dụng oxi hóa mạnh.

Xem lời giải »


Câu 14:

Cho các phát biểu sau:

(1) Thuốc kháng sinh là chế phẩm có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế đặc hiệu sự sinh trưởng của một hoặc một vài nhóm vi sinh vật.

(2) Thuốc kháng sinh được dùng để điều trị các bệnh nhiễm trùng ở người, động vật và thực vật.

(3) Việc lạm dụng thuốc kháng sinh gây hiện tượng nhờn thuốc (kháng kháng sinh) nhanh chóng ở nhiều vi sinh vật gây bệnh.

(4) Dung dịch cồn – iodine có khả năng ức chế sinh trưởng và tiêu diệt vi sinh vật nhưng không được coi là chất kháng sinh.

Số phát biểu đúng khi nói về thuốc kháng sinh là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Xem lời giải »


Câu 15:

Có thể giữ thức ăn tương đối lâu trong tủ lạnh vì

A. nhiệt độ thấp sẽ kìm hãm sự sinh trưởng của vi sinh vật gây hư hỏng thức ăn.

B. nhiệt độ thấp sẽ tiêu diệt hết tất cả vi sinh vật gây hư hỏng thức ăn.

C. nhiệt độ thấp sẽ làm biến tính acid nucleic của vi sinh vật gây hư hỏng thức ăn.

D. nhiệt độ thấp sẽ gây co nguyên sinh chất của vi sinh vật gây hư hỏng thức ăn.

Xem lời giải »


Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 10 Cánh diều có đáp án hay khác: