Trắc nghiệm Sinh học 10 Chủ đề 10 (có đáp án 2024): Virus
Haylamdo biên soạn và sưu tầm 30 câu hỏi trắc nghiệm Sinh 10 Chủ đề 10: Virus sách Cánh diều có đáp án chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Sinh học 10.
Trắc nghiệm Sinh học 10 Chủ đề 10 (có đáp án 2024): Virus
Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 21: Khái niệm, cấu tạo và chu trình nhân lên của virus
Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 22: Phương thức lây truyền, cách phòng chống và ứng dụng của virus
Câu 1:
Virus là
A. dạng sống không có cấu tạo tế bào, kích thước rất nhỏ, sống kí sinh bắt buộc trong tế bào của sinh vật.
B. dạng sống đơn bào, kích thước rất nhỏ, sống kí sinh bắt buộc trong tế bào của sinh vật.
C. dạng sống không có cấu tạo tế bào, kích thước rất nhỏ, sống kí sinh ngoại bào hoặc nội bào.
D. dạng sống có cấu tạo đa bào, kích thước rất nhỏ, sống kí sinh ngoại bào hoặc nội bào.
Câu 2:
Vì sao virus phải sống kí sinh nội bào bắt buộc?
A. Vì virus không có cấu tạo tế bào nên phải kí sinh nội bào bắt buộc để sử dụng vật chất có sẵn trong tế bào chủ khi nhân lên.
B. Virus có kích thước rất nhỏ nên phải kí sinh nội bào bắt buộc để được bảo vệ trước tác động của ngoại cảnh.
C. Virus có quá trình trao đổi chất mạnh nên cần kí sinh nội bào bắt buộc để lấy được nguồn chất dinh dưỡng dồi dào.
D. Virus rất mẫn cảm với chất kháng sinh nên cần kí sinh nội bào bắt buộc để được bảo vệ khỏi tác động của chất kháng sinh.
Câu 3:
Để nuôi cấy virus, các nhà khoa học sẽ phải dùng loại môi trường là
A. môi trường tự nhiên.
B. môi trường tổng hợp.
C. môi trường bán tổng hợp.
D. môi trường sinh vật.
Câu 4:
Thành phần cấu tạo chính của virus là
A. màng bọc và vỏ capsid.
B. vỏ capsid và gai glycoprotein.
C. màng bọc và gai glycoprotein.
D. lõi nucleic acid và vỏ capsid.
Câu 5:
Dựa vào đặc điểm có hay không có màng phospholipid kép, virus được chia làm 2 loại là
A. virus trần và virus có màng bọc.
B. virus DNA và virus RNA.
C. virus ở thực vật và virus ở động vật.
D. virus trần và virus DNA.
Câu 6:
Virus trần khác virus có màng bọc ở điểm là
A. có màng phospholipid kép bao bọc bên ngoài vỏ capsid.
B. chỉ có vật chất di truyền là DNA mạch thẳng, dạng kép.
C. chỉ có vật chất di truyền là RNA mạch vòng, dạng đơn.
D. có thụ thể là protein của vỏ capsid.
Câu 7:
Ghép tên loại virus (Cột A) sao cho phù hợp với các thụ thể (Cột B).
Loại virus (Cột A) | Thụ thể (Cột B) |
(1) Virus kí sinh trên vi khuẩn | (a) Phân tử protein của vỏ capsid |
(2) Virus trần | (b) Gai glycoprotein trên lớp màng ngoài |
(3) Virus có màng bọc | (c) Đầu tận cùng của lông đuôi |
A. 1 – c, 2 – b, 3 – a.
B. 1 – c, 2 – a, 3 – b.
C. 1 – b, 2 – a, 3 – c.
D. 1 – a, 2 – b, 3 – c.
Câu 8:
Chu trình nhân lên của virus gồm
A. 2 giai đoạn.
B. 3 giai đoạn.
C. 4 giai đoạn.
D. 5 giai đoạn.
Câu 9:
Virus cố định trên bề mặt tế bào chủ nhờ mối liên kết đặc hiệu giữa thụ thể của virus và thụ thể của tế bào chủ là giai đoạn nào trong chu trình nhân lên của virus?
A. Hấp phụ.
B. Xâm nhập.
C. Sinh tổng hợp.
D. Lắp ráp.
Câu 10:
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sự khác nhau trong giai đoạn xâm nhập của virus trần và virus có màng bọc?
A. Virus trần đưa trực tiếp vật chất di truyền vào trong tế bào chủ. Còn virus có màng bọc thì đưa cấu trúc nucleocapsid hoặc cả virus vào trong tế bào chủ rồi mới phá bỏ các cấu trúc bao quanh (cởi áo) để giải phóng vật chất di truyền.
B. Virus trần đưa cấu trúc nucleocapsid hoặc cả virus vào trong tế bào chủ rồi mới phá bỏ các cấu trúc bao quanh (cởi áo) để giải phóng vật chất di truyền. Còn virus có màng bọc thì đưa trực tiếp vật chất di truyền vào trong tế bào chủ.
C. Virus trần đưa trực tiếp vỏ capsid vào trong tế bào chủ. Còn virus có màng bọc thì đưa cấu trúc nucleocapsid hoặc cả virus vào trong tế bào chủ rồi mới phá bỏ các cấu trúc bao quanh (cởi áo) để giải phóng vật chất di truyền.
D. Virus trần đưa cấu trúc nucleocapsid hoặc cả virus vào trong tế bào chủ rồi mới phá bỏ các cấu trúc bao quanh (cởi áo) để giải phóng vật chất di truyền. Còn virus có màng bọc thì đưa trực tiếp vỏ capsid vào trong tế bào chủ.
Câu 11:
Điều nào sau đây là không đúng khi nói về sự phóng thích của virus có màng bọc ra khỏi tế bào vật chủ?
A. Tổng hợp các đoạn màng có gắn glycoprotein và hợp với màng sinh chất.
B. Tổ hợp vỏ capsid, hệ gene đi ra ngoài theo kiểu xuất bào.
C. Tiết enzyme làm tan màng tế bào và chui ra ngoài.
D. Kéo theo màng sinh chất của tế bào chủ và tạo thành vỏ ngoài của virus.
Câu 12:
Virus có thể phá hủy tế bào chủ để giải phóng đồng thời các hạt virus hoặc chui từ từ ra ngoài và làm tế bào chủ chết dần là đặc điểm của giai đoạn
A. giải phóng.
B. hấp phụ.
C. lắp rắp.
D. sinh tổng hợp.
Câu 13:
Franken và Conrat đã tiến hành thí nghiệm tách lõi RNA ra khỏi vỏ protein của hai chủng virus A và B. Sau đó, tiến hành lấy lõi nucleic acid của chủng A kết hợp với vỏ capsid của chủng B để tạo thành virus lai. Nhiễm chủng virus lai vào cây thuốc lá thì cây sẽ bị bệnh. Theo lí thuyết, khi tiến hành phân lập từ lá cây bị bệnh sẽ thu được virus có cấu tạo gồm
A. lõi nucleic acid của chủng A và vỏ capsid của chủng B.
B. lõi nucleic acid của chủng B và vỏ capsid của chủng A.
C. lõi nucleic acid của chủng A và vỏ capsid của chủng A.
D. lõi nucleic acid của chủng B và vỏ capsid của chủng B.
Câu 14:
Vì sao sự nhân lên của virus không được gọi là quá trình sinh sản?
A. Vì từ một virus ban đầu có thể tạo ra vô số virus mới.
B. Vì từ một virus ban đầu chỉ có thể tạo ra hai virus mới.
C. Vì sự nhân lên của virus hoàn toàn phụ thuộc vào tế bào chủ.
D. Vì sự nhân lên của virus không có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái.
Câu 15:
Vì sao mỗi loại virus chỉ xâm nhập vào một số tế bào vật chủ nhất định?
A. Vì bề mặt của tế bào vật chủ được bảo vệ bởi một lớp protein chống lại sự xâm nhập của virus.
B. Vì bề mặt của virus có lớp vỏ ngoài hoặc vỏ capsid trơ với các thụ thể của tế bào vật chủ.
C. Vì virus chỉ xâm nhập được vào tế bào vật chủ khi có sự khớp đặc hiệu giữa phân tử bề mặt của virus và thụ thể bề mặt tế bào.
D. Vì virus chỉ xâm nhập được vào tế bào vật chủ khi có sự khớp đặc hiệu giữa thụ thể của virus và phân tử bề mặt tế bào.
Câu 1:
Để xâm nhập vào tế bào thực vật virus không sử dụng phương thức nào sau đây?
A. Virus truyền từ cây này sang cây kia thông qua các vết thương.
B. Virus truyền từ tế bào này sang tế bào bên cạnh qua cầu sinh chất.
C. Virus trực tiếp phá hủy thành cellulose để xâm nhập vào tế bào thực vật.
D. Virus truyền từ cây mẹ sang cây con qua hạt phấn, hạt giống hay hình thức nhân giống vô tính.
Câu 2:
Virus có thể lây nhiễm từ bộ phận này sang bộ phận khác trong cây thông qua
A. cầu sinh chất.
B. hệ thống mạch dẫn.
C. khung xương tế bào.
D. hệ thống nội màng.
Câu 3:
Cây bị nhiễm virus thường có biểu hiện là
A. lá bị đốm vàng, đốm nâu, bị sọc hay vằn, bị xoăn và héo, bị úa vàng và rụng; thân còi cọc hoặc bị lùn.
B. lá bị đốm vàng, đốm nâu, bị sọc hay vằn, bị xoăn và héo, bị úa vàng và rụng; thân cây mọc cao vống lên.
C. lá chuyển sang màu xanh đậm bất thường, bị xoăn, rụng sớm; thân cây còi cọc hoặc lùn, dễ bị đổ gãy.
D. lá bị đốm vàng, đốm nâu, bị nhỏ đi và dày lên bất thường, dễ rụng sớm; thân cây phát triển nhiều nhánh.
Câu 4:
Cho các biện pháp sau:
(1) Chọn giống cây sạch bệnh
(2) Tiêu diệt vật chủ trung gian truyền bệnh
(3) Tạo giống cây trồng kháng virus
(4) Phun thuốc trừ sâu
Số biện pháp có thể sử dụng để phòng, chống virus gây bệnh ở thực vật là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 5:
Vì sao để hạn chế sự lây truyền của virus gây bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá ở lúa, người ta thường phun thuốc diệt rầy nâu?
Câu 6:
Ở người và động vật, phương thức lây truyền bệnh do virus từ cơ thể này sang cơ thể khác qua 2 phương thức là
A. lây truyền ngang và lây truyền dọc.
B. lây truyền qua đường tiêu hóa và lây truyền qua đường máu.
C. lây truyền qua đường hô hấp và lây truyền qua đường tiêu hóa.
D. lây truyền qua vết trầy xước trên cơ thể và lây truyền qua quan hệ tình dục.
Câu 7:
Cho các con đường lây truyền sau:
(1) Qua đường hô hấp
(2) Qua đường tiêu hoá
(3) Qua vết trầy xước trên cơ thể
(4) Qua quan hệ tình dục
(5) Qua đường máu
(6) Qua mẹ truyền sang con
Số con đường lây truyền thuộc phương thức lây truyền ngang là
A. 4.
B. 5.
C. 3.
D. 6.
Câu 8:
Các con đường lây truyền bệnh HIV/AIDS là
A. đường máu, đường tình dục, mẹ truyền sang con.
B. đường máu, đường hô hấp, mẹ truyền sang con.
C. đường tình dục, đường tiêu hóa, đường hô hấp.
D. đường tiêu hóa, đường máu, đường tình dục.
Câu 9:
Một người bị nhiễm SARS-CoV-2 hắt hơi làm các giọt tiết bắn ra và lây lan sang những người xung quanh khi họ hít phải. Đây là kiểu lây lan qua con đường nào?
A. Đường tiêu hóa.
B. Đường hô hấp.
C. Đường bài tiết.
D. Đường tình dục.
Câu 10:
Để phòng tránh lây nhiễm COVID - 19 do SARS -CoV-2 gây ra, cần thực hiện biện pháp nào sau đây?
A. Tiêu diệt muỗi vằn truyền bệnh, mắc màn khi đi ngủ.
Câu 11:
Miễn dịch đặc hiệu khác miễn dịch không đặc hiệu ở điểm là
A. được hình thành sau khi cơ thể tiếp xúc với mầm bệnh.
B. là phản ứng miễn dịch chung đối với tất cả các mầm bệnh.
C. giúp ngăn cản mầm bệnh xâm nhập vào tế bào và cơ thể.
D. được hình thành mà không cần yêu cầu tiếp xúc với mầm bệnh.
Câu 12:
Con người thường chủ động kích hoạt miễn dịch đặc hiệu của cơ thể bằng cách
A. vệ sinh cơ thể sạch sẽ.
B. vệ sinh môi trường sạch sẽ.
C. tiêm vaccine.
D. hạn chế tiếp xúc với người bệnh.
Câu 13:
Vì sao các virus RNA có nhiều biến thể hơn so với các virus DNA?
A. Virus RNA không có khả năng tự sửa chữa như ở virus DNA, nên có tỉ lệ đột biến cao hơn.
B. Virus RNA chứa hệ gene nhỏ nên dễ xảy ra đột biến hơn virus DNA.
C. Virus RNA có khả năng biến đổi hình thái dễ dàng hơn do chúng có lớp vỏ ngoài.
D. Virus RNA có thể điều khiển hệ gene của vật chủ để làm biến đổi gai glycoprotein.
Câu 14:
Dựa vào đặc điểm nào mà virus được dùng làm vector chuyển gene tạo giống cây trồng?
A. Virus có khả năng tự đưa nucleic acid mang theo gene cần chuyển vào trong tế bào vật chủ (giống cây trồng).
B. Virus có khả năng điều khiển quá trình tái bản của hệ gene vật chủ (giống cây trồng).
C. Nucleic acid của virus có chứa các gene có lợi cho cây trồng và có thể chuyển chúng vào cây trồng.
D. Virus có khả năng chống chịu với các điều kiện bất lợi của môi trường.
Câu 15:
Thuốc trừ sâu từ virus được sản xuất dựa trên cơ sở nào sau đây?
A. Một số loại virus mang gene kháng vi nấm gây bệnh cho cây trồng.
B. Một số loại virus làm vector chuyển gene kháng bệnh cho cây trồng.
C. Một số loại virus có khả năng tạo ra chất để tiêu diệt sâu hại cây trồng.
D. Một số loại virus có khả năng xâm nhập và gây bệnh cho sâu hại cây trồng.