X

Trắc nghiệm Sinh học 10 Cánh diều

Trắc nghiệm Sinh học 10 Chủ đề 6 (có đáp án 2024): Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở tế bào - Cánh diều


Haylamdo biên soạn và sưu tầm 50 câu hỏi trắc nghiệm Sinh 10 Chủ đề 6: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở tế bào sách Cánh diều có đáp án chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Sinh học 10.

Trắc nghiệm Sinh học 10 Chủ đề 6 (có đáp án 2024): Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở tế bào - Cánh diều

Câu 1:

Trao đổi chất ở tế bào là

A. sự trao đổi các chất giữa tế bào và môi trường.

B. tập hợp các phản ứng hoá học diễn ra trong tế bào và sự trao đổi các chất giữa tế bào và môi trường.

C. tập hợp các quá trình chuyển hóa năng lượng diễn ra trong tế bào và sự trao đổi các chất giữa tế bào và môi trường.

D. tập hợp các phản ứng hoá học diễn ra trong tế bào và sự trao đổi các chất qua lại giữa các tế bào với nhau.

Xem lời giải »


Câu 2:

Các hình thức trao đổi chất qua màng gồm

A. khuếch tán và thẩm thấu.

B. vận chuyển chủ động và xuất nhập bào.

C. vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động.

D. vận chuyển thụ động và xuất nhập bào.

Xem lời giải »


Câu 3:

Đặc điểm nào sau đây là đúng khi nói về sự khuếch tán các chất qua màng?

A. Diễn ra theo chiều gradient nồng độ.

B. Chỉ diễn ra khi có sự chênh lệch nồng độ hai bên màng.

C. Là hình thức vận chuyển chủ yếu của các ion khoáng.

D. Có sự tiêu tốn năng lượng ATP nhưng với mức độ thấp.

Xem lời giải »


Câu 4:

Các chất thường được vận chuyển thụ động theo hình thức khuếch tán tăng cường là

A. các chất khí và các phân tử ưa nước.

B. các chất khí và các phân tử kị nước.

C. các phân tử ưa nước và các ion.

D. các phân tử kị nước và các ion.

Xem lời giải »


Câu 5:

Khuếch tán tăng cường khác khuếch tán đơn giản ở điểm là

A. có tiêu tốn năng lượng ATP.

B. cần có protein vận chuyển.

C. khuếch tán trực tiếp qua lớp lipid kép.

D. vận chuyển ngược chiều gradient nồng độ.

Xem lời giải »


Câu 6:

Sự thẩm thấu là

A. sự di chuyển của các phân tử nước qua màng bán thấm ngăn cách giữa hai vùng có nồng độ chất tan khác nhau.

B. sự di chuyển của các phân tử khí qua màng bán thấm ngăn cách giữa hai vùng có nồng độ chất tan khác nhau.

C. sự di chuyển của các phân tử chất tan qua màng bán thấm ngăn cách giữa hai vùng có nồng độ chất tan khác nhau.

D. sự di chuyển của các phân tử đường qua màng bán thấm ngăn cách giữa hai vùng có nồng độ chất tan khác nhau.

Xem lời giải »


Câu 7:

Nguyên lí của sự thẩm thấu là

A. nước di chuyển từ nơi có thế nước cao sang nơi có thế nước thấp hơn.
B. nước di chuyển từ nơi có ít phân tử nước sang nơi có nhiều phân tử nước hơn.
C. nước di chuyển từ nơi có nồng độ chất tan cao sang nơi có nồng độ chất tan thấp hơn.
D. nước di chuyển từ nơi có áp suất thẩm thấu cao sang nơi có áp suất thẩm thấu thấp hơn.

Xem lời giải »


Câu 8:

Dung dịch có nồng độ chất tan bằng nồng độ chất tan trong tế bào thì được gọi là dung dịch

A. ưu trương.

B. nhược trương.

C. đẳng trương.

D. bão hòa.

Xem lời giải »


Câu 9:

Cho tế bào hồng cầu ếch vào môi trường A thấy tế bào hồng cầu bị teo lại. Môi trường A là

A. môi trường bão hòa.

B. môi trường ưu trương.

C. môi trường đẳng trương.

D. môi trường nhược trương.

Xem lời giải »


Câu 10:

Cho tế bào biểu bì của thài lài tía vào môi trường NaCl 10 % sẽ xuất hiện hiện tượng nào sau đây?

A. Cả tế bào co lại.

B. Cả tế bào trương phồng lên.
C. Khối nguyên sinh chất của tế bào co lại.
D. Khối nguyên sinh chất của tế bào trương phồng lên rồi vỡ.

Xem lời giải »


Câu 11:

Trong môi trường nhược trương, tế bào động vật bị trương lên rồi vỡ còn tế bào thực vật thì chỉ bị trương lên mà không bị vỡ ra là do

A. tế bào thực vật có lục lạp.
B. tế bào thực vật có kích thước lớn.
C. tế bào thực vật có không bào trung tâm.
D. tế bào thực vật có thành tế bào cứng chắc.

Xem lời giải »


Câu 12:

Điểm khác nhau cơ bản của vận chuyển chủ động so với vận chuyển thụ động là

A. có sự vận chuyển các chất ngược chiều gradient nồng độ và tiêu tốn năng lượng.

B. có sự vận chuyển các chất cùng chiều gradient nồng độ và tiêu tốn năng lượng.

C. có sự vận chuyển các chất ngược chiều gradient nồng độ và không tiêu tốn năng lượng.

D. có sự vận chuyển các chất cùng chiều gradient nồng độ và không tiêu tốn năng lượng.

Xem lời giải »


Câu 13:

Các hình thức trao đổi chất qua màng sinh chất tiêu tốn năng lượng gồm

A. vận chuyển chủ động, xuất bào, thẩm thấu.

B. vận chuyển chủ động, xuất bào, nhập bào.

C. vận chuyển chủ động, khuếch tán, nhập bào.

D. vận chuyển chủ động, xuất bào, khuếch tán.

Xem lời giải »


Câu 14:

Điểm khác nhau giữa hình thức xuất nhập bào với các hình thức vận chuyển chủ động khác là

A. có sự tiêu tốn năng lượng.

B. không có sự tiêu tốn năng lượng.

C. có sự tham gia của kênh protein.

D. có sự biến dạng của màng sinh chất.

Xem lời giải »


Câu 15:

Cho các hoạt động sau:

(1) Hấp thụ nước ở rễ cây

(2) Trao đổi khí O2 và CO2 ở phổi

(3) Tuyến tụy tiết enzyme, hormone

(4) Hấp thụ glucose ở ống thận

Số hoạt động có sự tham gia của hình thức vận chuyển chủ động là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Xem lời giải »


Câu 1:

Dạng năng lượng chủ yếu trong tế bào là

A. năng lượng cơ học.

B. năng lượng hoá học.

C. năng lượng điện.

D. năng lượng nhiệt.

Xem lời giải »


Câu 2:

Các dạng năng lượng trong tế bào có liên quan đến sự chuyển động của các phần tử vật chất là

A. năng lượng hoá học, năng lượng nhiệt, năng lượng cơ học.

B. năng lượng hoá học, năng lượng điện, năng lượng cơ học.

C. năng lượng hóa học, năng lượng điện, năng lượng nhiệt.

D. năng lượng cơ học, năng lượng điện, năng lượng nhiệt.

Xem lời giải »


Câu 3:

Sự chuyển hoá năng lượng trong tế bào là

A. quá trình biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác.

B. quá trình biến đổi dạng năng lượng hóa năng thành dạng năng lượng nhiệt năng.

C. quá trình biến đổi năng lượng trong hợp chất này thành năng lượng trong hợp chất khác.

D. quá trình biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác, từ năng lượng trong hợp chất này thành năng lượng trong hợp chất khác.

Xem lời giải »


Câu 4:

Các thành phần cấu tạo nên phân tử ATP gồm

A. nitrogenous base adenine, 3 gốc phosphate, đường ribose.

B. nitrogenous base adenine, 2 gốc phosphate, đường ribose.

C. nitrogenous base thymine, 3 gốc phosphate, đường ribose.

D. nitrogenous base thymine, 2 gốc phosphate, đường ribose.

Xem lời giải »


Câu 5:

ATP là hợp chất cao năng vì

A. liên kết giữa gốc phosphate và đường ribose trong ATP rất dễ bị phá vỡ để giải phóng ra năng lượng.

B. liên kết giữa hai gốc phosphate trong ATP rất dễ bị phá vỡ để giải phóng ra năng lượng.

C. liên kết giữa gốc phosphate và base adenine trong ATP rất dễ bị phá vỡ để giải phóng ra năng lượng.

D. liên kết giữa đường ribose và base adenine trong ATP rất dễ bị phá vỡ để giải phóng ra năng lượng.

Xem lời giải »


Câu 6:

Cho các hoạt động sau:

(1) Tổng hợp các chất hoá học cần thiết cho tế bào.

(2) Vận chuyển chủ động các chất qua màng.

(3) Sinh công cơ học.

(4) Vận chuyển thụ động các chất qua màng.

Số hoạt động cần sử dụng năng lượng ATP là

A. 1.

B. 2.

C. 3.
D. 4.

Xem lời giải »


Câu 7:

Enzyme là

A. chất xúc tác sinh học đặc hiệu làm tăng tốc độ phản ứng, không bị biến đổi khi kết thúc phản ứng.

B. chất xúc tác hoá học đặc hiệu làm tăng tốc độ phản ứng, không bị biến đổi khi kết thúc phản ứng.

C. chất xúc tác sinh học đặc hiệu làm tăng tốc độ phản ứng, bị biến đổi khi kết thúc phản ứng.

D. chất xúc tác hóa học đặc hiệu làm tăng tốc độ phản ứng, bị biến đổi khi kết thúc phản ứng.

Xem lời giải »


Câu 8:

Enzyme là chất xúc tác đặc hiệu vì

A. mỗi enzyme thường xúc tác cho nhiều phản ứng.

B. mỗi enzyme thường xúc tác cho một phản ứng.

C. mỗi enzyme thường xúc tác cho hai phản ứng.

D. mỗi enzyme thường xúc tác cho ba phản ứng.

Xem lời giải »


Câu 9:

Vùng cấu trúc không gian đặc biệt chuyên liên kết với cơ chất của enzyme được gọi là

A. trung tâm hoạt động.

B. phức hợp enzyme - cơ chất.

C. phức hợp enzyme - sản phẩm.

D. cofactor.

Xem lời giải »


Câu 10:

Hầu hết các enzyme có bản chất là

A. protein.

B. carbohydrate.

C. lipid.

D. nucleic acid.

Xem lời giải »


Câu 11:

Cho các giai đoạn sau:

(1) Enzyme xúc tác biến đổi cơ chất để hình thành sản phẩm của phản ứng.

(2) Cơ chất liên kết với trung tâm hoạt động của enzyme bằng các liên kết yếu và tạo thành phức hệ enzyme – cơ chất.

(3) Sau khi phản ứng hoàn thành, sản phẩm rời khỏi enzyme, enzyme trở về trạng thái ban đầu và có thể sử dụng trở lại.

Trình tự̣sắp xếp đúng thể hiện cơ chế tác động của enzyme đến phản ứng mà nó xúc tác là

A. (1) → (2) → (3).

B. (1) → (3) → (2).

C. (2) → (1) → (3).

D. (2) → (3) → (1).

Xem lời giải »


Câu 12:

Các yếu tố chính ảnh hưởng đến hoạt tính của enzyme gồm
A. chất hoạt hoá, chất ức chế, nồng độ cơ chất.
B. pH, nhiệt độ, nồng độ enzyme, nồng độ cơ chất.
C. chất hoạt hoá, chất ức chế, độ pH, nhiệt độ, nồng độ cơ chất.
D. chất hoạt hoá, chất ức chế, độ pH, nhiệt độ, nồng độ cơ chất, nồng độ enzyme.

Xem lời giải »


Câu 13:

Khi nhai kĩ cơm thấy có vị ngọt vì

A. tinh bột được chuyển hoá thành đường nhờ enzyme amylase trong nước bọt.

B. tinh bột được chuyển hoá thành đường nhờ enzyme protease trong nước bọt.

C. tinh bột được chuyển hoá thành đường nhờ enzyme pepsin trong nước bọt.

D. tinh bột được chuyển hoá thành đường nhờ enzyme lipase trong nước bọt.

Xem lời giải »


Câu 14:

Chuẩn bị 3 ống nghiệm, mỗi ống đều chứa 1 mL dung dịch amylase. Sau đó, đặt ống 1 vào cốc đựng nước đá, ống 2 vào cốc đựng nước ở khoảng 37 oC, ống 3 vào cốc đựng nước sôi và để yên trong 10 phút. Thêm 1 mL dung dịch tinh bột vào mỗi ống nghiệm, lắc đều và đặt lại vào các cốc tương ứng. Để cố định trong 10 phút. Thêm vào mỗi ống 1 giọt thuốc thử Lugol. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về kết quả của thí nghiệm trên?

A. Ống 1 có màu xanh tím đậm nhất, ống 3 có màu xanh tím nhạt hơn, ống 2 có màu xanh tím nhạt nhất.

B. Ống 2 có màu xanh tím đậm nhất, ống 3 có màu xanh tím nhạt hơn, ống 1 có màu xanh tím nhạt nhất.

C. Ống 3 có màu xanh tím đậm nhất, ống 2 có màu xanh tím nhạt hơn, ống 1 có màu xanh tím nhạt nhất.

D. Ống 3 có màu xanh tím đậm nhất, ống 1 có màu xanh tím nhạt hơn, ống 2 có màu xanh tím nhạt nhất.

Xem lời giải »


Câu 15:

Chất tham gia phản ứng do enzyme xúc tác được gọi là
A. cơ chất.
B. chất xúc tác.
C. phức hợp enzyme - cơ chất.
D. trung tâm hoạt động.

Xem lời giải »


Câu 1:

Tổng hợp các chất trong tế bào là

A. quá trình chuyển hoá những chất đơn giản thành những chất phức tạp diễn ra trong tế bào với sự xúc tác của enzyme.

B. quá trình chuyển hoá những chất phức tạp thành những chất đơn giản diễn ra trong tế bào với sự xúc tác của enzyme.

C. quá trình chuyển hoá những chất đơn giản thành những chất phức tạp diễn ra ngoài tế bào với sự xúc tác của enzyme.

D. quá trình chuyển hoá những chất phức tạp thành những chất đơn giản diễn ra ngoài tế bào với sự xúc tác của enzyme.

Xem lời giải »


Câu 2:

Quá trình tổng hợp các chất trong tế bào có vai trò là

A. hình thành các chất để xây dựng tế bào và tích lũy năng lượng cho tế bào.

B. hình thành các chất để xây dựng tế bào và giải phóng năng lượng cho tế bào.

C. hình thành các chất xúc tác sinh học và tích lũy năng lượng cho tế bào.

D. hình thành các chất xúc tác sinh học và giải phóng năng lượng cho tế bào.

Xem lời giải »


Câu 3:

Quá trình tổng hợp các chất trong tế bào có thể chia thành 2 giai đoạn là:

Giai đoạn 1: Tổng hợp các chất hữu cơ đơn giản từ các chất vô cơ.

Giai đoạn 2: Tổng hợp các chất hữu cơ đặc trưng từ các chất hữu cơ đơn giản.

Quá trình tổng hợp ở sinh vật dị dưỡng diễn ra theo

A. giai đoạn 1.

B. giai đoạn 2.

C. cả hai giai đoạn 1 và 2.

D. giai đoạn 1 hoặc giai đoạn 2.

Xem lời giải »


Câu 4:

Nhóm sinh vật có khả năng quang tổng hợp là

A. thực vật, nấm, một số loài vi khuẩn.

B. thực vật, tảo, tất cả các loài vi khuẩn.

C. thực vật, tảo, một số loài vi khuẩn.

D. thực vật, nguyên sinh động vật.

Xem lời giải »


Câu 5:

Quá trình quang tổng hợp ở thực vật và tảo diễn ra ở bào quan là

A. lục lạp.

B. ti thể.

C. ribosome.

D. lưới nội chất.

Xem lời giải »


Câu 6:

Oxygen được tạo ra từ quá trình quang tổng hợp có nguồn gốc từ

A. H2O.

B. CO2.

C. C6H12O6.

D. NADPH.

Xem lời giải »


Câu 7:

Sản phẩm của pha sáng tham gia vào chu trình Calvin là

A. ATP và NADPH.

B. ATP và O2.

C. NADPH và O2.

D. NADP+ và ATP.

Xem lời giải »


Câu 8:

Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về quá trình quang tổng hợp?

A. Quá trình quang tổng hợp diễn ra theo 2 pha là pha phụ thuộc ánh sáng (pha sáng) và pha không phụ thuộc ánh sáng (chu trình Calvin).

B. Trong quang tổng hợp, pha không phụ thuộc ánh sáng (chu trình Calvin) vẫn có thể diễn ra trong điều kiện thiếu ánh sáng kéo dài.

C. Trong quang tổng hợp, có sự chuyển hóa vật chất từ chất vô cơ thành chất hữu cơ và sự chuyển hóa năng lượng từ quang năng thành hóa năng.

D. Sản phẩm của quá trình quang tổng hợp là nguyên liệu cho các quá trình tổng hợp khác đồng thời là nguồn cung cấp năng lượng cho tế bào.

Xem lời giải »


Câu 9:

Phân giải các chất trong tế bào là

A. quá trình chuyển hoá các chất phức tạp thành các chất đơn giản diễn ra trong tế bào nhờ sự xúc tác của hormone.

B. quá trình chuyển hoá các chất phức tạp thành các chất đơn giản diễn ra trong tế bào nhờ sự xúc tác của enzyme.

C. quá trình chuyển hoá các chất đơn giản thành các chất phức tạp diễn ra trong tế bào nhờ sự xúc tác của hormone.

D. quá trình chuyển hoá các chất đơn giản thành các chất phức tạp diễn ra trong tế bào nhờ sự xúc tác của enzyme.

Xem lời giải »


Câu 10:

Tế bào phân giải glucose để giải phóng năng lượng theo hai con đường là

A. hô hấp tế bào và lên men.

B. lên men lactic và hô hấp kị khí.

C. lên men rượu và hô hấp kị khí.

D. lên men rượu và lên men lactic.

Xem lời giải »


Câu 11:

Cho các giai đoạn sau:

(1) Oxi hoá pyruvic acid và chu trình Krebs

(2) Đường phân

(3) Chuỗi truyền electron và tổng hợp ATP

Trình tự sắp xếp đúng thể hiện các giai đoạn của quá trình hô hấp tế bào là

A. (1) → (2) → (3).

B. (1) → (3) → (2).

C. (2) → (1) → (3).

D. (2) → (3) → (1).

Xem lời giải »


Câu 12:

Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về hô hấp tế bào?

A. Trong quá trình hô hấp tế bào, năng lượng trong các hợp chất hữu cơ được giải phóng từng phần thông qua một chuỗi các phản ứng oxi hóa khử.

B. Tùy vào nhu cầu năng lượng của cơ thể mà tốc độ của quá trình hô hấp tế bào có thể diễn ra nhanh hay chậm.

C. Quá trình hô hấp tế bào ở mọi loài sinh vật đều có giai đoạn đường phân diễn ra trong tế bào chất và hai giai đoạn còn lại diễn ra ở trong ti thể.

D. Trong 3 giai đoạn của quá trình hô hấp tế bào, giai đoạn chuỗi truyền electron và tổng hợp ATP là giai đoạn tổng hợp được nhiều ATP nhất.

Xem lời giải »


Câu 13:

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sự lên men?

C. Quá trình lên men không xảy ra giai đoạn chuỗi truyền electron.

A. Quá trình lên men diễn ra trong điều kiện tế bào có oxygen.

B. Lên men là hình thức phân giải chỉ xảy ra đối với vi sinh vật.

D. Hiệu quả năng lượng của quá trình lên men cao hơn so với hô hấp tế bào.

Xem lời giải »


Câu 14:

Đối với quá trình tổng hợp, quá trình phân giải có vai trò là

A. cung cấp năng lượng.

B. cung cấp nguyên liệu phù hợp.

C. cung cấp năng lượng và nguyên liệu phù hợp.

D. cung cấp năng lượng và chất xúc tác sinh học.

Xem lời giải »


Câu 15:

Quang khử khác quang tổng hợp ở điểm là
A. không sử dụng năng lượng ánh sáng.
B. không có sự thải khí oxygen.
C. có dùng H2O là chất cho electron.
D. có giai đoạn khử CO2 thành chất hữu cơ.

Xem lời giải »


Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 10 Cánh diều có đáp án hay khác: