Soạn bài Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 2: Đọc hiểu văn bản trang 147 - ngắn nhất Cánh diều
Haylamdo biên soạn và sưu tầm soạn bài Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 2: Đọc hiểu văn bản trang 147 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 11 Cánh diều giúp học sinh soạn văn 11 dễ dàng hơn.
Soạn bài Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 2: Đọc hiểu văn bản trang 147 - ngắn nhất Cánh diều
Câu 1. (trang 147 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2 – Cánh diều): Thống kê các bài đọc hiểu trong sách Ngữ văn 11, tập hai theo thể loại và kiểu văn bản.
Trả lời:
Văn bản |
Thể loại |
Kiểu văn bản |
Trái tim Đan - kô |
Truyện ngắn |
Tự sự |
Một người Hà Nội |
||
Tầng hai |
||
Đây mùa thu tới |
Thơ |
Biểu cảm |
Sông Đáy |
||
Đây thôn Vĩ Dạ |
||
Tình ca ban mai |
||
Thương nhớ mùa xuân |
Tùy bút, tản văn |
Tự sự |
Vào chùa gặp lại |
||
Ai đã đặt tên cho dòng sông |
||
Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài |
Kịch |
Tự sự |
Thề nguyền và vĩnh biệt |
||
Tôi muốn là tôi toàn vẹn |
||
Tôi có một giấc mơ |
Văn bản nghị luận |
Nghị luận |
Một thời đại trong thi ca |
||
Lại đọc “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân |
Câu 2. (trang 147 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2 – Cánh diều): Nêu một số nội dung chính (đề tài, chủ đề, ý nghĩa, tư tưởng) của các truyện ngắn hiện đại ở Bài 5 trong sách Ngữ văn 11, tập hai. Phân tích ý nghĩa và tính thời sự của nội dung đặt ra trong các truyện ngắn được học ở bài này.
Trả lời:
Văn bản |
Đề tài |
Chủ đề |
Ý nghĩa, tư tưởng |
Trái tim Đan-kô |
Con người với cộng đồng |
Vai trò của con người trong mối quan hệ đoàn thể. |
Thông điệp có ý nghĩa triết lí nhân sinh về mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng. Đó là bài học về tính trách nhiệm, nghĩa vụ xả thân vì cộng đồng. |
Một người Hà Nội |
Con người trong công cuộc xây dựng đất nước |
Vai trò của con người trong sự phát triển đất nước. |
Khẳng định sức sống bền bỉ của các giá trị văn hóa mang nét đẹp Hà Nội. Tác giả gửi gắm niềm thiết tha gìn giữ các giá trị ấy cho hôm nay và cho cả mai sau. |
Tầng hai |
Con người trong thời đại mới |
Con người trong cách nhìn nhận cuộc sống. |
Đừng mãi mải miết tìm kiếm hạnh phúc. Hạnh phúc luôn là những điều bình dị xung quanh cuộc sống của chúng ta. |
Câu 3. (trang 147 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2 – Cánh diều): Chỉ ra và làm sáng tỏ một số đặc điểm tiêu biểu cần chú ý khi đọc văn bản thơ có yếu tố tượng trưng trong Bài 6, sách Ngữ văn 11, tập hai.
Trả lời:
Một số đặc điểm tiêu biểu cần chú ý khi đọc văn bản thơ có yếu tố tượng trưng trong Bài 6, sách Ngữ văn 11, tập hai:
- Các văn bản là các bài thơ có chứa những hình ảnh mang tính biểu tượng, gợi cho người đọc những ý niệm, hoặc gợi lên một liên tưởng sâu xa.
- Trong thơ hiện đại, về cơ bản, các hình ảnh có tính biểu tượng gắn với phong cách và cái nhìn nghệ thuật của từng nhà thơ, thường được xây dựng thông qua cách sử dụng nhạc điệu, những kết hợp từ bất thường, các phép so sánh và đặc biệt là ẩn dụ chuyển đổi cảm giác nhằm biểu đạt những rung động, nhận thức sâu xa, những tồn tại vô hình. Ý nghĩa của yếu tố tượng trưng trong thơ thường mơ hồ, không xác định nhưng lại ẩn chứa những phát hiện, liên tưởng độc đáo.
- Mặc dù bức tranh thơ vẫn dựa trên những chất liệu trong đời sống hiện thực nhưng cái mà tác giả hướng tới là trạng thái vô hình ẩn giấu bên trong của tạo vật.
Câu 4. (trang 147 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2 – Cánh diều): Nêu các nội dung chính và chỉ ra ý nghĩa của các văn bản đọc hiểu của Bài 7 trong sách Ngữ văn 11, tập hai. Phân tích sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình qua một văn bản tùy bút, tản văn, hoặc sự kết hợp giữa hư cấu và phi hư cấu trong truyện kí ở bài học này.
Trả lời:
* Các nội dung chính và chỉ ra ý nghĩa của các văn bản đọc hiểu của Bài 7 trong sách Ngữ văn 11, tập hai:
- Thương nhớ mùa xuân: “Thương nhớ mùa xuân" là nỗi niềm nhớ thương da diết quê hương, gia đình. Nhớ về mùa xuân của đất Bắc, của Hà Nội, Vũ Bằng đã tả lại những cảnh sắc thiên nhiên và đời sống sinh hoạt của người thủ đô một cách rõ ràng trong tâm trí của người con xa quê. Giọng văn nhẹ nhàng, du dương, trầm bổng của ông đã đưa độc giả lạc vào thế giới hồi ức miên man, dạt dào cảm xúc.
- Vào chùa gặp lại: Văn bản nói về sự hy sinh mất mát của những người quân nhân là phụ nữ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ gian khổ. Chiến tranh đã làm tổn hại nặng nề về người và của, nó kéo dài và khốc liệt khủng khiếp. Truyện ca ngợi sự hi sinh cao cả của những người phụ nữ; lên án, tố cáo tội ác của chiến tranh, của những kẻ xâm lược. Qua truyện, tác giả gửi đến thế hệ trẻ thông điệp về lòng yêu nước, sự biết ơn với những thế hệ đã hi sinh thân mình vì độc lập dân tộc.
- Ai đã đặt tên cho dòng sông: Văn bản đã tô đậm cho con sông Hương ấy bao nét thơ thật dịu dàng, thơ mộng mà hoang dã, đa tình, lịch lãm và cổ kính. Từ góc độ văn hóa truyền thống lịch sử tác giả cũng đã khắc họa sông Hương với nét tính cách đăc biệt. Qua đó tái hiện lại cho bạn đọc những hình ảnh trong lịch sử và gắn liền với những phẩm chất rất riêng của người Huế. Mà đặc biệt hơn là vẻ đẹp của người con gái Huế luôn nhẹ nhàng, bay bổng mà rất đằm thắm.
* Sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình qua một văn bản tùy bút, tản văn:
- Ngôn ngữ: Giàu hình ảnh, cảm xúc, giàu chất trữ tình.
- Nhân vật "tôi" kể, tả, biểu cảm... với giọng điệu nhịp nhàng, hài hòa, trôi chảy, tự nhiên.
- Cảnh vật qua dưới ngòi bút nhà văn hiện lên thật sinh động, như được thổi hồn bên trong. Qua đó, thể hiện được sự tài hoa, khả năng quan sát, cảm nhận tinh tế của tác giả.
- Trong văn bản, tác giả sử dụng nhiều câu cảm thán, các câu bộc lộ trực tiếp tâm tư, tình cảm, suy nghĩ của mình.
* Sự kết hợp giữa hư cấu và phi hư cấu trong truyện kí:
Đối với các sáng tác truyện kí, hư cấu nghệ thuật là rất cần thiết nhưng hư cấu là để làm rõ sự thật, chứ không được bóp méo, xuyên tạc sự thật làm sai lệch lịch sử. Nhà văn không được làm sai lệch tính cách nhân vật và bản chất sự kiện. Khi tái hiện bức tranh hiện thực và con người lịch sử, nhà văn phải quan tâm đến chân lí lịch sử, tôn trọng những gì đã từng diễn ra trong quá khứ và được sử quan ghi lại trong chính sử, được số đông độc giả thừa nhận. Nhà văn chủ yếu hư cấu, sáng tạo ở các phương diện chính như: đi sâu miêu tả phương diện nội tâm nhân vật; hư cấu thêm nhân vật, sự kiện không có thật trong lịch sử để làm nổi bật tầm vóc, vai trò nhân vật lịch sử; sử dụng yếu tố biến hóa, luân hồi, huyền thoại, huyền sử, dã sử, huyền tích góp phần thể hiện tư tưởng, chủ đề tác phẩm.
Câu 5. (trang 147 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2 – Cánh diều): Tóm tắt nội dung chính của các văn bản bi kịch trong Bài 8 sách Ngữ văn 11, tập hai và nêu một số điểm cần lưu ý về cách đọc các văn bản ấy.
Trả lời:
* Tóm tắt nội dung chính của các văn bản bi kịch:
- Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài: Vũ Như Tô một kiến trúc sư có tài, tính tình cương trực. Vũ Như Tô bị bắt xây dựng chốn ăn chơi đó là Cửu trùng đài. Ông đã thẳng thắn từ chối nhà vua dự bị vua căm ghét. Cung nữ Đan Thiềm khuyên nhủ Vũ Như Tô và thuyết phục rằng những tòa nhà mà ông xây dựng sẽ còn mãi và được người đời thán phục, kính trọng. Công trình Cửu trùng đài nguy nga, tráng lệ vốn tiêu tốn nhiều tiền của, sức người và cả máu của nhân dân vì vậy ai cũng căm ghét. Quận công Trịnh Duy Sản kích động thợ và nhân dân nổi dậy giết Vũ Như Tô và Cửu trùng đài bị thiêu rụi.
- Thề nguyền và vĩnh biệt: Vở kịch nói về tình yêu tha thiết của một đôi trai gái thuộc hai dòng họ luôn coi nhau là kẻ thù. Do những xô xát và hiểu lầm, cuối cùng cả hai đều chọn cách tự tử để giải thoát, góp phần giúp cho cả hai dòng họ cùng giải toả những oán hờn từ xa xưa. Qua đó, nhà văn Sếch-xpia đã lên án và tố cáo những hành động, thành kiến vô nhân đạo tồn tại và khống chế sự tự do của con người, đồng thời ca ngợi sự giải phóng bản thân, tiến tới những mối tình cảm tự nhiên, chân thành bước ra khỏi những ràng buộc của đạo đức phong kiến bảo thủ, lạc hậu.
- Tôi muốn là tôi toàn vẹn: Vở kịch kể về những đau khổ của Trương Ba phải chịu khi sống nhờ trong xác anh hàng thịt. Trương Ba quyết định trả lại thân xác cho hàng thịt. Sau đó, ông lại được gợi ý nhập vào xác cu Tị mới mất. Lần này, ông thẳng thừng từ chối và kiên quyết lựa chọn cái chết để bảo vệ danh dự, nhân phẩm của bản thân khỏi bị vấy bẩn khi trong thân xác của người khác bởi những thói tầm thường, phàm tục.
* Một số điểm cần lưu ý về cách đọc các văn bản:
- Đi sâu phân tích nhân vật chính trong bi kịch.
- Hai kiểu chính trong xung đột trong bi kịch: Xung đột giữa những khát vọng đẹp đẽ của nhân vật với tình trạng không thể thực hiện được điều đó trong thực tiễn; Xung đột nằm trong chính nhân vật.
Câu 6. (trang 147 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2 – Cánh diều): Nêu và nhận xét đặc điểm của các văn bản nghị luận được học trong Bài 9, sách Ngữ văn 11, tập hai. Phân tích yêu cầu và ý nghĩa của việc đọc hiểu các văn bản nghị luận này.
Trả lời:
- Nhận xét đặc điểm của các văn bản nghị luận được học trong Bài 9, sách Ngữ văn 11, tập hai:
+ Luận điểm, lí lẽ tiêu biểu, độc đáo là ý đúng, ý sâu, ý mới của người viết khiến người đọc cảm thấy thích thú, tâm đắc. Dẫn chứng tiêu biểu là những dẫn chứng điển hình, có tác dụng soi sáng luận điểm hoặc lí lẽ. Trong văn bản nghị luận, các yếu tố thuyết minh hoặc biểu cảm, miêu tả, tự sự được sử dụng kết hợp với yếu tố nghị luận để tăng cường tính thuyết phục cho luận đề, luận điểm.
- Các yêu cầu của việc đọc hiểu văn bản nghị luận:
+ Phân tích được nội dung, mối quan hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và dẫn chứng tiêu biểu, độc đáo; nhận biết và phân tích được vai trò của các yếu tố thuyết minh hoặc biểu cảm, miêu tả, tự sự trong văn bản nghị luận; xác định được mục đích, quan điểm của người viết và thể hiện được quan điểm cá nhân về nội dung của văn bản.
+ Biết trình bày ý kiến đánh giá, bình luận về một hiện tượng đời sống; phân tích được các quan điểm trái ngược nhau; nêu được những nhận xét hợp lí về nội dung thuyết trình và đặt câu hỏi về những điểm cần làm rõ.
+ Trân trọng, bảo vệ, tôn vinh những phẩm chất, giá trị nhân văn tốt đẹp: lòng nhân ái, sự bình đẳng, quyền con người, tiếng mẹ đẻ.