Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một tác phẩm kịch - ngắn nhất Cánh diều
Haylamdo biên soạn và sưu tầm soạn bài Viết bài văn nghị luận về một tác phẩm kịch trang 112, 113, 114 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 11 Cánh diều giúp học sinh soạn văn 11 dễ dàng hơn.
Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một tác phẩm kịch - ngắn nhất Cánh diều
1. Định hướng
1.1. Nghị luận về một tác phẩm kịch (kịch bản văn học) cũng thuộc kiểu bài nghị luận về một tác phẩm văn học. Tuy nhiên, bên cạnh những điểm chung của nghị luận văn học, nghị luận về một tác phẩm kịch cần đáp ứng những yêu cầu riêng. Chẳng hạn:
- Phải xác định được tiểu loại kịch: bi kịch, hải kịch hay chính kịch.
- Phải thấy được việc phân chia hồi kịch thành các lớp (cảnh) nhỏ hơn, sự xuất hiện và tương tác của các nhân vật trong từng lớp (cảnh).
- Nhận diện và phân tích được sự vận động của hành động kịch và xung đột kịch cũng như lời thoại của các nhân vật.
1.2. Để viết bài nghị luận về một tác phẩm kịch, các em cần lưu ý.
- Phải hiểu được những điểm đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của toàn bộ tác phẩm kịch hoặc đoạn trích kịch cần nghị luận.
- Tìm đọc các thông tin liên quan đến văn bản kịch sẽ bản luận.
- Thực hiện đầy đủ các bước cần thiết của việc tạo lập một văn bản nghị luận.
2. Thực hành
2.1. Thực hành viết theo các bước
Bài tập (trang 112 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2 – Cánh diều): Phân tích đoạn trích “Tôi muốn được là tôi toàn vẹn” của Lưu Quang Vũ.
a. Chuẩn bị
- Tìm hiểu đề bài để xác định yêu cầu nghị luận trước khi viết:
+ Kiểu văn bản chính: phân tích, đánh giá một đoạn trích tác phẩm kịch.
+ Trọng tâm cần làm rõ: xung đột không thể hoá giải trong nội tâm và sự lựa chọn cái chết của nhân vật Hồn Trương Ba.
+ Phạm vi dẫn chứng văn bản Tôi muốn được là tôi toàn vẹn và các chi tiết, sự kiện của vở kịch liên quan đến đoạn trích; truyện cổ tích Hồn Trương Ba, da hàng thịt và những văn bản phục vụ cho việc liên tưởng, so sánh để làm nổi bật giá trị độc đảo của đoạn trích.
- Đọc kĩ các yêu cầu, lưu ý khi viết bài nghị luận về một tác phẩm kịch ở mục I. Định hướng
- Tìm các tư liệu liên quan đến nội dung và yêu cầu của bài tập.
b) Tìm ý và lập dàn ý
- Tìm ý bằng cách suy luận từ khái quát đến cụ thể như sơ đồ sau:
- Lập dàn ý cho bài viết bằng cách lựa chọn, sắp xếp các ý theo bố cục 3 phần:
Mở bài |
Nêu vấn đề bằng một trong các cách đã học (phản đề, so sánh, đặt câu hỏi,...) |
Thân bài |
Lần lượt phân tích tác phẩm theo trình tự phù hợp. Ví dụ: + Ý 1: Cuộc đối thoại giữa “hồn” và “xác” ... + Ý 2: Cuộc đối thoiaj giữa Hồn Trương Ba và Đế Thích - quyết định của Hồn Trương Ba ... |
Kết bài |
Tổng hợp vấn đề bằng một trong các cách đã học (tóm lược, phát triển, vận dụng, liên tưởng,...) |
c) Viết
Viết bài văn gồm ba phần lớn theo dàn ý đã làm, trong khi viết cần chú ý một số điểm đã lưu ý trong mục I. Định hướng.
* Bài văn mẫu tham khảo:
Lưu Quang Vũ là một nhà viết kịch nổi tiếng của Việt Nam. Ông được biết đến với vở kịch Tôi muốn được là tôi toàn vẹn – một tác phẩm đã tạo tiếng vang trong lòng độc giả và mang đến nhiều bài học về tư tưởng nhân văn. Câu chuyện xoay quanh Trương Ba, một người làm vườn chất phác và đặc biệt cao cờ. Ông gặp phải một bi kịch khi bị mắc kẹt trong tình huống không lường trước. Nam Tào và Đế Thích quyết định mang linh hồn của Trương Ba trở lại và nhập vào một thân xác mới của anh Hàng Thịt vừa mới qua đời. Nhưng mọi chuyện không dễ dàng như vậy.
Trương Ba đối mặt nhiều khó khăn trong thân mới. Ông gặp phiền toái từ người xung quanh như lí trưởng sách nhiễu, vợ đã qua đời đòi chồng, và gia đình. Điều này khiến Trương Ba khó khăn trong việc thích nghi với cuộc sống mới. Ông cảm thấy đau khổ và bất mãn khi sống trái với quy luật tự nhiên. Thân xác anh Hàng Thịt ảnh hưởng và truyền nhiễm thói quen xấu cho linh hồn của Trương Ba. Cuộc đối thoại giữa Trương Ba và xác anh Hàng Thịt đã gây tranh luận sôi nổi. Trương Ba cho rằng suốt đời, thậm chí sau khi qua đời, ông vẫn sống một cuộc sống trong sạch và chân chính. Ông coi thường xác, cho rằng nó chỉ là một lớp vỏ bên ngoài, không có ý nghĩa hay cảm xúc. Xác chỉ đại diện cho khía cạnh thấp kém, mà con thú nào cũng có: ham muốn ăn ngon, ham muốn uống rượu. Tuy nhiên, Xác Hàng Thịt lại cho rằng hồn Trương Ba không thể tách rời khỏi xác, và mọi hành động của hồn đều bị xác chi phối. Cuộc đấu tranh giữa con người và xác trở nên khốc liệt, như một cuộc đấu giữa khát vọng và dục vọng, giữa đạo đức và tội lỗi. Nhà văn muốn truyền đi thông điệp rằng sự sống chỉ có ý nghĩa khi ta sống tự nhiên, hài hòa giữa xác và tinh thần.
Trương Ba tiếp tục chia sẻ với người thân trong gia đình về tình hình của mình. Mỗi thành viên trong gia đình có quan điểm riêng khi đối mặt với tình huống khó khăn này. Vợ Trương Ba buồn lòng khi thấy chồng thay đổi đột ngột và nghĩ rằng ông muốn rời bỏ gia đình để tự do với người phụ nữ trẻ. Cháu gái của ông, người ông yêu quý nhất, không chấp nhận ông nữa và cho rằng ông đã thay đổi tính cách. Chỉ có con dâu hiểu và chia sẻ với Trương Ba, nhưng cũng nhận ra sự thay đổi trong ông. Tất cả đều nhận thấy sự thay đổi rõ rệt của Trương Ba. Ông không còn nguyên vẹn và thẳng thắn như trước. Trương Ba nhận ra sự thay đổi của mình và quyết định trả lại thể xác cho người thân anh hàng thịt.
Quyết định đó đã dẫn đến cuộc trò chuyện giữa Trương Ba và Đế Thích. Trương Ba chỉ ra sai lầm mà Đế Thích đã gây ra và diễn đạt ước mong của mình. Tuy nhiên, Đế Thích không đồng ý và cho rằng không ai có thể tồn tại một cách toàn vẹn. Mọi chuyện trở nên tồi tệ hơn khi Trương Ba nghe tin cu Tị qua đời. Đế Thích đề nghị để hồn Trương Ba nhập vào cu Tị, nhưng Trương Ba từ chối rõ ràng. Ông nhận ra sẽ có rất nhiều vấn đề phức tạp liên quan đến việc này và yêu cầu Đế Thích để cu Tị được sống lại trong khi ông sẽ chấp nhận chết cùng với xác thân. Đây là một cái kết phù hợp và đáng nhớ, thể hiện cuộc đấu tranh giữa khát khao sống và không chấp nhận một cuộc sống giả tạo.
Trong văn bản Tôi muốn được là tôi toàn vẹn, Lưu Quang Vũ truyền đạt một thông điệp sâu sắc: Sống đúng với bản chất của bản thân và khai thác tối đa những giá trị tốt đẹp bên trong mỗi người. Ý nghĩa của cuộc sống chỉ hiện diện khi ta tuân thủ quy luật tự nhiên và duy trì sự cân bằng giữa thể xác và tâm hồn. Chỉ khi chúng ta đạt được sự hòa hợp giữa cảm xúc và ý thức, tự do và trách nhiệm, cuộc sống mới thực sự trọn vẹn và đáng sống.
d) Kiểm tra và chỉnh sửa
Tham khảo các yêu cầu đã nêu ở Bài 5, phần Viết, mục d (trang 26); đối chiếu với dàn ý đề văn đã làm ở bài này.
2.2. Rèn luyện kĩ năng viết: Cách biểu cảm và sử dụng các từ lập luận trong văn bản nghị luận
a) Cách thức
Văn nghị luận hướng tới tranh biện, thuyết phục người đọc về một vấn đề nào đó (xã hội hoặc văn học). Chính vì thế, sự mạch lạc của hệ thống lập luận đóng vai trò hết sức quan trọng. Việc sử dụng chính xác các từ lập luận trong văn bản nghị luận (đỏ là li cho, bởi vì, có lẽ, nhưng, tuy nhiên, tuy... nhưng, vì thế, cho nên, không những... mà còn, càng... càng, phải chăng, chẳng lẽ, như vậy, suy ra,...) giúp người viết đưa ra, kết nối những phân tích, suy luận của mình một cách thuyết phục, lô gích. Bên cạnh đó, vị trực tiếp thể hiện thái độ, tình cảm của người viết khi tranh biện. đánh giá về một vấn đề của đời sống xã hội hay nghệ thuật nên văn bản nghị luận cũng có tính biểu cảm rất cao. Tinh biểu cảm của văn bản nghị luận có thể được thể hiện trực tiếp qua các từ / cụm từ câu cảm thán (ới, than ôi, hỡi ôi....), qua cách sử dụng các từ khẳng định (cần phải, nhất định, không thể không...) hoặc từ phủ định (không thể, không nên...), qua các từ ngữ như đang tranh luận, đối thoại trực tiếp với người đọc (vâng, chẳng lẽ, đúng thể, không, điều ấy đã rõ,...), qua các từ ngữ thể hiện sự đánh giá về mức độ, tính chất. Ngoài ra, tính biểu cảm cũng có thể được thể hiện ham in qua cấu trúc câu (trùng điệp, song hành, câu đặc biệt....) để tạo ra nhịp điệu. những “con sống" cảm xúc trong lời văn.
b) Bài tập (trang 114 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2 – Cánh diều): Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“Có những cái sai không thể sửa được. Chắp vá gượng ép chỉ càng làm sai thêm ... Hồn Trương Ba nói với Đế Thích, ông tiên đã sửa sai một cách vụng về, hấp tấp cho hải quan nhà trời Nam Tào – Bắc Đẩu (kịch bản ám thị những sai lầm và những sửa sai tệ hại như thế là nhiều vô kể trên Thiên Đình!) “Không thể sống với bất cứ giá nào được... Có những cái giá đắt quá, không thể trả được..." - với những kết luận chất dẳng như thế, Hồn Trương Ba tự nguyện rút vào cõi hư vô. Vào hư vô, chứ không phải vào bất tử. Nếu các nhân vật Nguồn sáng trong dò' không cần đến sự bất từ, vì họ toại nguyên với cuộc sống tuyệt đẹp mà họ tin, như ngọn đuốc sáng sẽ được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, thì nhân vật Hồn Trương Ba, da hàng thịt chối từ trước sự bất tử, vì nhận ra nó còn tồi tệ hơn cuộc sống hữu từ. Cùng với Hồn Trương Ba, Đế Thích cũng chối bỏ thiên đường, tự nguyện nhận lấy thân phận con người phải chết và xem ra ông ta có liđối với những sinh linh bất toàn như ông mà trong vở kịch ta đường phân tích, những tiên thánh trên Thiên Đình đều đầy rẫy tội lỗi, không khác gì loài người nơi hạ giới – thì bất tử là hình phạt còn nặng nề và đáng sợ hơn cái chết. [...] Không còn cõi vĩnh hằng loài người ngàn đời mơ ước, không còn sự giải cứu cho những linh hồn tội lỗi và sự đền thưởng cho những linh hồn chân thiện. Từ thế giới này, nơi những con người hướng thiện khổ đau, cô độc và thất bại, họ chỉ có thể trở về nơi hư vô tịch diệt. Cải duy nhất mà họ có thể làm được như Trương Ba của Lưu Quang Vũ làm là trung thành đến cùng với bản chất của mình, giữ gìn cho bằng được, bằng giá của ngay sự sống, cái phẩm giá con người của mình [...] Trong vở kịch xuất sắc của mình, Lưu Quang Vũ không đi đến chủ nghĩa bi quan cực đoan. hình ảnh Trương Ba, người làm vườn, người vun trồng sự sống đẹp tươi, vẫn sống trong tâm tưởng của vợ ông, con dâu ông, cháu gái ôngNhưng họ yếu đuối làm sao và bất lực làm sao trước xã hội. nơi những chủ nhân thật sự là anh để tể sống lại trong thân xác phù hợp với hắn, là anh con trai của Trương Ba thấm nhuần phép tồn tại ở đời này, là lũ quan chức tham nhũng vô liêm sỉ. Những con người ấy sẽ bất hạnh trong những thành đạt của họ, họ sẽ giận dữ đập tan những giá trị hôm qua họ mới dựng lên, để chạy theo những giá trị mới mà không bao giờ mãn nguyện. Vở kịch của Lưu Quang Vũ sở dĩ thủ phục được nhiều khán giả nước ngoài, có lẽ bởi vì nó ứng hợp với tâm trạng phổ biến trong xã hội hiện đại xã hội đã đánh mất niềm tin cũ vào những giá trị siêu nhân loại và chưa tìm được cái gì thay thế nó.”.
(Phạm Vĩnh Cư, Thể loại bi kịch trong văn học Việt Nam, in trong sách Sáng tạo và giao lưu, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội. 2004)
- Xác định hệ thống các từ lập luận trong đoạn trích.
- Xác định các phương thức đem lại tính biểu cảm trong đoạn trích.
Trả lời:
- Hệ thống các từ lập luận trong đoạn trích: Càng....; Nếu...thì...; Nhưng....; vì...; có lẽ bởi vì....
- Các phương thức đem lại tính biểu cảm trong đoạn trích: không thể, không phải, không cần, không khác gì, không còn, duy nhất,...