X

Soạn văn 11 Cánh diều

Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện - ngắn nhất Cánh diều


Haylamdo biên soạn và sưu tầm soạn bài Viết bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện trang 25, 26, 27 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 11 Cánh diều giúp học sinh soạn văn 11 dễ dàng hơn.

Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện - ngắn nhất Cánh diều

1. Định hướng

1.1. Nghị luận về một tác phẩm truyện

- Nghị luận về một tác phẩm truyện là phân tích, đánh giá về các yếu tố nội dung. hình thức của truyện bằng những ý kiến, li lẽ và dẫn chứng cụ thể.

- Yêu cầu nghị luận về một tác phẩm truyện có thể là phân tích, đánh giá toàn bộ tác phẩm nhưng cũng có thể chỉ tập trung phân tích một số yếu tố nội dung hoặc hình thức của truyện. Ví dụ:

+ Phân tích truyện ngắn Một người Hà Nội của Nguyễn Khải.

+ Vẻ đẹp của nhân vật Đan-kô trong văn bản Trái tim Đan-kô của Go-rơ-ki.

+ Suy nghĩ về triết lí hạnh phúc trong truyện Tầng hai của Phong Điệp.

+ Tình yêu quê hương trong truyện ngắn Nắng đẹp miền quê ngoại của Trang Thế Hy

1.2. Để viết bài nghị luận về một tác phẩm truyện, các em cần chú ý:

Xác định rõ yêu cầu nghị luận mà để bài đã nêu.

- Đọc lại văn bản truyện được nêu ra trong đề bài, tìm dọc các nguồn tài liệu có liên quan đến tác giả, tác phẩm.

- Suy nghĩ và thực hiện theo các bước viết bài nghị luận văn học.

2. Thực hành

Bài tập (trang 25 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2 – Cánh diều): Vẻ đẹp của nhân vật Đan-kô trong văn bản “Trái tim Đan-kô” của Go-rơ-ki.

a. Chuẩn bị

- Đọc kĩ đề bài và suy nghĩ để xác định các yêu cầu nghị luận trước khi viết.

- Đọc lại văn bản Trái tim Đan-kô, tìm và ghi lại những chi tiết liên quan đến lời nói, hành động, ý nghĩ, tình cảm của Đan-kô.

- Tìm đọc các tài liệu có liên quan đến tác giả Go-rơ-ki và truyện ngắn Bà lão I-déc-ghin, ghi lại những ý kiến quan trọng có thể dùng để trích dẫn hoặc mở rộng bàn luận.

b) Tìm ý và lập dàn ý

– Tim ý cho bài viết bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi sau:

+ Nhân vật Đan-kô xuất hiện khi đoàn người đang trong tình thế nào?

+ Hành động và tâm trạng của đoàn người khi di chuyển trong rừng rậm ra sao? Qua mỗi chặng đường. Đan-kô đã có những lời nói, hành động, ý nghĩ, tình cảm gì

+ Suy nghĩ, hành động nào của Đan-kó gây ấn tượng sâu sắc nhất? Vì sao?

+ Tác giả thể hiện vẻ đẹp của hình tượng Đan-kô qua những yếu tố nghệ thuật nào

+ Qua hành động và tinh cảm của Đan-kô dành cho đoàn người, tác giả muốn nhắn gửi thông điệp gì? Thông điệp đó có ý nghĩa như thế nào với cuộc sống hôm nay? Vì sao?

- Lập dàn ý cho bài viết bằng cách lựa chọn, sắp xếp các ý theo bố cục ba phần.

Mở bài

Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm và trọng tâm cần làm sáng tỏ: vẻ đẹp của nhân vật Đan-kô.

Thân bài

- Phân tích vẻ đẹp về phẩm chất, tình cảm của nhân vật Đan-kô. Ví dụ:

+ Phân tích vẻ đẹp của nhân vật Đan-kô qua bối cảnh câu chuyện, lời nói, hành động, tình cảm, ý nghĩ,...

+ ...

+ Nêu và phân tích đặc sắc nghệ thuật xây dựng nhân vật Đan-kô. Ví dụ: Tình huống truyện kịch tính, đưa nhân vật vào tình thế phải lựa chọn rõ ràng, quyết liệt.

+ Nghệ thuật trần thuật linh hoạt, sử dụng hai người kể chuyện, xen lẫn các đối thoại, bình luận,...

Kết bài

Đánh giá khái quát vẻ đẹp của nhân vật Đan-kô và tài năng của Go-rơ-ki

c) Viết

Dựa vào dàn ý đã chuẩn bị để thực hành với những yêu cầu khác nhau:

- Viết đoạn mở bài, hoặc một đoạn trong phần thân bài.

- Viết bài văn hoàn chỉnh.

* Bài văn mẫu tham khảo:

Tình thương sẽ giúp con người có động lực để giúp đỡ những người xung quanh. Quả đúng như vậy, với tình yêu thương làm trọng tâm, tác giả M. Go-rơ-ki đã sáng tác ra tác phẩm "Bà lão I-dec-ghin". Trong phần kết của truyện, đoạn trích "Trái tim của Đan-kô" đã thể hiện suy nghĩ và triết lý sâu sắc của tác giả về cách sống và tình yêu thương trong cuộc sống. Từ đó, nhân vật Đan-kô được tạo hình rõ nét trong tác phẩm.

Đầu tiên, Đan-kô là một chàng trai can đảm, lạc quan, không chịu khuất phục trước sự nguy hiểm. Bộ tộc đang sợ hãi trước đầm lầy u tối và không dám tiến lên phía trước. Tuy nhiên, Đan-kô lại khuyên họ không nên đứng yên mà cần dũng cảm đi vào rừng tìm đường sống. Cuối cùng, Đan-kô đã thuyết phục được mọi người và trở thành người dẫn đầu, giúp đỡ mọi người tìm nơi ở mới. Quãng đường đến nơi cư ngụ mới đầy nguy hiểm, "Rừng tối om, cứ bước một bước, đầm lầy lại há cái mõm tham lam hôi thối ra nuốt mất người, và cái cây cối sừng sững chặn đường như một bức thành kiên cố. Cành cây quấn quýt lấy nhau; rễ bò lan khắp nơi như đầu rắn, và cứ mỗi bước đi, họ lại phải tốn bao nhiêu mồ hôi và máu". Tuy nhiên, Đan-kô không chùn bước, không đầu hàng. Chỉ vì một chút khó khăn, mọi người đã nản chí, oán trách nhưng Đan-kô vẫn duy trì được sự hăng hái, nhiệt tình và sự lạc quan.

Trong tình cảnh khắc nghiệt, thiên nhiên giận dữ với "cơn giông đánh rừng, cây cối đung đưa rùng rợn", "tia chớp vồ lấy những cành cây, ánh lửa lạnh lẽo soi sáng qua những khoảnh khắc". Đám người hoảng sợ, mất tinh thần và trở thành những con người yếu đuối, nhát gan. Họ tự biến mình thành đám đông giận dữ, phàn nàn và chỉ trích Đan-kô. Nghe những lời chửi mắng, Đan-kô cũng bị kích động, nhưng lòng thương hại đã dập tắt ngọn lửa giận dữ ấy. Anh yêu thương mọi người và nghĩ rằng nếu không có anh, có lẽ họ đã không còn tồn tại được. Sự cao thượng và tình yêu thương giúp Đan-kô vượt lên khỏi sự ích kỷ và những hạnh phúc nhỏ bé.

Trong trái tim Đan-kô, ngọn lửa nhiệt thành bùng cháy, cố gắng giải cứu mọi người khỏi hiểm nguy. Những tia lửa mong muốn mãnh liệt của anh lóe sáng trong mắt, anh sẵn sàng hy sinh tính mạng để soi sáng con đường đi của đoàn người. Trái tim anh cháy sáng như mặt trời, làm khu rừng bừng tỉnh dậy dưới ngọn đuốc tình yêu thương vĩ đại, cao cả. Bất chợt, người khác phải cúi đầu, nhường lối cho anh. Cuối cùng, sự hy sinh đó được đền đáp khi đoàn người tìm được nơi trú ẩn, sinh sống an toàn. Những chi tiết ấy chứng tỏ Đan-kô là người có trái tim nhân hậu, đầy lòng bao dung và trắc ẩn đối với con người.

Điểm nhìn khác nhau của người kể thứ ba đã làm nổi bật những phẩm chất anh hùng của Đan-kô. Tính cách của anh được thể hiện rõ ràng qua lời nói và hành động. Trái tim nhiệt huyết và tình yêu thương của Đan-kô đã xua tan bóng tối, trở thành ngọn lửa dẫn đầu, truyền bá những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống. Anh là hình ảnh đích thực của lòng vị tha. Từ nhân vật này, chúng ta càng nhận ra vai trò và tầm quan trọng của sự can đảm cùng tình yêu thương trong cuộc sống. Tình thương sẽ giúp con người có động lực để giúp đỡ những người xung quanh. Một bức tranh thiên nhiên, một sự đấu tranh sự sống của con người đã hiện lên thật đặc sắc trong tác phẩm “Trái tim của Đan-kô” của Go-rơ-ki. Câu chuyện khiến cho người đọc phải suy nghĩ về những giá trị sống và mối quan hệ giữa con người trong hiện thực thực cuộc sống.

d) Kiểm tra và chỉnh sửa

Nội dung kiểm tra

Yêu cầu cụ thể

 

Bố cục 3 phần

- Mở bài: Đã giới thiệu được vấn đề nghị luận chưa? (Ở bài này là vẻ đẹp của nhân vật Đan-kô trong văn bản Trái tim Đan-kô).

- Thân bài: Xem xét nội dung và cách triển khai các ý.

+ Có đề cập các nội dung chính để làm rõ vấn đề được tiêu ở mở bài không? (Ở bài này là phân tích vẻ đẹp về phẩm chất, tính cách của nhân vai Đan-kô)

+ Đã phân tích được một số nét đặc sắc về nghệ thuật chưa?

+ Có chỉ ra được sự phù hợp giữa nội dung và hình thức của văn bản không?

+ Phần nhận xét, đánh giá có nêu được ý kiến của người viết không?

- Kết bài: Có khái quát và gợi mở được vấn đề không? (Ở bài này là về đẹp của nhân vật Đan-kô và tài năng của tác giả Go-rơ-ki).

Các lỗi còn mắc

- Lỗi về ý: thiếu ý, lặp ý, lạc ý,...

- Lỗi về trình bày, chính tả, dùng từ và diễn đạt,...

Đánh giá chung

- Bài viết đáp ứng yêu cầu ở mức độ nào?

- Em thấy hứng thú hoặc khó khăn nhất khi thực hiện phẩm chất nào trong tiến trình thực hành viết.

2.2. Rèn luyện kĩ năng viết: Phân tích tác dụng của hình thức truyện

a) Cách thức

- Hình thức truyện gồm nhiều yếu tố như: nhan đề, chi tiết, cốt truyện, nhân vật, người kể chuyện và điểm nhìn, bối cảnh, lời người kể chuyện và lời nhân vật, biểu tượng,...

- Mỗi yếu tố hình thức trong một tác phẩm truyền có tác dụng nghệ thuật riêng. Ví dụ: Nhan đề có tác dụng gây tò mò, thu hút người đọc đến với tác phẩm truyện, gợi cho người đọc khả năng phỏng đoàn, suy luận về nội dung truyện, giúp họ khắc sâu ấn tượng và ý nghĩa của truyện sau khi đọc xong. Người kể chuyện và điểm nhìn có tác dụng dẫn dắt câu chuyện, đưa ra các ý kiến nhận xét, binh luận về nhân vật và sự việc, giúp người dọc có những manh mối quan trọng để hiểu được phẩm chất, tinh cách, số phận của nhân vật, chủ đề và ý nghĩa của tác phẩm truyện.

- Toàn bộ các yếu tố hình thức của một tác phẩm truyện đều nhằm mục dịch biểu đạt nội dung, ý nghĩa của truyện một cách thú vị, hấp dẫn, độc đáo, sâu sắc. Vì thế, tuỳ theo yêu cầu của đề bài, khi viết bài văn (hoặc đoạn văn) nghị luận phân tích tác dụng của hình thức truyện, cần lưu ý đến tác dụng riêng của từng yếu tố cũng như tác dụng của toàn bộ yếu tố hình thức trong tác phẩm đối với việc biểu đạt nội dung và tác động vào người đọc.

b) Bài tập (trang 27 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2 – Cánh diều):  Đọc đoạn văn sau đây và cho biết người viết đã phân tích yếu tố hình thức nào của truyện “Kép Tư Bền” (Nguyễn Công Hoan).

Trả lời:

- Trong truyện, người viết đã phân tích tình huống truyện. Từ đó làm nổi bật mâu thuẫn và hành động trong cảnh ngộ bi đát mà Tư Bền gặp phải.

→ Người viết đưa ra các ý kiến nhận xét, bình luận về nhân vật và sự việc; giúp người đọc có được thông tin để hiểu rõ hơn về phẩm chất, tính cách, số phận nhân vật, chủ đề và ý nghĩa của tác phẩm truyện.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 Cánh diều ngắn nhất, hay khác: