Soạn bài Một thời đại trong thi ca - ngắn nhất Cánh diều
Haylamdo biên soạn và sưu tầm soạn bài Một thời đại trong thi ca trang 129, 130, 131, 132 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 11 Cánh diều giúp học sinh soạn văn 11 dễ dàng hơn.
Soạn bài Một thời đại trong thi ca - ngắn nhất Cánh diều
1. Chuẩn bị
Yêu cầu (trang 129 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2 – Cánh diều):
- Đọc trước đoạn trích văn bản Một thời đại trong thi ca, tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Hoài Thanh.
- Em có những hiểu biết gì về phong trào Thơ mới 1932 – 1945? Hãy nêu tên một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu của phong trào thi ca này.
Trả lời:
- Tác giả Hoài Thanh:
+ Tên khai sinh là Nguyễn Đức Nguyên (1909 - 1982), xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo ở tỉnh Nghệ An.
+ Là một trong những nhà phê bình văn học xuất sắc nhất của văn học Việt Nam hiện đại.
+ Lối phê bình “lấy hồn tôi để hiểu hồn người”, giọng văn phê bình nhẹ nhàng, hóm hỉnh, tài hoa, giàu chất thơ.
- Phong trào thơ mới (1932 - 1945):
+ Nằm trong khuynh hướng văn học lãng mạn.
+ Cuộc vận động sáng tác thơ ca theo hình thức và nội dung đổi mới, tự do, phá vỡ các quy luật của thơ truyền thống.
+ Thể hiện rõ ràng cái tôi, tình yêu nước sâu nặng nhưng thầm kín.
+ Các nhà thơ tiêu biểu: Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Huy Cận, Nguyễn Bính,…
=> Sự kiện nổi bật của thơ ca Việt Nam trên con đường hiện đại hóa.
2. Đọc hiểu
* Nội dung chính: Bài luận mở đầu cuốn “Thi nhân Việt Nam”, được viết năm 1941. Công trình đánh giá, tổng kết sâu sắc và toàn diện về phong trào Thơ mới. Đoạn trích Một thời đại trong thi ca nằm ở phần cuối bài tiểu luận.
* Trả lời câu hỏi giữa bài:
Câu 1. (trang 129 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2 – Cánh diều): Tác giả đưa ra tiêu chí nào để so sánh giữa thơ cũ và thơ mới?
Trả lời:
Tiêu chí để so sánh thơ mới và thơ cũ:
- “Giá các nhà thơ mới cứ viết những câu như hai câu vừa trích trên này thì tiện cho ta biết mấy.
- “Giá như trong thơ cũ chỉ có những trần ngôn sáo ngữ… tiện cho ta biết mấy.”
Câu 2. (trang 130 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2 – Cánh diều): Câu văn nào cho thấy luận điểm khái quát của Hoài Thanh?
Trả lời:
Câu văn nào cho thấy luận điểm khái quát của Hoài Thanh: Các thời đại vẫn liên tiếp cũng nhau và muốn rõ đặc sắc mỗi thời phải nhìn vào đại thể.
Câu 3. (trang 130 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2 – Cánh diều): Vì sao khi xuất hiện trên thi đàn Việt Nam, chữ tôi lại "bỡ ngỡ" và "như lạc loài"?
Trả lời:
Khi xuất hiện trên thi đàn Việt Nam, chữ tôi lại "bỡ ngỡ" và "như lạc loài" vì nó mang theo một quan niệm mới chưa từng thấy: quan niệm cá nhân.
Câu 4. (trang 131 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2 – Cánh diều): Đoạn văn cho biết điều gì về đặc điểm hồn thơ của các nhà thơ mới?
Trả lời:
Đoạn văn cho biết đặc điểm hồn thơ của các nhà thơ mới, đó là mang cái tôi rất lớn, rất mới nên họ rất cô đơn lạc lõng.
Câu 5. (trang 131 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2 – Cánh diều): Các nhà thơ lãng mạn đã giải tỏa bi kịch đời mình bằng cách nào?
Trả lời:
Các nhà thơ lãng mạn đã giải tỏa bi kịch đời mình bằng cách gửi tất cả bi kịch đó vào tiếng Việt.
* Trả lời câu hỏi cuối bài:
Câu 1. (trang 132 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2 – Cánh diều): Từ nội dung văn bản, em hiểu nhan đề của bài viết thế nào?
Trả lời:
- “Một”: Khẳng định tính duy nhất
- “thời đại”: Phong trào Thơ mới 1932 - 1941
- “thi ca”: Toàn bộ sáng tác văn chương bằng văn vần của nền văn học Việt Nam.
=> “Một thời đại trong thi ca”: Thời kì của phong trào Thơ mới trong nền văn học Việt Nam - văn học hình thành và đổi mới toàn diện về nội dung và hình thức => Niềm cảm phục chân thành của tác giả dành cho một thời kỳ vàng son của thi ca Việt Nam.
Câu 2. (trang 132 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2 – Cánh diều): Trong phần 1, để thuyết phục người đọc về sự chiến thắng của thơ mới đối với thơ cũ, tác giả đã lập luận như thế nào?
Trả lời:
Trong phần 1, để thuyết phục người đọc về sự chiến thắng của thơ mới đối với thơ cũ, tác giả đã lập luận bằng cách đưa ra các bài thơ kể cả thơ mới với thơ cũ để so sánh với nhau.
Câu 3. (trang 132 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2 – Cánh diều): Hãy làm rõ mối quan hệ giữa luận điểm và lí lẽ, dẫn chứng ở phần 2 theo gợi ý sau:
Luận điểm |
Lí lẽ |
Dẫn chứng |
|
|
|
Trả lời:
Luận điểm |
Lí lẽ |
Dẫn chứng |
Cứ đại thể thì tất cả tinh thần thời xưa – hay thơ cũ – và thời mới nay – hay thơ mới – có thể gom lại trong hai chữ tôi và ta. |
- Bởi vậy cho nên, khi chữ tôi, với các nghĩa tuyệt đối của nó, xuất hiện giữa thi đàn Việt Nam, bao nhiêu con mắt nhìn nó một cách khó chịu. - Thi nhân ta cơ hồ đã mất hết cái cốt cách hiện ngang ngày trước. - Đời chúng ta đã nằm trong vòng chữ tôi. |
- Qua các câu thơ của Xuân Diệu: "Người giai nhân: bến đợi dưới cây già; Tình du khách: thuyền qua không buộc chặt." - Hay qua câu thơ của một nhà thơ cũ: "Ô hay! Cảnh cũng ửa người nhỉ! Ai thấy ai mà chẳng ngẩn ngơ? |
Câu 4. (trang 132 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2 – Cánh diều): Nội dung chính của phần 3 là gì? Có thể khái quát nội dung ấy bằng một luận điểm như thế nào?
Trả lời:
- Phần (3) nói về cảm hứng bao trùm của thơ mới và tình yêu tiếng Việt của các nhà thơ mới.
- Luận điểm: Cảm hứng bao trùm của thơ mới là nỗi buồn và tình yêu quê hương của các nhà thơ mới được gửi gắm trong tình yêu tiếng Việt.
Câu 5. (trang 132 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2 – Cánh diều): Đoạn văn sau cho thấy sự kết hợp của các phương thức biểu đạt nào? Tác dụng của sự kết hợp này trong việc bộc lộ quan điểm, thái độ của người viết là gì?
“Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu. Nhưng động tiên đã khép, tình yêu không bền, điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ. Ta ngơ ngẩn buồn trở về hồn ta cùng Huy Cận.”.
Trả lời:
- Đoạn văn cho thấy sự kết hợp của các phương thức thuyết minh và biểu cảm.
- Tác dụng: vừa thuyết minh về đặc điểm hồn thơ của các nhà thơ mới vừa biểu lộ nhận định, đánh giá và sự thấu cảm của nhà phê bình văn học với các nhà thơ.
Câu 6. (trang 132 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2 – Cánh diều): Văn bản Một thời đại trong thi ca có đoạn:
“Chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng một lần một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kì dị như Chế Lan Viên,... và thiết tha, rạo rực, băn khoăn như Xuân Diệu.”
Đoạn văn trên giúp em có thêm những hiểu biết gì về:
- Đặc điểm ngôn ngữ trong văn bản nghị luận văn học (phê bình văn học) của Hoài Thanh?
- Phong trào Thơ mới lãng mạn 1932 - 1945?
Trả lời:
Đoạn văn giúp em hiểu thêm về:
- Đặc điểm ngôn ngữ trong văn bản nghị luận văn học (phê bình văn học) của Hoài Thanh: giàu hình ảnh và chất thơ; câu văn có nhịp điệu, được tạo nên bởi những cấu trúc tương xứng lặp đi lặp lại như một điệp khúc.
- Phong trào Thơ mới 1932 – 1945 là một phong trào thơ ca phong phú về nội dung cảm xúc và đa dạng về cá tính sáng tạo. Đó là một trào lưu văn học với nhiều nhà thơ nổi tiếng.