Soạn bài Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 2: Viết trang 148 - ngắn nhất Cánh diều
Haylamdo biên soạn và sưu tầm soạn bài Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 2: Viết trang 148 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 11 Cánh diều giúp học sinh soạn văn 11 dễ dàng hơn.
Soạn bài Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 2: Viết trang 148 - ngắn nhất Cánh diều
Câu 7. (trang 148 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2 – Cánh diều): Nêu tên các kiểu văn bản được rèn luyện viết trong sách Ngữ văn 11, tập hai; chỉ ra những yêu cầu chính khi viết các kiểu văn bản này.
Trả lời:
Tên các kiểu văn bản |
Yêu cầu chính khi viết các kiểu văn bản |
Viết bài nghị luận về một tác phẩm truyện |
có thể là phân tích, đánh giá toàn bộ tác phẩm nhưng cũng có thể chỉ tập trung phân tích một số yếu tố nội dung hoặc hình thức của truyện. |
Viết bài nghị luận về một tác phẩm thơ |
có thể là phân tích, đánh giá toàn bộ tác phẩm nhưng cũng có thể chỉ tập trung phân tích một số yếu tố nội dung hoặc hình thức của tác phẩm. |
Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội |
ghi lại những kết quả đã nghiên cứu được về một đề tài thuộc lĩnh vực tự nhiên (vật lí, hoá học, sinh học,...) hoặc xã hội (văn học, lịch sử, chính trị, văn hoá,...) mà em quan tâm. |
Viết bài nghị luận về một tác phẩm kịch |
cũng thuộc kiểu bài nghị luận về một tác phẩm văn học những cần đáp ứng những yêu cầu riêng: Phải xác định được tiểu loại kịch: bi kịch, hài kịch hay chính kịch; Phải thấy được việc phân chia hồi kịch thành các lớp (cảnh) nhỏ hơn, sự xuất hiện và tương tác của các nhân vật trong từng lớp (cảnh); Nhận diện và phân tích được sự vận động của hành động kịch và xung đột kịch cũng như lời thoại của các nhân vật. |
Viết bài nghị luận về một hiện tượng đời sống |
viết bài văn trình bày ý kiến phân tích, trao đổi, bàn luận về một hiện tượng của đời sống nhân sinh (chính trị, kinh tế, văn hoá, nghệ thuật, đạo đức, khoa họ |
Câu 8. (trang 148 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2 – Cánh diều): Nêu và phân tích ý nghĩa những các kĩ năng viết được rèn luyện trong các bài học ở Ngữ văn 11, tập hai.
Trả lời:
- Viết bài nghị luận về một tác phẩm truyện: Rèn luyện kĩ năng phân tích tác dụng của hình thức.
- Viết bài nghị luận về một tác phẩm thơ: Rèn luyện kĩ năng phân tích tác dụng của hình thức thơ.
- Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội: Rèn luyện kĩ năng trích dẫn trong bài viết.
- Viết bài nghị luận về một tác phẩm kịch: Rèn luyện kĩ năng viết biểu cảm và sử dụng các từ lập luận trong văn bản nghị luận.
- Viết bài nghị luận về một hiện tượng đời sống: Rèn luyện kĩ năng phân tích dẫn chứng và lập luận bác bỏ.
Câu 9. (trang 148 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2 – Cánh diều): Nêu một số điểm giống nhau và khác nhau giữa yêu cầu viết bài nghị luận về một tác phẩm truyện, nghị luận về một tác phẩm thơ và nghị luận về một bộ phim (vở kịch, bài hát, bức tranh, pho tượng).
Trả lời:
* Giống nhau:
- Đều là dạng bài nghị luận văn học
- Đều trình bày những nhận xét, đánh giá về nội dung và nghệ thuật
- Đều phải dựa trên những hiểu biết về tác phẩm để đưa ra cảm nhận
* Khác nhau:
- Nghị luận về một tác phẩm truyện:
+ Là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện chủ đề hay nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể.
+ Xuất phát từ ý nghĩa của cốt truyện, tính cách, số phận của nhân vật và nghệ thuật trong tác phẩm được người viết phát hiện và khái quát.
+ Phải nêu được các nhận xét, ý kiến (luận điểm) xác đáng, rõ ràng về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích); phải có các luận cứ tiêu biểu xác thực làm cơ sỏ cho luận điểm.
+ Cần sử dụng phối hợp các thao tác, kĩ năng (phân tích, chứng minh, giải thích…); nên có những suy nghĩ, những cách trình bày bài mang sắc thái riêng.
- Nghị luận về một tác phẩm thơ:
+ Là trình bày nhận xét, đánh giá của mình về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ ấy.
+ Cần phân tích các yếu tố như ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu,.. Để làm nổi bật nội dung tư tưởng và nghệ thuật
- Nghị luận về một bộ phim:
+ Có hiểu biết cơ bản về loại hình nghệ thuật mà tác phẩm đó thuộc về.
+ Có hứng thú với tác phẩm trên cơ sở từng xem, nghe, thưởng lãm theo điều kiện thực tế cho phép.
+ Có một quan điểm đánh giá rõ ràng về tác phẩm với việc triển khai những lí lẽ xác đáng.