X

Soạn văn 11 Cánh diều

Soạn bài Tự đánh giá cuối học kì 2 - ngắn nhất Cánh diều


Haylamdo biên soạn và sưu tầm soạn bài Tự đánh giá: Tự đánh giá cuối học kì 2 trang 149, 150 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 11 Cánh diều giúp học sinh soạn văn 11 dễ dàng hơn.

Soạn bài Tự đánh giá cuối học kì 2 - ngắn nhất Cánh diều

I. Đọc hiểu

Đọc đoạn trích (trang 149 sgk Ngữ văn 11 Tập 2) và trả lời ngắn các câu hỏi (từ câu 6 đến câu 10):

Câu 1. (trang 149 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Câu nào sau đây gọi đúng tên con đường được gợi lên từ đoạn trích?

A. Con đường đầy rơm rạ.

B. Con đường đầy ánh nắng.

C. Con đường đầy tre, trúc.

D. Con đường đầy hương sắc.

Trả lời:

Đáp án: A

Câu 2. (trang 149 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Dòng thơ nào sau đây có sử dụng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác?

A. Đường trong làng: Hoa dại với mùi rơm

B. Người cùng tôi đi dạo giữa đường thơm

C. Có cu gáy, có bướm vàng nữa chứ 

D. Mà đôi lứa đứng bên vườn tình tự

Trả lời:

Đáp án: B

Câu 3. (trang 150 sgk Ngữ văn 11 Tập 2):  Nhận xét nào sau đây đúng với sự “tương ứng các giác quan” được biểu hiện trong đoạn trích trên?

A. Cảnh vật, con người, hương hoa, cây cối,... chan hoà trong một niềm vui 

B. Đất trời, đường làng, không gian, thời gian, hoa dại, mùi rơm,... lẫn lộn 

C. Cảm xúc, tâm trạng, niềm vui, sự ngất ngây, trí tưởng tượng,... đan xen 

D. Mùi hương, âm thanh, sắc màu xen lẫn cùng các giác quan giao hoà,...

Trả lời:

Đáp án: D

Câu 4. (trang 150 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Nhạc tính của đoạn thơ trên được tạo nên bởi những cách thức nào? 

A. Sử dụng ẩn dụ chuyển đổi cảm giác và so sánh

B. Sử dụng nhiều thanh bằng và gieo vần chân

C. Dùng nhiều từ ngữ và hình ảnh chỉ âm thanh

D. Dùng nhiều từ ngữ và hình ảnh chỉ cảm giác

Trả lời:

Đáp án: B

Câu 5. (trang 150 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Phương án nào dưới đây nêu đúng điểm giống nhau giữa đoạn trích trên và bài thơ Đây mùa thu tới (Xuân Diệu)?

A. Đều viết về đề tài tình yêu lứa đôi

B. Đều vận dụng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

C. Đều viết về tâm trạng con người trước mùa thu

D. Đều miêu tả cảnh đẹp của mùa thu

Trả lời:

Đáp án: B

Câu 6. (trang 150 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Nêu tác dụng của các yếu tố vần và nhịp của đoạn trích trên.

Trả lời:

Tác dụng của các yếu tố vần và nhịp của đoạn trích trên: giúp bài thơ thêm sáng tạo, chủ thể trữ tình bộc lộ trực tiếp những tình cảm tha thiết của mình trước vẻ đẹp của cảnh vật nơi quê hương nói riêng và vẻ đẹp của đất nước mình nói chung.

Câu 7. (trang 150 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Chỉ ra yếu tố tượng trưng trong đoạn trích trên.

Trả lời:

Hình ảnh tượng trưng "đường thơm", “hương hoa”.

Câu 8. (trang 150 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Em hiểu “đường thơm” trong đoạn trích trên là gì?

Trả lời:

“đường thơm” trong đoạn trích trên là con đường quê hương, đong đầy những kỉ niệm cùng tình cảm đẹp đẽ.

Câu 9. (trang 150 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Nhà thơ nhận biết và diễn tả cảm xúc của mình bằng các giác quan nào?

Trả lời:

Nhà thơ nhận biết và diễn tả cảm xúc của mình bằng các giác quan: Thị giác để quan sát cảnh vật trên đường; khứu giác để ngửi thấy mùi hương.

Câu 10. (trang 150 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Theo em, đoạn trích thể hiện được tâm trạng và tình cảm gì của chủ thể trữ tình?

Trả lời:

Đoạn trích thể hiện được tâm trạng và tình cảm yêu thiết tha, nỗi nhớ nhung da diết, sâu nặng về những kỉ niệm đã qua cùng quê hương, đất nước.

II. Viết

Bài tập (trang 150 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1 – Cánh diều):

Chọn một trong hai đề sau để viết thành bài văn ngắn:

Đề 1. Phân tích giá trị văn hóa hoặc triết lí nhân sinh trong một tác phẩm văn xuôi đã học ở Bài 5 và bài 7 trong sách Ngữ văn 11, tập hai.

Đề 2. Điều em tâm đắc nhất khi đọc văn bản “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài” (trích kịch “Vũ Như Tô” - Nguyễn Huy Tưởng).

Trả lời:

* Bài viết mẫu tham khảo:

Đề 1. Phân tích giá trị văn hóa hoặc triết lí nhân sinh trong một tác phẩm văn xuôi đã học ở Bài 5 và bài 7 trong sách Ngữ văn 11, tập hai.

 “Tầng hai” là tác phẩm tiêu biểu của nhà văn đất Nam Định Phong Điệp. Tác phẩm được in trong tập truyện ngắn “Kẻ dự phần”. Đây là một câu chuyện kể về lối sống của các thành viên trong một căn nhà cho thuê. Qua đó là những suy nghĩ về triết lý cuộc sống.

Mở đầu tác phẩm, tác giả giới thiệu về nhân vật Phan đang thuê trọ trong một căn nhà có một người mẹ và vợ chồng người con. Hàng ngày cô đều lắng nghe và hình dung về cuộc sống của ba người ở trên tầng hai. Cuộc sống của cô cũng như bao người bận rộn khác, sáng đi sớm còn tối về thì bản tin cuối ngày đang phát. Tác giả đã miêu tả về cuộc sống của Phan rất chân thực nhưng cũng rất là cô đơn, nhàm chán, buồn tẻ. Lúc nào trước khi đi ngủ trong đầu cũng chỉ là những lập trình sẵn về công việc và những việc mình phải làm vào ngày mai. Và một cô gái có cuộc sống chỉ xoay quanh công việc lại nghĩ đến việc theo dõi cuộc sống của những người ở tầng trên. Phan lắng nghe được rất nhiều những âm thanh mà thật trái ngược với sự tĩnh lặng trong căn phòng của cô. Tiếng người con dâu khóc vì người người chồng đi làm về muộn, rồi người mẹ lại dỗ dành người con dâu. Đây là những khung cảnh mà ta thường thấy của những cặp vợ chồng. Đối với Phan buổi tối trước khi đi ngủ là lắng nghe những âm thanh ở tầng trên, rồi nghe những âm thanh của tiếng nước chảy rồi chìm vào giấc ngủ. Những ý nghĩ rằng mình phải bám trụ ở đây, không được từ bỏ và cô nghĩ như thế mới là hạnh phúc.

Tác giả đã rất tinh tế và khéo léo, khi đã lồng ghép miêu tả về cuộc sống đối lập giữa cuộc sống của Phan và cuộc sống của gia đình trên tầng hai. Người mẹ hiện lên là một người rất hiền từ, luôn động viên và bảo vệ người con dâu của mình. Người con dâu thì như một cô vợ nhỏ, lúc thì giận dỗi chồng, lúc thì lại yêu thương cười nói nhưng cô rất là quan tâm mẹ của mình. Còn người chồng thì hiện lên không phải là người chồng quá mẫu mực nhưng vẫn rất yêu thương mẹ và vợ. Khung cảnh gia đình ba người rất bình thường như bao gia đình khác, nhưng người đọc có thể cảm nhận được cái bình dị, cái quan tâm của các thành viên trong gia đình dành cho nhau. Chính vì điều đó đã tạo nên một thói quen khiến Phan quan sát lắng nghe những âm thanh của tầng trên. Khi gia đình đón thành viên mới, có lẽ đây là khoảnh khắc hạnh phúc nhất của gia đình. Người đọc có thể cảm nhận được tình cảm và sự vui mừng của các thành viên dành cho nhau. Lúc này Phan lại càng có suy nghĩ thôi thúc muốn nhìn khung cảnh sống ở trên tầng. Chính lúc này Phan lại nhận ra rằng, hình như mình đang đi tìm kiếm hạnh phúc ở đâu xa, mà quên mất rằng hạnh phúc của mình ở trong chính gia đình mà mình vẫn thường không quan tâm đến.

Một bức tranh gia đình đơn giản, ấm áp đã được Phong Điệp miêu tả rất sâu sắc trong tác phẩm “Tầng hai”. Từ đó thấy được những triết lý về cuộc sống rằng hạnh phúc không phải cái gì lớn lao, mà nó ở ngay bên cạnh chúng ta.   

Đề 2. Điều em tâm đắc nhất khi đọc văn bản “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài” (trích kịch “Vũ Như Tô” - Nguyễn Huy Tưởng).

Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng là một tác giả nổi tiếng với những tác phẩm mang tính lịch sử. Ông có nhiều đóng góp cho nền văn học Việt Nam ở lĩnh vực tiểu thuyết và kịch. Nhiều tiểu thuyết của ông đã được dựng thành phim. Ông có nhiều vở kịch nổi tiếng trong đó có tác phẩm Vũ Như Tô với 5 hồi. Trong chương trình Ngữ văn 11 sách Cánh Diều đã đưa hồi 5 của vở kịch vào giảng dạy với tên gọi Vĩnh biệt cửu trùng đài.

Đoạn trích về đoạn cuối cuộc đời của kiến trúc sư nổi tiếng Vũ Như Tô. Khi ông xây dựng Cửu trùng đài cho vua hôn quân Lê Tương Dực. Phân tích Vĩnh biệt cửu trùng đài, độc giả sẽ thấy được bức tranh toàn cảnh của chế độ phong kiến thối nát thời vua Lê chúa Trịnh. Thấy được sự cơ cực lầm than của dân và những con người tài hoa, nghệ sĩ.

Mâu thuẫn đầu tiên mà nhà văn Nguyễn Huy Tưởng nói tới đó là mâu thuẫn giữa nhân dân lao động lầm than, khốn khổ với bọn hôn quân vô đạo, cường hào quan lại với lối sống xa hoa trụy lạc. Căng thẳng này đã ủ mầm từ trước đó, nhưng tới khi vua Lê Tương Dực bắt Vũ Như Tô phải xây Cửu trùng đài thì mâu thuẫn đó bị đẩy lên cao trào, đỉnh điểm.

Mâu thuẫn thứ hai đó chính là giữa những con người tài hoa nghệ sĩ giỏi như kiến trúc sư Vũ Như Tô. Ông là một người nghệ sĩ chân chính. Ông có hoài bão, ước vọng và tâm huyết muốn cống hiến, đem lại cái đẹp cho đời.

Thế nhưng, Lê Tương Dực cùng bè lũ tay sai lại mượn uy quyền, tiền bạc của mình để làm những việc mà chúng cho là ước mơ lớn. Chúng ép dân, vơ vét của cải, bắt dân lao động cực khổ để thực hiện thú vui của chúng. Đó là mâu thuẫn giữa quan niệm nghệ thuật chân chính, cao siêu với lợi ích thiết thực trong cuộc sống của nhân dân.

Từ những điều đó, đã đẩy Vũ Như Tô và Cửu trùng đài vào bi kịch thảm hại không lối thoát. Vũ Như Tô là một trong những mấu chốt làm nên Cửu trùng đài. Ông vốn là một kiến trúc sư thiên tài, luôn có đam mê sáng tạo vì cái đẹp. Ông được người đời nhận xét là “ngàn năm chưa dễ có một”. Tài năng của Vũ Như Tô được Nguyễn Huy Tưởng kể lại “chỉ vẩy bút là chim hoa đã hiện lên”, “sai khiến gạch đá như viên tướng cầm quân, có thể xây dựng lâu đài cao cả, nóc vờn mây mà không hề tính sai một viên gạch nhỏ”. Không những tài hoa, ông còn là một nghệ sĩ có nhân cách lớn lao. Ông là người có khát vọng, có lý tưởng nghệ thuật cao quý. Bởi thế, dù lúc đầu vua Lê Tương Dực dọa giết, nhưng ông vẫn khăng khăng từ chối xây Cửu trùng đài. Chỉ sau khi bị thuyết phục bởi người bạn tri kỷ, mong ông xây dựng một tòa lâu đài bền vững cho đất nước thì ông mới chấp nhận. Bởi ông muốn cống hiến tài năng của mình cho dân tộc chứ không phải cho bọn hôn quân vô đạo.

Phân tích đến đây, điều khiến em tâm đắc nhất là nhận thấy điểm giống nhau giữa Vũ Như Tô và tử tù Huấn Cao (trong Chữ người tử tù). Huấn Cao cũng là một người nghệ sĩ tài năng. Nhưng chữ của ông chỉ dành tặng những người biết đạo nghĩa.

Vũ Như Tô cũng vậy, khi bắt đầu xây Cửu trùng đài, ông đã làm hết tâm huyết. Ông không hề hám lợi. Khi được vua ban thưởng, ông đem chia hết cho đám thợ thuyền. Tuy nhiên, dù ông làm thế nào thì ước mơ và lý tưởng nghệ thuật của ông vẫn không thể hòa hợp với đời sống xã hội nghèo đói, lầm than của nhân dân lúc bấy giờ. Do đó, không ít lần ông rơi vào tâm trạng bi kịch, khi tự hỏi việc xây Cửu trùng đài đúng hay sai?

Có thể nói, nhà văn Nguyễn Huy Tưởng đã xây dựng Vũ Như Tô là một nhân vật đầy bi kịch. Bởi trong chính con người ông cũng tồn tại những mâu thuẫn không thể giải quyết được. Ông có những khát vọng và hoài bão lý tưởng lớn nhưng lại có cách làm sai. Chỉ khi bị bắt và Cửu trùng đài bị đốt cháy, ông mới thức tỉnh. Thật là ai oán xót thương cho một con người tài hoa mà sinh ra không hợp thời thế.

Bên cạnh nhân vật Vũ Như Tô mê cái đẹp, nhà văn Nguyễn Huy Tưởng đã khắc họa thêm nhân vật Đan Thiềm, một người đam mê cái tài. Nàng là người bạn tri âm, tri kỷ duy ở trong triều đình, thực sự hâm mộ cái tài của Vũ Như Tô. Hiểu nỗi lòng mâu thuẫn của kiến trúc sư, Đam Thiềm luôn cố gắng ở bên khích lệ, động viên và giúp đỡ Như Tô bảo vệ và xây dựng lâu đài. Không những thế, nàng là còn người thông minh, luôn bình tĩnh trước mọi tình huống. Biết rằng Cửu trùng đài không thành, nàng tìm mọi cách bảo vệ con người tài năng Vũ Như Tô. Nàng khuyên ông hãy trốn đi trước khi quân nổi dậy đến vây bắt. Nàng cũng sẵn sàng đánh đổi tính mạng của mình để cứu lấy nhà kiến trúc sư tài giỏi. Đến khi Vũ Như Tô không chịu đi, thì nàng cảm thấy đau đớn xót thương.

Có thể nói, qua đoạn trích, độc giả thấy rõ được nhân vật Đan Thiềm. Nàng không chỉ là một người chuộng cái tài mà con biết nhìn nhận cái đẹp. Qua đây độc giả nhận thấy cách giải quyết mâu thuẫn của tác giả Nguyễn Huy Tưởng rất dứt khoát. Ông miêu tả cảnh giải quyết xung đột đó bằng việc dân quân nổi dậy, đốt phát Cửu trùng đài và giết vua. Những con người sống trong cảnh ức hiếp lâu ngày giờ không thể chịu được nữa mà vùng lên đấu tranh. Đó là kết cục hiển nhiên mà mâu thuẫn giai cấp phải có.

Tuy nhiên, mâu thuẫn giữa lý tưởng nghệ thuật cao siêu với lợi ích thực tiễn, nhu cầu đơn thuần của người dân lại chưa được giải quyết. Vì thế, cái ác cái tàn bạo của hôn quân vô đạo Lê Tương Dực được nhận rõ, nhưng cái tội hay cãi công của kiến trúc sư Vũ Như Tô thì chưa thể luận. Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng chỉ mới dùng lại ở việc nêu vấn đề và để ngõ. Có lẽ ông muốn để tự người đọc ngẫm nghĩ và đưa ra cách giải quyết cho riêng mình.

Hồi 5 của vở kịch Vũ Như Tô nói về vấn đề cái đẹp. Nó nêu ra mối quan hệ còn nhiều khúc mắc giữa đời sống nhân dân thực tế với tâm hồn nghệ sĩ lãng mạn, cao siêu. Qua đây, tác giả Nguyễn Huy Tưởng cũng muốn bày tỏ sự thông cảm và trân trọng với những tài năng nghệ sĩ, có lý tưởng hoài bão nhưng lại rơi vào bi kịch.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 Cánh diều ngắn nhất, hay khác: