X

Soạn văn 12 Cánh diều

Soạn bài Đàn ghi ta của Lor-ca - ngắn nhất Cánh diều


Haylamdo soạn bài Đàn ghi ta của Lor-ca ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 12 Cánh diều giúp học sinh soạn văn 12 dễ dàng hơn.

Soạn bài Đàn ghi ta của Lor-ca - Cánh diều

1. Chuẩn bị

Yêu cầu (trang 66 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Đọc trước văn bản Đàn ghi ta của Lor-ca; tìm hiểu thêm thông tin về nhà thơ Thanh Thảo và nhà thơ, nhạc sĩ nổi tiếng người Tây Ban Nha: Phê-đê-ri-cô Gác-xi-a Lor-ca (Federico Garcia Lorca, 1898 – 1936)

Trả lời:

- Tác giả Thanh Thảo: 

+ Quê quán: huyện Mộ Đức – tỉnh Quảng Ngãi

+ Thanh Thảo là 1 trong những gương mặt tiêu biểu cho các nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ.  

+ Thơ Thanh Thảo là tiếng nói của người trí thức nhiều suy tư, trăn trở về các vấn đề xã hội và thời đại. 

- Nhà thơ, nhạc sĩ nổi tiếng Tây Ban Nha Phê-đê-ri-cô Gác-xi-a Lor-ca 

+ Ông là nhà thơ, nhạc sĩ, họa sĩ nổi tiếng người Tây Ban Nha, người có khát vọng tự do và cách tân nghệ thuật mãnh liệt, bị chính quyền phản động thân phát xít bắt giam và giết hại

2. Đọc hiểu

Nội dung chính: Bài thơ ghi nhận sự thành công của tác giả trong việc làm sống lại huyền thoại về Lor-ca nói riêng và những nhân cách thanh cao, bất khuất, những tâm hồn phóng khoáng, yêu tự do của nhân loại. Thái độ xót thương, cảm thông và sự ngưỡng mộ của tác giả Thanh Thảo trước nhân cách, tài năng và số phận bi thảm của Lor-ca.

Soạn bài Đàn ghi ta của Lor-ca | Ngắn nhất Soạn văn 12 Cánh diều

* Trả lời câu hỏi giữa bài:

Câu 1 (trang 67 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Tiếng đàn trong dòng thơ đầu có gì khác thường?

Trả lời:

- Tác giả đã ví tiếng đàn là những tiếng đàn bọt nước

Câu 2 (trang 67 sgk Ngữ văn 12 Tập 2):  Chú ý hình tượng Lor-ca trong tưởng tượng của nhà thơ.

Trả lời:

- Hình tượng Lor-ca được thể hiện là người nghệ sĩ tự do: Các hình ảnh: đi lang thang, vầng trăng chếnh choáng, yên ngựa mỏi mòn, hát nghêu ngao, li-la,...

- Hình tượng Lor-ca hiện lên với cái chết oan khuất:

+ Hình ảnh: áo choàng bê bết đỏ: gợi cái chết đớn đau, đột ngột, bất ngờ

+ Hình ảnh Lor-ca bị điệu về bãi bắn/ chàng đi như người mộng du, đó là thái độ bỏ quên tất cả, không bận lòng với bất cứ điều gì, kể cả cái chết đang cận kề.

Câu 3 (trang 67 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Lor-ca hiện lên như thế nào qua tiếng đàn?

Trả lời:

Qua tiếng đàn, Lor-ca hiện lên:

+ Tiếng ghi ta nâu – bầu trời cô gái ấy: khúc ca về tình yêu quê hương, nghệ thuật, con người, lý tưởng,…

Tiếng ghi ta lá xanh biết mấy: niềm ti, hi vọng

+ Tiếng ghi ta tràn bọt nước vỡ tan: nỗi đau, sự tan vỡ của Lorca

+ Tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy: cái chết bi thảm, đau đớn

Câu 4 (trang 67 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Xem chú thích và suy luận về ý nghĩa của hình ảnh “Lor-ca bơi sang ngang”.

Trả lời:

-  Bơi: hành động để tồn tại và khẳng định sự tồn tại trên dòng sông.

- bơi sang ngang: là không bị cuốn đi và không muốn buông trôi theo dòng nước - phải chống chọi với sức băng cuốn của sóng nước song cũng thể hiện rõ tư thế đứng cao hơn mọi sự chảy trôi thông thường. 

Câu 5 (trang 68 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Hành động của Lor-ca tượng trưng cho điều gì?

Trả lời:

Hành động của Lor-ca:

+ bơi sang ngang

+ ném lá bùa cô gái Digan

+ ném trái tim

→ Nhận xét hành động:

- Hành động của một hiệp sĩ dám coi khinh cái chết bởi cái chết do kẻ thù gây ra cũng không thể ngăn cản tư tưởng, tâm hồn Lorca hòa vào sự sống bất tử của nhân dân.

- Hành động của một nghệ sĩ sẵn sàng và tự nguyện dâng trọn tâm hồn mình cho cuộc đời để ra đi trong yên lặng. Chính sự dâng hiến vô tư và tự nguyện ấy đã khiến tiếng đàn ghita của Lorca ngân vang bất diệt không chỉ bằng âm thanh mà còn bằng cả dư âm.

* Trả lời câu hỏi cuối bài:

Câu 1 (trang 68 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Bài thơ có đặc điểm gì đáng chú ý về hình thức của các dòng thơ, câu thơ, đoạn thơ?

Trả lời:

- Thể thơ: tự do

- Câu thơ tự do, tự động ngắt nghỉ theo dòng chảy đứt đoạn của vô thức.

- Những câu thơ không viết hoa đầu dòng tạo mạch thơ liên tục, xâu chuỗi.

Câu 2 (trang 68 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Hình tượng Lor-ca đã được nhà thơ khắc họa như thế nào qua tiếng đàn, các hình ảnh, từ ngữ và biện pháp nghệ thuật? Từ đó, hãy chỉ ra tình cảm, suy nghĩ của Thanh Thảo về nhà thơ Lor-ca. 

Trả lời:

* Hình ảnh Lorca:

- Hình tượng Lor-ca được thể hiện là người nghệ sĩ tự do. Những chi tiết trong hai đoạn thơ cho thấy mối quan hệ giữa người nghệ sĩ với đất nước Tây Ban Nha:

+ Các hình ảnh: đi lang thang, vầng trăng chếnh choáng, yên ngựa mỏi mòn, hát nghêu ngao, li-la,...

+ Nghệ thuật đối lập: khát vọng tự do, khát vọng nghệ thuật >< hiện thực tàn bạo: hình tượng người nghệ sĩ Lor-ca hiện lên tự do, tài hoa, sống giữa thời tàn bạo của chính trị, của nghệ thuật già nua nhưng vẫn ôm ấp khát vọng đấy tranh vì một nền dân chủ tự do, vì cách tân nghệ thuật.

- Hình tượng Lor-ca hiện lên với cái chết oan khuất. Những chi tiết trong hai đoạn thơ cho thấy mối quan hệ giữa người nghệ sĩ với đất nước Tây Ban Nha:

+ Hình ảnh: áo choàng bê bết đỏ: gợi cái chết đớn đau, đột ngột, bất ngờ; nó còn gợi liên tưởng đến những cuộc đấu bò đẫm máu mà đôi khi người nghệ sĩ anh hùng bị tử trận.

+ Hình ảnh Lor-ca bị điệu về bãi bắn/ chàng đi như người mộng du, đó là thái độ bỏ quên tất cả, không bận lòng với bất cứ điều gì, kể cả cái chết đang cận kề

+ Tác giả đã sử dụng phép so sánh tiếng đàn với cỏ mọc hoang: thương tiếc cho cái chết của một thiên tài, nghệ sĩ tài ba, cho con đường cách tân nghệ thuật còn giang dở. 

+ Hành động ném là bùa vào trong xoáy nước, ném trái tim vào cõi lặng im. Đó là sự giã từ và giải thoát, một sự lựa chọn, sự chủ động vứt bỏ an toàn tính mạng để đối mặt với hiểm nguy và trở thành người hiệp sĩ với sự kiêu hãnh, tự tôn. 

* Tác giả đã thể hiện thái độ thương xót, cảm thông cùng sự ngưỡng mộ của mình trước nhân cách, tài năng và số phận bi thảm của Lor-ca - một nghệ sĩ khao khát tự do và dân chủ. 

Câu 3 (trang 68 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Hãy chỉ ra yếu tố siêu thực trong bài thơ này đối với việc thể hiện nội dung, hình thức nghệ thuật của tác phẩm.

Trả lời:

-  Yếu tố tượng trưng:

+ Tiếng đàn ghi ta

+ Bầu trời cô gái ấy

+ Máu chảy

+ Cỏ mọc hoang

+ Giọt nước mắt vầng trăng

+ Long lanh đáy giếng

- Yếu tố siêu thực:

+ Hình ảnh bầu trời cô gái ấy: u ám, ảm đạm.

+ Hình ảnh máu chảy, nhuộm đỏ áo choàng.

+ Hình ảnh giọt nước mắt vầng trăng long lanh đáy giếng

- Tác dụng của yếu tố tượng trưng và siêu thực:

+ Thể hiện sự tiếc thương trước sự hy sinh của Lor-ca, là niềm tin vào sức sống mãnh liệt của nghệ thuật và là lời tố cáo chế độ độc tài Franco tàn bạo.

+ Thể hiện phong cách nghệ thuật của tác giả: Thanh Thảo là một nhà thơ có phong cách nghệ thuật độc đáo, với khả năng sáng tạo hình ảnh và sử dụng ngôn ngữ giàu sức gợi cảm.

Câu 4 (trang 68 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Có ý kiến cho rằng lời đề từ của bài thơ thể hiện tình yêu say đắm với cây đàn ghi ta, với nghệ thuật Lorca. Nhưng cũng có người nêu suy nghĩ: Lorca không muốn nghệ thuật của ông cũng sẽ án ngự, ngăn cản sự sáng tạo của những người đi sau. Vì thế, nhà thơ mong các thế hệ hãy “chôn” nghệ thuật của ông (cùng với ông) để bước tiếp. Em chọn cách hiểu nào? Vì sao?

Trả lời:

- Em hiểu theo cả hai cách.

- Lời đề từ được trích trong bài thơ Ghi nhớ của Lor – ca.

- Câu thơ giống như lời di chúc của Lor-ca khi tiên cảm về cái chết của mình. Sau khi chết, Lor-ca muốn được chôn cùng với cây đàn, điều đó cho thấy tình yêu nghệ thuật của ông, tình yêu của người nghệ sĩ với xứ sở Tây Ban Nha. Lor-ca biết thi ca của mình một ngày nào đó sẽ trở thành vật cản cho những ngươi đến sau, nên đã di chúc đối với những người làm nghệ thuật: hãy biết chôn nghệ thuật của ông để sáng tạo, để đem đến cái mới cho thi ca, cho nghệ thuật.

Câu 5 (trang 68 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Hãy xác định và phân tích tác dụng của các yếu tố văn hóa dân gian Tây Ban Nha được Thanh Thảo sử dụng trong bài thơ.

Trả lời:

Yếu tố văn hóa dân gian:

- Đường chỉ tay đã đứt:

+ ám chỉ về sự sống vật chất đã chấm dứt, và cuộc đời vô hạn vẫn không ngừng chảy trôi, gợi một cảm giác bi quan.

+ Lor-ca đã vượt lên trên những lẽ thường tình ấy, ông dùng cây đàn ghita để vượt lên mỗi cái hữu hạn, vượt lên cái ngắn ngủi của đời người để vươn đến cõi vô cùng, bất tử.

- lá bùa:

+ bùa vốn là một vật được tin là có thể ngăn cản hoặc trừ ma quỷ, tránh được rủi ro, khổ nạn.  

+ ném lá bùa vào xoáy nước là sẵn sàng đối mặt với hiểm hoạ và định mệnh trong cuộc đời- hành động làm bật lên tư thế đầy kiêu hãnh và sự sống bất diệt của Lorca.

Câu 6 (trang 68 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Hãy viết một đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng) thể hiện suy nghĩ của em về một triết lí nhân sinh được đặt ra trong văn bản.

Trả lời:

Đàn ghi ta của Lor-ca là tiếng lòng đầy ngưỡng mộ cũng như cảm thương cho số phận bất hạnh của người nghệ sĩ thiên tài Lor-ca. Lor-ca viết rằng khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn. Đây là câu nói nổi tiếng của Lor-ca trước khi từ biệt cõi đời. Thanh Thảo mở đầu bài thơ bằng chính di nguyện của Lor-ca. Đây là một di nguyện vừa thiêng liêng vừa cao thượng. Anh không muốn suốt đời là cái bóng ngăn cản sự phát triển của những tài năng trẻ của đất nước mình. Đây chính là cái tâm của người nghệ sĩ lớn suốt đời hi sinh cho nghệ thuật và đấu tranh chống phát xít bạo tàn. Về một ý nghĩa khác, đàn ghi ta đã gắn với giây phút cuối cùng của cuộc đời Lor-ca. Cái chết của người nghệ sĩ ấy và những phẩm chất tài năng của anh đã bắt gặp hồn thơ Thanh Thảo làm nên thi phẩm tuyệt bút này.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 12 Cánh diều ngắn nhất, hay khác: