Soạn bài Hạnh phúc của một tang gia - ngắn nhất Cánh diều
Haylamdo soạn bài Hạnh phúc của một tang gia ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 12 Cánh diều giúp học sinh soạn văn 12 dễ dàng hơn.
Soạn bài Hạnh phúc của một tang gia - Cánh diều
1. Chuẩn bị
Yêu cầu (trang 35 sgk Ngữ văn 12 Tập 2):
- Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.
- Đọc trước đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia; tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Vũ Trọng Phụng và tiểu thuyết Số đỏ.
- Đọc nội dung giới thiệu để hiểu thêm đoạn trích.
Trả lời
* Thông tin về tác giả Vũ Trọng Phụng:
- Vũ Trọng Phụng (1912 – 1939) sinh tại Hà Nội, trong một gia đình nghèo.
- Quê quán: Làng Hảo (Bần Yên Nhân), huyện Mĩ Hào, tỉnh Hưng Yên.
- Sáng tác của ông toát lên niềm căm phẫn mãnh liệt cái xã hội đen tối, thối nát đương thời.
- Ông được mệnh danh là: Ông vua phóng sự đất Bắc Kì.
* Thông tin về tiểu thuyết “Số đỏ”
- Tiểu thuyết “Số đỏ” được đăng ở “Hà Nội báo” từ số 40 ngày 7/10/1936 và được in thành sách lần đầu năm 1938.
- Tác phẩm nổi tiếng này đã được chuyển thể thành nhiều phim và kịch.
- Đây được xem là tác phẩm nổi tiếng nhất trong sự nghiệp sáng tác của “ông vua phóng sự đất Bắc”.
2. Đọc hiểu
Nội dung chính: Đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” là một bi hài kịch, phơi bày bản chất nhố nhăng, đồi bại của một gia đình đồng thời phản ánh bộ mạt thật của xã hội thượng lưu thành thị trước Cách mạng tháng Tám.
* Trả lời câu hỏi giữa bài:
Câu 1 (trang 37 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Chú ý giọng điệu của người kể chuyện.
Trả lời:
Giọng kể dửng dưng, giễu cợt, thậm chí bằng những lời ác khẩu.
Câu 2 (trang 37 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Ý nghĩ của mọi người trong tang gia như thế nào?
Trả lời:
- Ông Phán mọc sừng: thấy hạnh phúc vì được thêm tiền, đó chính là vài nghìn đồng bù khoản bị vợ cắm sừng.
- Con trai của cụ - cụ Cố Hồng: mơ màng đến cái lúc cụ mặc áo gai, lụ khụ chống gậy, để cho thiên hạ thấy được sự đau khổ.
- Ông Văn Minh: thích thú với cái chúc thư kia sẽ vào thời kì thực hành chứ không phải là lý thuyết viển vông nữa.
- Cậu tú Tân: lại sướng điên người lên, vì chỉ có lúc này mới có thể trổ tài chụp ảnh. - Bà Văn Minh: nôn nao chờ lăng xê những kiểu đồ tang tân thời của hiệu may Âu hóa.
- Cô Tuyết: vui mừng khi lại có dịp khoe với thiên hạ cái cơ thể gợi cảm qua làn áo tang mỏng manh.
Câu 3 (trang 38 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Mọi người trong tang gia đã “bối rối” ra sao?
Trả lời:
- Người chết được khâm liệm mà chưa thấy cụ Hồng ra lệnh phát phục.
- Phái trẻ la ó lên rằng phái già chậm chạp.
- Cậu tú Tân thì cứ điên người lên vì cậu đã sẵn sàng mấy cái máy ảnh mà mãi cậu không được dùng đến.
- Bà Văn Minh thì sốt cả ruột vì mãi không được mặc những đồ xô gai tân thời, cái mũ mấn trắng viền đen - dernières créations!
- Ông Typn rất bực mình vì mãi không được thấy những sự chế tạo của mình ra mắt công chúng để xem cái báo chí phê bình ra sao....
Câu 4 (trang 39 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Chú ý ý nghĩ, tâm trạng và hành động của nhân vật Tuyết.
Trả lời:
- Ý nghĩ của Tuyết: Tại sao Xuân lại không đến phúng viếng gì cả? Tại sao Xuân lại không đi đưa? Hay là Xuân khinh mình?”
- Tâm trạng của Tuyết: đau khổ, muốn tự tử, cảm thấy như bị kim châm vào lòng.
- Hành động: Tuyết mặc bộ y phục Ngây thơ, mời quan khách trầu cau và thuốc lá.
Câu 5 (trang 40 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Chú ý cử chỉ, hành động, lời nói của các nhân vật khi đi đưa tang.
Trả lời:
- Họ chim nhau, cười tình với nhau, bình phẩm nhau, chê bai nhau, ghen tuông nhau, hẹn hò nhau, bằng những vẻ mặt buồn rầu của những người đi đưa ma.
- Người đi đưa thì thào với nhau: “Con bé nhà ai mà kháu thế? – Con bé bên cạnh đẹp hơn nữa! - Ừ, ừ, cái thằng đấy bạc tình bỏ mẹ - Xưa kia vợ nó bỏ nó chớ? Hai đời chồng rồi! – Còn xuân chán! ...
Câu 6 (trang 41 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Câu “Đám cứ đi...” được lặp lại ở đây có tác dụng gì?
Trả lời:
Tác dụng: Cho thấy sự thờ ơ của những người đưa đám.
Câu 7 (trang 41 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Hình dung bối cảnh và hành vi của nhân vật ông Phán.
Trả lời:
- Bối cảnh: trong lúc hạ huyệt
- Hành vi: dúi hẳn vào tay Xuân cái giấy bạc năm đồng gấp tư.
* Trả lời câu hỏi cuối bài:
Câu 1 (trang 41 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Hãy cho biết mối liên hệ giữa nhan đề Hạnh phúc của một tang gia và tình huống truyện.
Trả lời:
- Nhan đề:
+ “Hạnh phúc” là trạng thái vui mừng, thăng hoa về cảm xúc khi thỏa mãn được nhu cầu, mục đích nào đó của con người. Hạnh phúc thường gắn liền với những sự kiện hân hoan, đáng mừng.
+ “Tang gia” là gia đình có tang, gia đình có sự mất mát về người và tình cảm.
→ “Hạnh phúc của một tang gia” là một nhan đề đầy lạ lùng, những mệnh đề đối lập ngỡ không liên quan lại được đặt cạnh nhau.
- Tình huống truyện: nói về cái chết và đám tang của Cụ tổ được tái hiện lên như một vở hài kịch mà trong đó, những diễn viên khác là con cháu của người đã khuất. Có rất nhiều tình tiết thể hiện bộ mặt khác nhau của con cháu trong đám tang này. Từ đó, đám ma đau thương lại trở thành một đám ma đáng cười xót xa.
→ Nhan đề và tình huống truyện, ta thấy được sự mâu thuẫn nực cười. Trong nhà có tang, đám đang luôn gắn liền với sự mất mát, đau thương nhưng trong đoạn trích này sự đau thương đã được thay thế bằng niềm hạnh phúc, cảm giác như đây là điều mà họ mong chờ, khao khát từ lâu và nay đã trở thành hiện thực.
Câu 2 (trang 41 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Tâm trạng và hành động của những người trong tang gia như thế nào? Theo em, tác giả đã phản ánh được điều gì về tình cảm gia đình và đạo đức xã hội thời bấy giờ?
Trả lời:
Tâm trạng và hành động:
- Tâm trạng vui mừng, hạnh phúc của con cháu trong gia đình Cái chết kia làm cho nhiều người sung sướng lắm
- Ông Phán mọc sừng: thấy hạnh phúc vì được thêm tiền, đó chính là vài nghìn đồng bù khoản bị vợ cắm sừng.
- Con trai của cụ - cụ Cố Hồng: mơ màng đến cái lúc cụ mặc áo gai, lụ khụ chống gậy, để cho thiên hạ thấy được sự đau khổ.
- Ông Văn Minh: thích thú với cái chúc thư kia sẽ vào thời kì thực hành chứ không phải là lý thuyết viển vông nữa.
- Cậu tú Tân: lại sướng điên người lên, vì chỉ có lúc này mới có thể trổ tài chụp ảnh. - Bà Văn Minh: nôn nao chờ lăng xê những kiểu đồ tang tân thời của hiệu may Âu hóa.
- Cô Tuyết: vui mừng khi lại có dịp khoe với thiên hạ cái cơ thể gợi cảm qua làn áo tang mỏng manh.
→ Vũ Trọng Phụng đã phê phán sâu sắc đối với tình trạng băng hoại, suy đồi về đạo đức của giới thượng lưu, trí thức, văn minh. Những con người hào nhoáng, cao quý bên ngoài nhưng lại ẩn chứa bên trong sự giả dối, lố lăng kệch cỡm đến tận cùng.
Câu 3 (trang 41 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Quá trình đưa tang được tác giả quan sát và miêu tả như thế nào? Chỉ rõ những biểu hiện của phong cách hiện thực được thể hiện qua cách quan sát, miêu tả đó.
Trả lời:
- Cảnh cất đám:
+ Tang gia ai cũng vui vẻ.
+ Riêng Tuyết thì buồn bã vì không thấy Xuân đến phúng viếng.
+ Cảnh sát Min Đơ và Min Toa sung sướng cực điểm vì có việc làm.
+ Bạn bè cụ cố Hồng có dịp khoe khoang các loại râu ria cùng những huân huy chương một cách lố bịch, kệch cỡm, đám trai thanh gái lịch: có dịp hẹn hò tình tứ, chim chuột nhau
- Cảnh đưa đám:
+ Bề ngoài đám tang được tổ chức long trọng nhưng chẳng khác nào đám rước nhố nhăng, hổ lốn: có đủ kiệu bát cống, lợn quay đi lọng, kèn Tây, kèn Ta, kèn Tàu, vòng hoa, câu đối….;
+ người đưa tang rất đông nhưng chẳng ai thương xót cho người quá cố.
- Cảnh hạ huyệt:
+ Cậu Tú Tân thì dàn dựng việc chụp hình một cách giả dối và vô văn hóa
+ Cụ cố Hồng cũng ho, khóc, mếu, khạc
+ Ông Phán thì oặt người, khóc ngất đi Hứt, hứt, hứt; dúi nhanh vào tay Xuân Tóc Đỏ một cái giấy bạc năm đồng gấp làm tư.
→ Từ đó ta thấy được phong cách hiện thực được khắc họa qua ngòi bút trào phúng, tình huống truyện được xây dựng độc đáo, chi tiết đối lập gây gắt cùng tồn tại trong một con người, sự vật, sự việc, các thủ pháp cường điệu, nói ngược, nói mỉa,…
Câu 4 (trang 41 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Hãy phân tích một số nét đặc sắc về nghệ thuật trào phúng của tác giả Vũ Trọng Phụng qua đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia (Gợi ý: cách đặt nhan đề, tạo tình huống mâu thuẫn, cách tác giả sử dụng từ ngữ, so sánh, đặt câu và sử dụng giọng điệu,...).
Trả lời:
Nghệ thuật trào phúng trong đoạn trích:
- Thể hiện trong tựa đề:
+ “Tang gia”: nhà có đám, đáng ra với hoàn cảnh đó, không khí phải tràn ngập nhiều buồn tiếc
+ “Hạnh phúc”: Cảm xúc khi gặp chuyện nhiều niềm vui, đây là cảm xúc đối lập hẳn với hoàn cảnh “tang gia”
- Thể hiện trong niềm vui của những người trong gia đình và ngoài gia đình:
+ Nhà chuyện buồn nhưng mỗi nhân vật trong gia đình đều không giấu nổi niềm vui bởi mình sẽ đạt được mục đích khác nhau
+ Những người ngoài gia đình: Mừng vui vì được khoe mẽ, chim chuột, được xem đám ma to…
- Thể hiện ở mâu thuẫn trào phúng xuyên suốt cảnh đám ma: một đám ma rất to, rất đông, được tiến hành rất trọng thể, đúng là một đám ma gương mẫu. Nhưng kỳ thực lại giống một đám hội, đám rước.
Câu 5 (trang 41 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Qua đoạn trích này, Vũ Trọng Phụng nêu lên thông điệp gì? Theo em, thông điệp ấy có ý nghĩa như thế nào trong bối cảnh xã hội ngày nay?
Trả lời:
- Thông điệp: hiện thực xã hội lúc đương thời, sự đáng cười nhưng cũng chính là sự đáng thương của một bộ phận con người trong xã hội lúc bấy giờ. Đạo đức con người bị suy thoái, sự Âu hóa làm nên sự lố bịch. Từ đó, đáng lên án, phê phán gay gắt bộ phận này trong xã hội.
- Từ thông điệp mà tác giả Vũ Trọng Phụng đưa ra chúng ta cần nên sống có tình người, biết quan tâm đến những người trong gia đình, yêu thương những người sinh ra ta bởi gia đình vốn được coi là một tế bào của xã hội.
Câu 6 (trang 41 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Em thích nhất chi tiết nghệ thuật nào trong văn bản Hạnh phúc của một tang gia? Vì sao?
Trả lời:
- Em thích nhất chi tiết: Tiếng khóc Hứt...hứt...hứt của ông Phán.
- Tiếng khóc ấy không mang đến sự đau thương, bi thảm, độc giả chỉ cảm nhận được một sự giả tạo rất đỗi lố bịch. Vở kịch này ông Phán đã diễn một cách quá đỗi hoàn hảo, vừa được cái tiếng hiếu nghĩa, đau thương còn hơn cả người nhà, được bao người để ý, lại vừa làm tròn được cái chữ tín giữa ông và Xuân tóc đỏ. Tiếng khóc của ông Phán Mọc Sừng là đỉnh điểm cho sự giả tạo, của xã hội thượng lưu lúc bấy giờ, khóc cũng có mục đích, đắng cay cho một xã hội, cho một gia đình thượng lưu