Soạn bài Tự đánh giá cuối học kì 2 - ngắn nhất Cánh diều
Haylamdo soạn bài Tự đánh giá cuối học kì 2 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 12 Cánh diều giúp học sinh soạn văn 12 dễ dàng hơn.
Soạn bài Tự đánh giá cuối học kì 2 - Cánh diều
I. Đọc hiểu
Đọc văn bản “Tây Tiến” khúc độc hành và thực hiện các yêu cầu
Câu 1 (trang 133 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Yếu tố nào thể hiện rõ nhất tính chất nghị luận của đoạn trích?
Trả lời:
Nêu lên những nhận xét về sự hùng mạnh của đoàn quân Tây Tiến
Câu 2 (trang 133 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Người viết chú ý phân tích làm sáng tỏ những yếu tố nào của bài thơ trong đoạn trích trên?
Trả lời:
Sự khốc liệt của chiến trường và sự hi sinh của người lính Tây Tiến
Câu 3 (trang 133 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Em hiểu “độc hành” là gì? Vì sao tác giả cho rằng “Bởi thế, có lẽ nên gọi Tây Tiến là một khúc độc hành”?
Trả lời:
- Độc hành là đi đường một mình, vượt lên khỏi mọi người chung quanh.
- Tác giả cho rằng “Bởi thế, có lẽ nên gọi Tây Tiến là một khúc độc hành” vì: tinh thần bi tráng và vẻ đẹp hào hoa của của người lính được thể hiện rõ nét trong tác phẩm.
Câu 4 (trang 133 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Việc so sánh bài Tây Tiến với Tiến quân ca và một số tác phẩm khác trong đoạn trích trên có tác dụng gì?
Trả lời:
Tác dụng: làm nổi bật đặc điểm của những tác phẩm, ca khúc trong thời kì này
Câu 5 (trang 133 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Nhận xét về cách phân tích thơ của tác giả từ đoạn trích trên.
Trả lời:
Cách phân tích thơ của tác giả trong đoạn trích:
- Phân tích ngôn ngữ sử dụng từ ngữ, ngôn ngữ hình tượng.
- Phân tích cấu trúc của bài thơ, bao gồm số lượng câu, số lượng từ trong mỗi câu, cách sắp xếp các câu và từ.
- Tìm hiểu về các hình ảnh, biểu tượng được sử dụng trong bài thơ và ý nghĩa sâu xa của chúng.
- So sánh với một số tác phẩm khác cùng giai đoạn.
2. Viết
Câu 1 (trang 133 sgk Ngữ văn 12 Tập 2):
Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu lên suy nghĩ của em về vấn đề: Tuổi trẻ và những khó khăn, thách thức.
Trả lời:
Tuổi trẻ là thời kỳ đầy nhiệt huyết, năng động và hoài bão. Nhưng cũng chính vì sự trẻ trung, chưa có kinh nghiệm mà tuổi trẻ thường phải đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách trong cuộc sống. Việc đối diện và vượt qua những khó khăn, thử thách này không chỉ giúp hình thành tính cách, mạnh mẽ mà còn là cơ hội để trưởng thành và phát triển bản thân. Đầu tiên, khó khăn và thử thách giúp cho tuổi trẻ trở nên kiên trì, quyết tâm hơn trong mọi hoạt động. Khi gặp phải khó khăn, những trở ngại, người trẻ sẽ cảm thấy thách thức và tự khích lệ bản thân cố gắng vượt qua. Qua đó, họ học được cách đối mặt với thử thách một cách kiên định và không bao giờ từ bỏ giữa chừng. Thứ hai, khó khăn và thử thách giúp cho tuổi trẻ trở nên tự tin, chủ động hơn trong cuộc sống. Khi tự mình vượt qua được những khó khăn, học được từ những sai lầm, người trẻ sẽ tự tin hơn với khả năng của mình và có tinh thần sẵn sàng đối mặt với những thử thách mới. Đồng thời, họ cũng học được cách tự quyết định, chủ động giải quyết vấn đề một cách sáng tạo. Cuối cùng, khó khăn và thử thách giúp cho tuổi trẻ có cái nhìn tích cực, lạc quan hơn với cuộc sống. Thay vì bỏ cuộc khi gặp khó khăn, họ sẽ nghĩ đến cách vượt qua và xem những thử thách như bài học để trở nên mạnh mẽ hơn. Kinh nghiệm từ những khó khăn đó cũng giúp họ lớn lên trong tư duy và cảm xúc. Tóm lại, khó khăn và thử thách luôn là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của tuổi trẻ. Đối mặt và vượt qua những khó khăn này không chỉ giúp trẻ trưởng thành, kiên trì, tự tin mà còn giúp họ có cái nhìn tích cực, lạc quan hơn đối với cuộc sống. Vì vậy, thay vì bỏ cuộc khi gặp khó khăn, hãy chấp nhận thử thách và tận dụng nó để trở nên mạnh mẽ hơn trong tương lai.
Câu 2 (trang 133 sgk Ngữ văn 12 Tập 2):
“Sự sáng tạo ngôn từ, hình ảnh, cấu tứ, biện pháp nghệ thuật được xem là những biểu hiện rõ rệt nhất về tính hiện đại của thơ”. Em có suy nghĩ gì về ý kiến trên.
Trả lời:
Em đồng ý với ý kiến: Sự sáng tạo trong ngôn từ, hình ảnh, cấu trúc và biện pháp nghệ thuật thực sự là những yếu tố quan trọng thể hiện tính hiện đại của thơ. Việc kết hợp những yếu tố này một cách độc đáo và sáng tạo giúp thơ trở nên phong phú và sâu sắc hơn, phản ánh được nhiều mặt của cuộc sống và xã hội hiện đại. Chẳng hạn như trong bài thơ “Tràng giang” của tác giả Huy Cận - nhà thơ tiêu biểu của nền văn học Việt Nam. Ở câu thơ Củi một cành khô lạc mấy dòng, tác giả đã sử dụng một hình ảnh thật độc đáo “củi khô” trôi một mình, đơn lẻ trên dòng nước mênh mông, vô tận, vô định. Hình ảnh này lại còn được kết hợp với biện pháp đảo ngữ vừa tạo nên điểm nổi bật cho câu thơ vừa thể hiện sự cô đơn, lạc lõng trước vũ trụ bao la. “Một” gợi lên sự ít ỏi, nhỏ bé, “cành khô” gợi sự khô héo, cạn kiệt nhựa sống, “lạc” mang nỗi sầu vô định, trôi nổi, bập bềnh trên “mấy dòng” nước thiên nhiên rộng lớn mênh mông. Hơn thế nữa, người đọc còn thấy được sức gợi tả của câu thơ. Nó thực sự đầy ám ảnh. Bởi lẽ hiện lên trước mắt là một con sông dài, một con sông mang nét đẹp u buồn, trầm tĩnh. Qua câu thơ, người đọc cũng phát hiện ra tài năng độc đáo của thi nhân Huy Cận. Đó là việc tác giả sử dụng thành công ngòi bút “tả cảnh ngụ tình”, mượn hình ảnh của thiên nhiên, tác giả đã nói lên tâm trạng suy tư, trầm lắng, thê lương, buồn man mác và da diết của mình.