Soạn bài Nhật kí trong tù: Ngắm trăng, Lai Tân - ngắn nhất Cánh diều
Haylamdo soạn bài Nhật kí trong tù: Ngắm trăng, Lai Tân ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 12 Cánh diều giúp học sinh soạn văn 12 dễ dàng hơn.
Soạn bài Nhật kí trong tù: Ngắm trăng, Lai Tân - Cánh diều
1. Chuẩn bị
Yêu cầu (trang 17 sgk Ngữ văn 12 Tập 2):
- Khi đọc các bài thơ trong tập Nhật kí trong tù, các em cần chú ý:
+ Nhận biết được thể thơ.
+ Đọc kĩ bản dịch nghĩa và chú thích để hiểu rõ nghĩa của bài thơ.
+ So sánh bản dịch nghĩa và bản dịch thơ để thấy điểm khác biệt.
+ Nhận biết và phân tích giá trị bài thơ chủ yếu dựa vào bản dịch nghĩa.
- Tìm đọc một số bài phân tích về tập thơ Nhật kí trong tù và các bài Ngắm trăng, Lai Tân.
- Đọc nội dung sau đây để hiểu bối cảnh ra đời của tác phẩm Nhật Kí trong tù:
“Ngày 28-1-1941, sau ba mươi năm hoạt động ở nước ngoài, Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc. Ngày 13-8-1942, Nguyễn Ái Quốc - lúc này lấy tên là Hồ Chí Minh - lên đường đi Trung Quốc với danh nghĩa đại biểu của Việt Nam độc lập đồng minh hội? đẻ tranh thủ sự viện trợ của thế giới. Sau nửa tháng đi bộ, ngày 27-8-1942, vừa tới xã Túc Vinh, một thị trấn thuộc huyện Đức Bảo, tỉnh Quảng Tây, Người bị bọn hương cảnh” Trung Quốc bắt giữ vì bị tình nghỉ là “Hán gian”, Chúng giam cằm và đày đoạ Người trong mười ba tháng, giải qua giải lại gần mười tám nhà giam của mười ba huyện. Trong điều kiện bị giam cầm, chờ đợi ngày được trả lại tự do, Hồ Chí Minh đã làm thơ đẻ giải trí, đồng thời thể hiện ý chí và bày tỏ nỗi lòng của mình. Đến ngày 10-9-1943, Người được trả tự do và tập nhật kí kết thúc. Tập thơ có 133 bài, sau đây là hai bài thơ (Ngắm trăng và Lai Tân) lấy từ tập thơ này.”
2. Đọc hiểu
Ngắm trăng
Nội dung chính: Bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên say mê và phong thái ung dung của Bác ngay cả trong cảnh tù đày.
Câu 1 (trang 18 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Đọc to phần Phiên âm, chú ý giọng điệu bài thơ.
Trả lời:
Giọng điệu: thư thái, ung dung, nhẹ nhàng.
Câu 2 (trang 18 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Phần Dịch nghĩa có gì giống và khác với phần Dịch thơ?
Trả lời:
- Giống nhau:
+ Cả hai phần đều truyền đạt được ý nghĩa chính của bài thơ đó là tâm hồn yêu nước, tình yêu thiêng liêng đối với quê hương.
+ Cả hai phần dịch đều thể hiện sự tôn trọng và sự kính trọng đối với nguyên tác và tác giả.
- Khác nhau:
+ Câu thứ hai trong phần dịch nghĩa (Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?) là câu nghi vấn vì có dấu hỏi chấm ở cuối câu và có từ để hỏi: biết làm thế nào?
+ Câu thứ hai trong phần dịch thơ (Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ) là câu trần thuật, kết thúc câu bằng dấu chấm.
Câu 3 (trang 18 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Chú ý tác dụng của phép nhân hóa.
Trả lời:
- Biện pháp tu từ nhân hóa trong câu thơ: Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ
- Tác dụng:
+ Làm cho câu văn thêm hay, sinh động và giàu sức biểu cảm.
+ Thể hiện trăng cũng giống như con người, cũng vượt qua song sắt nhà tù để tìm ngắm nhà thơ, cho thấy sự giao thoa giữa người và trăng.
* Trả lời câu hỏi cuối bài:
Câu 1 (trang 19 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Bài thơ Ngắm trăng được sáng tác trong hoàn cảnh nào? Hoàn cảnh ấy có ý nghĩa gì đối với việc tìm hiểu bài thơ.
Trả lời:
- Hoàn cảnh sáng tác: Bác viết trong một hoàn cảnh đặc biệt giữa chốn lao tù tăm tối của chế độ Tưởng Giới Thạch, tay bị xích, chân bị cùm.
- Ý nghĩa của hoàn cảnh: Hiểu rõ hơn về hoàn cảnh và tâm trạng của người viết trong những thời kỳ khó khăn.
Câu 2 (trang 19 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Nhận biết nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng có trong phần phiên âm (ngục, trung, vô, tửu, hoa, nhân, hướng, song, tiền, khán, minh, nguyệt, thì, gia), từ đó đối chiếu với phần Dịch nghĩa và Dịch thơ để nhận xét về bản dịch thơ.
Trả lời:
- Nghĩa của 1 số yếu tố Hán Việt:
+ ngục trung: trong tù, trong ngục
+ vô: không (có)
+ tửu: rượu
+ hoa: bông hoa
+ nhân: người
+ hướng: hướng về (tầm nhìn)
+ song tiền: nhìn về phía trước qua song sắt
+ khán: ngắm
+ minh: sáng
+ nguyệt: trăng
- Nhận xét về bản dịch thơ:
+ Bản dịch thơ đã dịch khá sát nghĩa với phần phiên âm.
+ Ở một số câu, tác giả đã sử dụng các từ ngữ có tính biểu cảm cao, gần gũi hơn với người đọc.
Câu 3 (trang 19 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Hai dòng đầu bài thơ nêu bối cảnh, tâm trạng gì của người tù? Tâm trạng ấy cho thấy tác giả là người như thế nào? (Chú ý phần Dịch nghĩa của hai dòng thơ đầu; giọng điệu ở dòng thơ thứ hai: Đối thử ương tiêu nại nhược hà? của phần Phiên âm)
Trả lời:
- Tâm trạng người tù ở hai câu đầu: thể hiện sự băn khoăn, bồn chồn, bối rối của người nghệ sĩ khi đứng trước cảnh đẹp.
- Qua đó cho thấy ở Bác có một tâm hồn yêu thiên nhiên say đắm, yêu cái đẹp vượt lên trên hoàn cảnh nghiệt ngã của người tù, một bản lĩnh thép của người chiến sĩ cộng sản. Dù đối diện với khó khăn, với gông cùm xiềng xích nơi ngục tù, Bác vẫn mở lòng ra mà đón nhận tất cả vẻ đẹp của thiên nhiên, của ánh trăng đêm nơi nhà giam lạnh lẽo.
Câu 4 (trang 19 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Phân tích vẻ đẹp nội dung và hình thức của hai câu thơ cuối.
Trả lời:
- Hình thức:
+ Hai câu thơ 3, 4 đối nhau: nhân (chỉ thi nhân) - nguyệt (trăng),
+ Biện pháp tu từ nhân hóa Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”- thể hiện trăng cũng giống như con người, cũng vượt qua song sắt nhà tù để tìm ngắm nhà thơ.
- Nội dung:
+ sự giao hòa giữa người thi sĩ và trăng
+ ánh trăng và con người không màng đến hoàn cảnh vượt qua song sắt, vượt qua hoàn cảnh ngục tù để tìm đến với nhau, để giao hòa và tri âm với nhau. Và cũng để từ đó làm nổi bật lên vẻ đẹp tâm hồn: ung dung tự tại và lòng yêu thiên nhiên tha thiết của Bác.
+ bức tranh đêm với hình ảnh người tù ngắm trăng thật đẹp, đồng thời cũng là minh chứng cho thấy, nhà tù có thể giam cầm thân xác thi nhân, nhưng không thể giam cầm tâm hồn thi nhân.
Câu 5 (trang 19 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Theo em, bài thơ thể hiện đặc điểm gì trong phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh?
Trả lời:
Đặc điểm phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh:
- Hình ảnh thơ sinh động, ngôn từ hàm súc, giàu tính biểu cảm.
- Bài thơ vừa mang màu sắc cổ điển, vừa mang tính hiện đại.
- Sự giao hoà, gắm bó với thiên nhiên.
Câu 6 (trang 19 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Em thích nhất câu thơ hoặc hình ảnh nào trong bài thơ Ngắm trăng? Vì sao?
Trả lời:
- Em thích nhất là hình ảnh trăng.
- Bởi vì: trăng đã trở thành người bạn tri kỷ của Hồ Chí Minh, đồng hành bên ông qua mọi khó khăn và thử thách. Trăng đã ghi nhận những nỗi buồn, quên đi những đói rét và lo âu của cuộc sống trong tù. Nó đã làm sáng tỏ lý tưởng cách mạng, truyền đạt tâm tình của Hồ Chí Minh và động viên Người trong cuộc hành trình giải phóng dân tộc.
Lai Tân
Nội dung chính: Bài thơ miêu tả thực trạng thối nát của chính quyền Trung Quốc dưới thời Tưởng Giới Thạch và thái độ châm biếm, mỉa mai sâu cay.
* Trả lời câu hỏi giữa bài:
Câu 1 (trang 19 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Phần Phiên âm có yếu tố Hán Việt nào quen thuộc?
Trả lời:
Yếu tố Hán Việt quen thuộc:
+ giam: nhà giam
+ thiên: ngày
+ đổ: cờ bạc
+ thôn: nuốt, chiếm đoạt
+ đăng: đèn
Câu 2 (trang 19 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Phần Dịch nghĩa có những từ nào dùng đúng như Phiên âm?
Trả lời:
Những từ trong phần Dịch nghĩa dùng đúng như Phiên âm: ban trường, cảnh trưởng, huyện trưởng, lai tân, thái bình.
Câu 3 (trang 19 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Chú ý ý nghĩa của chữ “chong đèn”.
Trả lời:
- chong đèn: có nghĩa là đốt đèn, ở đây là đốt bàn đèn để hút thuốc phiện.
* Trả lời câu hỏi cuối bài:
Câu 1 (trang 20 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Nhận biết và nêu lên một số đặc điểm thể loại của bài thơ Lai Tân.
Trả lời:
- Thể loại thơ: Thất ngôn tứ tuyệt
- Đặc điểm: Bài có 4 câu thơ, mỗi câu có 7 tiếng
Câu 2 (trang 20 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Bài thơ viết về sự việc gì? Bộ máy chính quyền của vùng đất Lai Tân (Trung Quốc) hiện lên như thế nào?
Trả lời:
- Bài thơ viết về cảnh tượng nhà lao nơi Bác bị giam cầm ở Trung Quốc.
- Bộ máy chính quyền: ban trưởng nhà lao chuyên tổ chức đánh bạc, cảnh sát trưởng kiếm ăn, thu tiền từ việc giải người, ăn hối lộ, huyện trưởng thì hút thuốc phiện. Đó là tệ nạn xã hội.
Câu 3 (trang 20 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Phân tích kết cấu của bài thơ (Gợi ý: chú ý ba dòng đầu so với dòng kết bài và chỉ ra mối quan hệ của chúng, từ đó nêu nhận xét về tứ thơ của bài Lai Tân).
Trả lời:
Kết cấu của bài thơ:
- 3 dòng đầu: Nói về hành vi thường thấy ở 3 viên quan ở Lai Tân trong đó:
+ Câu 1: Ban trưởng nhà lao chuyên đánh bạc
+ Câu 2: Cảnh trưởng tham lam ăn tiền của phạm nhân
+ Câu 3: Nói về việc làm của huyện trưởng.
- Dòng thơ cuối: sự mỉa mai, châm biếm của tác giả về cảnh trời đất Lai Tân.
- Nhận xét về tứ thơ: chia làm hai phần: 3 câu đầu và 1 câu cuối, trong đó ba câu đầu kể sự việc, câu cuối bày tỏ đánh giá và bình luận của tác giả.
Câu 4 (trang 20 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Màu sắc châm biếm, mỉa mai hóm hỉnh của tác giả được thể hiện trong bài thơ như thế nào?
Trả lời:
- Sắc thái châm biếm, mỉa mai tập trung trong từ thái bình: tác giả bóc mẽ sự ẩn nấp của những thói hư tật xấu, tệ nạn đang diễn ra trong xã hội, lên án, đả kích thói dối trá, bản chất thối nát của chính quyền. Qua đó thể hiện tiếng nói căm phẫn và đầy khinh bỉ.
Câu 5 (trang 20 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Bài thơ Lai Tân và bài thơ Ngắm trăng có những điểm giống và khác nhau như thế nào (so sánh về hình thức và nội dung hai bài thơ).
Trả lời:
|
Lai Tân |
Ngắm trăng |
Giống nhau |
- Đều được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt. - Đều thể hiện tinh thần, tình cảm của người chiến sĩ cách mạng. |
|
Khác nhau |
Bài thơ miêu tả thực trạng thối nát của chính quyền Trung Quốc dưới thời Tưởng Giới Thạch và thái độ châm biếm, mỉa mai sâu cay |
Bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên say mê và phong thái ung dung của Bác ngay cả trong cảnh tù đày. |
Câu 6 (trang 20 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Tập thơ Nhật kí trong tù thể hiện rất rõ tinh thần “Nay ở trong thơ nên có thép”. So sánh “chất thép” ở bài thơ Lai Tân với bài thơ Ngắm trăng.
Trả lời:
|
Lai Tân |
Ngắm trăng |
Giống nhau |
- Đều là chất thép trong tinh thần, tình cảm của người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh được thể hiện qua những vần thơ. - Kết hợp với cảm xúc trữ tình, chất thép có sức rung động trước trái tim người đọc rất mạnh mẽ. |
|
Khác nhau |
Chất thép được nén vào trong lời tự sự ngỡ như lời nói thường mà phải đọc kĩ mới thấy được sự châm biếng, mỉa mai của tác giả về bức tranh hiện thực của lũ quan lại thối nát và chế độ xã hội dưới thời Tưởng Giới Thạch. |
Được thể hiện qua hoàn cảnh ngắm trăng rất đặc biệt. Chất thép được nhận ra từ vẻ đẹp của chủ thể trữ tình trong việc hướng về ánh sáng, hướng về vẻ đẹp của thiên nhiên trong tư thế của một thi nhân bị giam giữ về thể xác nhưng hoàn toàn tự do về tâm hồn. |