X

Soạn văn lớp 12

Câu hỏi bài Hồn Trương Ba, da hàng thịt chọn lọc - Ngữ văn lớp 12


Câu hỏi bài Hồn Trương Ba, da hàng thịt chọn lọc

Trọn bộ câu hỏi ôn tập về bài Hồn Trương Ba, da hàng thịt Ngữ văn lớp 12 chọn lọc, cực hay. Với bộ câu hỏi bài Hồn Trương Ba, da hàng thịt này, học sinh sẽ ôn tập, nắm vững kiến thức môn Ngữ văn 12 để đạt điểm cao trong các bài thi môn Ngữ văn 12.

Câu hỏi bài Hồn Trương Ba, da hàng thịt chọn lọc - Ngữ văn lớp 12

Câu hỏi: Thể loại của văn bản Hồn Trương Ba, da hàng thịt?

Trả lời:

Thể loại của văn bản Hồn Trương Ba, da hàng thịt là kịch

Câu hỏi: Hoàn cảnh sáng tác của Hồn Trương Ba, da hàng thịt?

Trả lời:

- Được viết năm 1981 nhưng đến năm 1984 mới ra mắt công chúng, là một trong số những vở kịch đặc sắc nhất của Lưu Quang Vũ, đã công diễn nhiều lần trên sân khấu trong và ngoài nước.

- Đoạn trích thuộc cảnh VII và đoạn kết của vở kịch

Câu hỏi: Giá trị nội dung của Hồn Trương Ba, da hàng thịt?

Trả lời:

Qua đoạn trích vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt, Lưu Quang Vũ muốn gửi tới người đọc thông điệp: Được sống làm người quý giá thật, nhưng được sống đúng là mình, sống trọn vẹn những giá trị mình vốn có và theo đuổi còn quý giá hơn. Sự sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi con người được sống tự nhiên với sự hài hòa giữa thể xác và tâm hồn. Con người phải luôn luôn biết đấu tranh với những nghịch cảnh, với chính bản thân, chống lại sự dung tục để hoàn thiện nhân cách và vươn tới những giá trị tinh thần cao quý.

Câu hỏi: Giá trị nghệ thuật của Hồn Trương Ba, da hàng thịt?

Trả lời:

- Xây dựng tình huống, xung đột kịch độc đáo, hấp dẫn.

- Đối thoại kịch đậm chất triết lí, giàu kịch tính, tạo nên chiều sâu ý nghĩa cho vở kịch.

- Hành động kịch của nhân vật phù hợp với tính cách, hoàn cảnh, góp phần thúc đẩy tình huống, xung đột kịch phát triển.

- Nghệ thuật độc thoại nội tâm giúp nhân vật bộc lộ tính cách và quan niệm về lẽ sống đúng đắn.

Câu hỏi: Chủ đề của Hồn Trương Ba, da hàng thịt?

Trả lời:

Chủ đề của Hồn Trương Ba, da hàng thịt: Quan niệm cao đẹp về cách sống: Hãy sống chân thật với chính mình, phải biết đấu tranh với nghịch cảnh, với chính bản thân, chống lại sự dung tục để hoàn thiện nhân cách và vươn tới những giá trị tinh thần cao quý.

Câu hỏi: Phân tích màn đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt trong Hồn Trương Ba, da hàng thịt?

Trả lời:

*Hồn Trương Ba:

- Nghịch cảnh: linh hồn nhân hậu, trong sạch phải trú nhờ trong một thân xác thô phàm.

- Bị xác thịt thô phàm điều khiển, lấn át, dần dần bị tha hóa.

- Ý thức sâu sắc về sự tha hóa; dằn vặt đau khổ, tìm cách thoát khỏi xác thịt để tồn tại độc lập

- Khinh bỉ, mắng mỏ lí lẽ ti tiện của xác hàng thịt nhưng rồi ngậm ngùi thấm thía nghịch cảnh của mình và phải nhập vào xác hàng thịt một cách tuyệt vọng.

*Xác hàng thịt:

- Mang sức mạnh âm u đen tối.

- Khống chế, ve vãn, kêu gọi hồn Trương Ba thỏa hiệp bằng những lí lẽ ti tiện.

- Khẳng định sự thắng thế của mình ″ chẳng còn cách nào khác nữa đâu- cả hai đã hòa làm một rồi″.

⇒ Trương Ba được trả lại sự sống nhưng đó là một cuộc sống đáng hổ thẹn, vì phải sống chung với sự dung tục và bị sự dung tục đồng hóa. Khi con người phải sống trong dung tục thì tất yếu cái dung tục ấy sẽ ngư trị, thắng thế và sẽ tàn phá những gì trong sạch cao quí của con người.

Câu hỏi: Phân tích màn đối thoại giữa hồn Trương Ba và những người thân trong Hồn Trương Ba, da hàng thịt?

Trả lời:

*Những người thân:

- Vợ: đau khổ, giàu lòng vị tha nhưng quyết định sẽ bỏ đi.

- Con dâu: thông cảm cho hoàn cảnh trớ trêu của bố chồng nhưng không giúp được gì.

- Cháu Gái: phản ứng dữ dội quyết liệt, không chấp nhận sự tồn tại của Trương Ba.

*Hồn Trương Ba:

- Không chỉ bản thân đau khổ mà còn gây đau khổ cho những người ông thương yêu nhất.

- Nỗi đau khổ tuyệt vọng đã lên đến điểm đỉ.

⇒ Tình huống bi kịch thúc đẩy hồn Trương Ba phải lựa chọn với sự phản kháng mãnh liệt chẳng còn cách nào khác…, Không cần đến cái đời sống do mày mang lại. Không cần. Con người phải đấu tranh với nghịch cảnh, với chính bản thân, chống lại sự dung tục để hoàn thiện nhân cách.

Câu hỏi: Phân tích màn đối thoại giữa Hồn Trương Ba và Đế Thích trong Hồn Trương Ba, da hàng thịt?

Trả lời:

*Hồn Trương Ba:

- Không chấp nhận kiểu sống bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo muốn được là chính mình một cách trọn vẹn.

- Chỉ ra sai lầm của Đế Thích Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống nhưng sống thế nào thì ông chẳng cần biết.

- Kiên quyết từ chối việc nhập vào xác cu Tị, vì đó cũng là một nghịch cảnh khác, cuộc sống đó còn khổ hơn cái chết.

*Đế Thích:

- Ngạc nhiên vì những yêu cầu của Trương Ba.

- Khuyên Trương Ba nên chấp nhận hoàn cảnh vì thế giới vốn không toàn vẹn.

- Sửa sai bằng cách cho hồn Trương Ba nhập vào xác cu Tị nhưng bị từ chối vì Trương Ba sẽ trở nên bơ vơ, lạc lõng, thảm hại...

- Chấp nhận yêu cầu của Trương Ba với thắc mắc: Con người hạ giới các ông thật kì lạ.

⇒ Một bên đại diện cho cái nhìn hời hợt, phiến diện về con người (Đế Thích). Bên còn lại thì ý thức sâu sắc về ý nghĩa của sự sống: Sống thực cho ra một con người không phải là điều đơn giản (Trương Ba). Hồn và Xác phải hài hòa, không thể có một tâm hồn thanh cao trong một thân xác phàm tục tội lỗi.

Câu hỏi: Tại sao Trương Ba không chấp nhận sống trong thân xác cu Tị trong Hồn Trương Ba, da hàng thịt?

Trả lời:

Quyết định dứt khoát xin Đế Thích cho cu Tị được sống lại, cho mình được chết hẳn chứ không nhập hồn vào thân thể ai nữa của nhân vật hồn Trương Ba là kết quả của một quá trình diễn biến hợp lí. Hơn nữa quyết định này cần phải đưa ra cho kịp thời vì cu Tị vừa mới chết Hồn Trương Ba thử hình dung cảnh hồn của mình lại nhập vào xác của cu Tị đã sống và thấy rõ "bao nhiêu sự rắc rối" vô lí lại tiếp tục xảy ra. Nhận thức tỉnh táo ấy cùng tình thương mẹ con cu Tị càng khiến hồn Trương Ba đi đến quyết định dứt khoát. Quyết định này khiến chúng ta càng thấy Trương Ba là con người nhân hậu, sáng suốt, giàu lòng tự trọng và ý thức được ý nghĩa của cuộc sống.

Câu hỏi: Ý nghĩa nhan đề Hồn Trương Ba, da hàng thịt?

Trả lời:

Điểm lạ ở nhan đề chính là “hồn ở một nơi” mà “thể xác lại ở một nơi”. Qua việc xây dựng nghệ thuật tương phản giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt, ta thấy được sự mâu mâu thuẫn giữa hình thức và bản chất trong một con người. Một con người không thể sống trong vỏ bọc của một người khác, một tâm hồn thanh cao không thể sống không thể ẩn náu trong một thể xác dung tục.

Xem thêm bộ câu hỏi theo bài học môn Ngữ văn lớp 12 chọn lọc, hay khác: