Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn của văn học Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975
Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn của văn học Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975
Trọn bộ câu hỏi ôn tập về bài Khái quát văn học Việt Nam từ đầu cách mạng tháng tám 1945 đến thế kỉ 20 Ngữ văn lớp 12 chọn lọc, cực hay. Với bộ câu hỏi bài Khái quát văn học Việt Nam từ đầu cách mạng tháng tám 1945 đến thế kỉ 20 này, học sinh sẽ ôn tập, nắm vững kiến thức môn Ngữ văn 12 để đạt điểm cao trong các bài thi môn Ngữ văn 12.
Câu hỏi: Nêu những nét chính của khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn của văn học Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975?
Trả lời:
- Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn là đặc điểm nổi bật của văn học Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975.
- Khuynh hướng sử thi được thể hiện ở những phương diện sau:
+ Đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và có tính chất toàn dân tộc
+ Nhân vật chính thường là những con người đại diện cho tinh hoa và khí phách, phẩm chất và ý chí của dân tộc, tiêu biểu cho lý tưởng của cộng đồng hơn là lợi ích, khát vọng cá nhân.
+ Con người chủ yếu được khám phá ở bổn phận, trách nhiệm, nghĩa vụ công dân, ở lẽ sống lớn và tình cảm lớn.
+ Lời văn sử thi cũng thường mang giọng điệu ngợi ca, trang trọng và đẹp một cách tráng lệ hào hùng.
- Cảm hứng lãng mạn là cảm hứng khẳng định cái tôi đầy tình cảm, cảm xúc và hướng tới lí tưởng. Cảm hứng lãng mạn trong văn học từ 1945 - 1975 chủ yếu được thể hiện trong việc khẳng định phương diện lý tưởng của cuộc sống mới và vẻ đẹp của con người mới, ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng và tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc. Cảm hứng lãng mạn đã nâng đỡ con người Việt Nam có thể vượt lên mọi thử thách, trong máu lửa của chiến tranh đã hướng tới ngày chiến thắng, trong gian khổ cơ cực đã nghĩ tới ngày ấm no hạnh phúc. Cảm hứng lãng mạn trở thành cảm hứng chủ đạo không chỉ trong thơ mà còn trong nhiều thể loại văn học khác.
⇒ Khuynh hướng sử thi kết hợp với cảm hứng lãng mạn làm cho văn học giai đoạn này thấm nhuần tinh thần lạc quan, đồng thời đáp ứng được yêu cầu phản ánh hiện thực đời sống trong quá trình vận động và phát triển cách mạng. Tất cả những yếu tố trên hoà hợp với nhau, tạo nên đặc điểm cơ bản của văn học VN từ 1945 - 1975 về khuynh hướng thẩm mĩ.