Quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu của văn học Việt Nam từ năm 1955 đến năm 1964
Quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu của văn học Việt Nam từ năm 1955 đến năm 1964
Trọn bộ câu hỏi ôn tập về bài Khái quát văn học Việt Nam từ đầu cách mạng tháng tám 1945 đến thế kỉ 20 Ngữ văn lớp 12 chọn lọc, cực hay. Với bộ câu hỏi bài Khái quát văn học Việt Nam từ đầu cách mạng tháng tám 1945 đến thế kỉ 20 này, học sinh sẽ ôn tập, nắm vững kiến thức môn Ngữ văn 12 để đạt điểm cao trong các bài thi môn Ngữ văn 12.
Câu hỏi: Quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu của văn học Việt Nam từ năm 1955 đến năm 1964?
Trả lời:
* Chủ đề chính:
- Ngợi ca công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội với cảm hứng lãng mạn, tràn đầy niềm vui, lạc quan với hình ảnh người lao động, những đổi thay của đất nước.
- Tình cảm sâu đậm với miền Nam; nỗi đau chia cắt và ý chí thống nhất đất nước.
* Thành tựu:
- Văn xuôi mở rộng đề tài trên nhiều lĩnh vực cuộc sống: sự đổi đời của con người, sự biến đổi số phận trong môi trường mới, thể hiện khát vọng hạnh phúc cá nhân; đề tài chống Pháp vẫn tiếp tục được khai thác. Hiện thực trước cách mạng tháng Tám vẫn được khai thác với cách nhìn mới. Đề tài hợp tác hóa nông nghiệp, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội được khai thác nhiều … Các tác phẩm tiêu biểu: Mùa lạc (Nguyễn Khải), Anh Keng (Nguyễn Kiên),...
- Thơ ca có một mùa bội thu. Tập trung thể hiện cảm hứng: sự hoà hợp giữa cái riêng với cái chung, ca ngợi chủ nghĩa xã hội, cuộc sống mới, con người mới, nỗi đau chia cắt, nỗi nhớ thương với miền Nam ruột thịt… Các tác phẩm tiêu biểu: Gió lộng (Tố Hữu), Ánh sáng và phù sa (Chế Lan Viên),...
- Kich cũng có những thành tựu mới với các tác phẩm Một đảng viên (Học Phi), Quẫn (Lộng Chương), Chị Nhàn và Nổi gió (Đào Hồng Cẩm).…