Giải Toán 10 trang 46 Tập 2 Chân trời sáng tạo


Haylamdo biên soạn và sưu tầm giải Toán 10 trang 46 Tập 2 trong Bài 2: Đường thẳng trong mặt phẳng toạ độ Toán lớp 10 Tập 2 Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Toán 10 trang 46.

Giải Toán 10 trang 46 Tập 2 Chân trời sáng tạo

Hoạt động khởi động trang 46 Toán lớp 10 Tập 2: Tìm các giá trị của tham số a, b, c để phương trình ax + by + c = 0 có thể biểu diễn được các đường thẳng trong hình dưới đây.

Tìm các giá trị của tham số a, b, c để phương trình ax + by + c = 0

Lời giải:

+) Xét hình vẽ:

Tìm các giá trị của tham số a, b, c để phương trình ax + by + c = 0

Ta có phương trình đường thẳng trong hình trên là y = 2x + 3

⇔ 2x – y + 3 = 0

Để phương trình ax + by + c = 0 có thể biểu diễn được đường thẳng y = 2x + 3 thì:

a = 2, b = -1, c = 3.

Vậy a = 2, b = -1, c = 3 thì phương trình ax + by + c = 0 có thể biểu diễn được đường thẳng y = 2x + 3.

+) Xét hình vẽ:

Tìm các giá trị của tham số a, b, c để phương trình ax + by + c = 0

Ta có phương trình đường thẳng trong hình trên là y = -x + 1

⇔ x + y – 1 = 0

Để phương trình ax + by + c = 0 có thể biểu diễn được đường thẳng y = -x + 1 thì:

a = 1, b = 1, c = -1.

Vậy a = 1, b = 1, c = -1 thì phương trình ax + by + c = 0 có thể biểu diễn được đường thẳng y = -x + 1.

+) Xét hình vẽ:

Tìm các giá trị của tham số a, b, c để phương trình ax + by + c = 0

Ta có phương trình đường thẳng trong hình trên là y = 3

⇔ y – 3 = 0

⇔ 0x + y – 3 = 0

Để phương trình ax + by + c = 0 có thể biểu diễn được đường thẳng y = 3 thì:

a = 0, b = 1, c = -3.

Vậy a = 0, b = 1, c = -3 thì phương trình ax + by + c = 0 có thể biểu diễn được đường thẳng y = 3.

+) Xét hình vẽ:

Tìm các giá trị của tham số a, b, c để phương trình ax + by + c = 0

Ta có phương trình đường thẳng trong hình trên là x = -2

⇔ x + 2 = 0

⇔ x + 0y + 2 = 0

Để phương trình ax + by + c = 0 có thể biểu diễn được đường thẳng x = -2 thì:

a = 1, b = 0, c = 2 .

Vậy a = 1, b = 0, c = 2 thì phương trình ax + by + c = 0 có thể biểu diễn được đường thẳng x = -2.

Hoạt động khám phá 1 trang 46 Toán lớp 10 Tập 2: Trong mặt phẳng Oxy, cho đường thẳng ∆ đi qua điểm M0(x0; y0) và cho hai vectơ n = (a; b) và u = (-b; a) khác vectơ – không. Cho biết u có giá song song hoặc trùng với ∆.

a) Tính tích vô hướng n.u và nêu nhận xét về phương của hai vectơ n, u.

b) Gọi M(x; y) là điểm di động trên ∆. Chứng tỏ rằng vectơ M0M luôn cùng phương với vectơ u và luôn vuông góc với vectơ n.

Trong mặt phẳng Oxy, cho đường thẳng ∆ đi qua điểm M0(x0; y0) và cho hai vectơ

Lời giải:

a) Ta có: n.u = a.(-b) + b.a = 0.

Do đó nu.

Vậy hai vectơ n, u có phương vuông góc với nhau.

b) Vì u có giá song song hoặc trùng với ∆ mà M0M trùng với ∆ nên u có giá song song hoặc trùng với M0M.

Do đó u cùng phương với M0M.

c) Từ ý b) ta có u cùng phương với M0M

Mặt khác vectơ u vuông góc với vectơ n nên u vuông góc với M0M.

Lời giải bài tập Toán lớp 10 Bài 2: Đường thẳng trong mặt phẳng toạ độ Chân trời sáng tạo hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Toán lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: