X

Toán 9 Chân trời sáng tạo

Giải Toán 9 trang 6 Tập 1 Chân trời sáng tạo


Với Giải Toán 9 trang 6 Tập 1 trong Bài 1: Phương trình quy về phương trình bậc nhất một ẩn Toán lớp 9 Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Toán 9 trang 6.

Giải Toán 9 trang 6 Tập 1 Chân trời sáng tạo

Khởi động trang 6 Toán 9 Tập 1: Độ cao h (mét) của một quả bóng gôn sau khi được đánh t giây được cho bởi công thức h = t(20 – 5t). Có thể tính được thời gian bay của quả bóng từ khi được đánh đến khi chạm đất không?

Khởi động trang 6 Toán 9 Tập 1 Chân trời sáng tạo

Lời giải:

Sau bài học này ta giải quyết được bài toán như sau:

Quả bóng lúc bắt đầu đánh lên (nghĩa là lúc độ cao của quả bóng so với mặt đất là h = 0) đến khi quả bóng chạm đất (lúc này độ cao của quả bóng so với mặt đất cũng là h = 0).

Thay h = 0 vào công thức đã cho, ta được: t(20 – 5t) = 0.

t = 0 hoặc 20 – 5t = 0

t = 0 hoặc t = 4.

Do đó, t = 0 giây là lúc quả bóng chưa được đánh lên cao, t = 4 giây là thời gian quả bóng được đánh lên và sau đó chạm đất.

Vậy thời gian bay của quả bóng từ khi được đánh đến khi chạm đất là 4 giây.

Khám phá 1 trang 6 Toán 9 Tập 1: Cho phương trình (x + 3)(2x – 5) = 0. (1)

a) Các giá trị x=3,  x=52 có phải là nghiệm của phương trình không?

b) Nếu số x0 khác −3 và khác 52 thì x0 có phải là nghiệm của phương trình không? Tại sao?

Lời giải:

a) Thay x = –3 vào phương trình (1), ta có:

(–3 + 3)[2 . (–3) – 5] = 0 . [2 . (–3) – 5] = 0.

Thay x=52 vào phương trình (1), ta có:

52+32 . 525=52+355=0

Vậy các giá trị x=3,  x=52 là nghiệm của phương trình đã cho.

b)

• Nếu x0 ≠ −3 thì x0 + 3 ≠ 0.

• Nếu x052 thì 2x0 – 5 ≠ 0.

Do đó, nếu x0 ≠ −3 và x052 thì x0 + 3 ≠ 0 và 2x0 – 5 ≠ 0.

Suy ra (x0 + 3)(2x0 – 5) ≠ 0.

Vậy nếu số x0 khác −3 và khác 52 thì x0 có phải là nghiệm của phương trình đã cho.

Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải bài tập Toán 9 Bài 1: Phương trình quy về phương trình bậc nhất một ẩn hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Toán lớp 9 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: