X

Toán 9 Chân trời sáng tạo

Giải Toán 9 trang 87 Tập 1 Chân trời sáng tạo


Với Giải Toán 9 trang 87 Tập 1 trong Bài 2: Tiếp tuyến của đường tròn Toán lớp 9 Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Toán 9 trang 87.

Giải Toán 9 trang 87 Tập 1 Chân trời sáng tạo

Khám phá 3 trang 87 Toán 9 Tập 1: Cho đường tròn (O) và hai tiếp tuyến của đường tròn (O) tại B và C cắt nhau tại điểm A (Hình 10).

Khám phá 3 trang 87 Toán 9 Tập 1 Chân trời sáng tạo

a) Chứng minh hai tam giác ABO và ACO bằng nhau.

b) Tìm các đoạn thẳng bằng nhau và các góc bằng nhau trong Hình 10.

Lời giải:

a) Vì AB, AC lần lượt là tiếp tuyến của đường tròn (O) tại B, C nên AB ⊥ OB và AC ⊥ OC.

Xét ∆ABO và ∆ACO có:

ABO^=ACO^=90°;

OB = OC (cùng là bán kính của đường tròn (O));

OA là cạnh chung.

Do đó ∆ABO = ∆ACO (cạnh huyền – cạnh góc vuông).

b) Theo câu a, ∆ABO = ∆ACO, suy ra:

⦁ OB = OC; AB = AC (hai cạnh tương ứng);

ABO^=ACO^=90°; BAO^=CAO^;  BOA^=COA^ (các cặp góc tương ứng).

Thực hành 3 trang 87 Toán 9 Tập 1: Cho điểm M nằm ngoài đường tròn (I; 6 cm) và ME, MF là hai tiếp tuyến của đường tròn này tại E và F. Cho biết EMF^=60°.

a) Tính số đo EMI^ và EIF^.

b) Tính độ dài MI.

Lời giải:

Thực hành 3 trang 87 Toán 9 Tập 1 Chân trời sáng tạo

Vì ME, MF lần lượt là hai tiếp tuyến tại E, F của đường tròn (I) và cắt nhau tại M nên:

⦁ ME ⊥ IE tại E, MF ⊥ IF tại F hay IEM^=90°;  IFM^=90°;

⦁ MI là tia phân giác của góc EMF. Do đó EMI^=12EMF^=1260°=30°.

Xét tứ giác IEMF có: EIF^+IEM^+EMF^+IFM^=360°(tổng các góc của một tứ giác).

Suy ra EIF^=180°IEM^+EMF^+IFM^

Hay EIF^=360°90°+60°+90°=120°.

b) Vì E thuộc đường tròn (I; 6 cm) nên IE = 6 cm.

Xét ∆IEM vuông tại E, ta có: sinEMI^=IEMI.

Suy ra MI=IEsinEMI^=6sin30°=12 (cm).

Lời giải bài tập Toán 9 Bài 2: Tiếp tuyến của đường tròn hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Toán lớp 9 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: