X

Câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 6

Trắc nghiệm Địa Lí 6 Bài 12 có đáp án năm 2021 mới nhất (phần 2)


Trắc nghiệm Địa Lí 6 Bài 12 có đáp án năm 2021 mới nhất (phần 2)

Với bộ Trắc nghiệm Địa Lí 6 Bài 12 có đáp án năm 2021 mới nhất (phần 2) sẽ giúp học sinh hệ thống lại kiến thức bài học và ôn luyện để đạt kết quả cao trong các bài thi môn Địa Lí lớp 6.

Trắc nghiệm Địa Lí 6 Bài 12 có đáp án năm 2021 mới nhất (phần 2)

Câu 1: Ngoại lực là

A. Những lực sinh ra ở bên trong Trái Đất.

B. Những lực được sinh ra ở bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất.

C. Những lực được sinh ra ở lớp trung gian của Trái Đất.

D. Những lực sinh ra trong lớp nhân của Trái Đất.

Lời giải

Ngoại lực là những lực được sinh ra ở bên ngoài, trên bề mặt đất.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 2: Lực được sinh ra từ bên trong Trái Đất được gọi là

A. Lực hấp dẫn

B. Lực quán tính

C. Lực li tâm

D. Nội lực

Lời giải

Nội lực là những lực sinh ra ở bên trong Trái Đất.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 3: Hai quá trình ngoại lực xảy ra chủ yếu là

A. tách dãn và xâm thực.

B. nén ép và đứt gãy.

C. phong hóa và xâm thực.

D. phong hóa và uốn nếp.

Lời giải

Hai quá trình ngoại lực xảy ra chủ yếu là phong hóa và xâm thực (do dòng chảy, do gió…)

Đáp án cần chọn là: C

Câu 4: Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất được thể hiện qua

A. Các hiện tượng đứt gãy, uốn nếp, động đất, núi lửa.

B. Hiện tượng băng tan ở hai cực.

C. Quá trình phong hóa lí học và hóa học.

D. Hiện tượng xói mòn, sạt lở đất ở miền núi, bồi tụ ở đồng bằng.

Lời giải

Nội lực là những lực sinh ra bên trong Trái Đất, có tác động nén ép vào các lớp đá, làm cho chúng bị đứt gãy, uốn nếp hoặc đẩy vật chất nóng chảy dưới sâu ra ngoài mặt đất thành hiện tượng động đất, núi lửa.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 5: Các dạng núi lửa chính trên Trái Đất là

A. núi lửa lớn và núi lửa nhỏ.

B. núi lửa tắt và núi lửa hoạt động.

C. núi lửa tắt và núi lửa gần tắt.

D. núi lửa đang hoạt động và núi lửa sắp hoạt động.

Lời giải

Hai dạng núi lửa chính trên Trái Đất là: núi lửa tắt và núi lửa hoạt động

- Núi lửa tắt là núi lửa ngừng phun đã lâu.

- Núi lửa hoạt động là núi lửa đang phun hoặc mới phun gần đây

Đáp án cần chọn là: B

Câu 6: Quanh các vùng núi lửa đã tắt dân cư thường tập trung đông đúc vì

A. Khí hậu ấm áp

B. Nhiều hồ nước

C. Đất đai màu mỡ.

D. Giàu thủy sản.

Lời giải

Dung nham phun trào từ miệng núi lửa sau một thời gian bị phân hủy sẽ tạo nên các vùng đất đỏ phì nhiêu, có sức hấp dẫn rất lớn vê nông nghiệp đối với dân cư xung quanh.

=> Do vậy quanh các vùng núi lửa đã tắt dân cư thường tập trung đông đúc

Đáp án cần chọn là: C

Câu 7: Nội lực có xu hướng

A. Nâng cao địa hình

B. Phong hóa địa hình

C. Bào mòn, hạ thấp địa hình

D. Bồi lấp các vùng trũng.

Lời giải

Nội lực có tác động làm cho đất đá bị nén, ép đứt gãy và nhô lên, làm cho địa hình thêm gồ ghề và nhiều nơi được nâng lên rõ rệt. Như vậy tác động của nội lực là làm nâng cao địa hình.

Ví dụ: Vận động tạo núi An-pơ – Himalaya làm nâng cao địa hình các nước ở rìa phía Đông Nam châu Á, trong đó ở nước ta lãnh thổ Tây Bắc được nâng lên với khu vực núi cao, hiểm trở nhất cả nước.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 8: Đâu không phải là tác động của nội lực?

A. sinh ra đồi núi, các lớp đá uốn nếp.

B. sinh ra động đất và núi lửa.

C. sinh ra các đồng bằng châu thổ.

D. làm cho mặt đất nâng lên hạ xuống.

Lời giải

- Nội lực là những lực sinh ra bên trong Trái Đất, có tác động nén ép vào các lớp đá, làm cho chúng bị đứt gãy, uốn nếp, nâng lên hạ xuống tạo thành các địa hào địa lũy hoặc thung lũng. Chúng cũng đẩy vật chất nóng chảy dưới sâu ra ngoài mặt đất thành hiện tượng động đất, núi lửa.

=> Loại đáp án A, B, D

- Các đồng bằng châu thổ được tạo thành do sự bồi đắp, lắng đọng phù sa của các con sông mang vật liệu từ nơi khác đến (ngoại lực).  Nội lực không có vai trò sinh ra các đồng bằng châu thổ.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 9: Dạng địa hình được hình thành do quá trình ngoại lực là

A. các hang động caxtơ

B. đỉnh núi cao.

C. núi lửa.

D. vực thẳm dưới đáy đại dương

Lời giải

Ở các khu vực núi đá vôi, nước hòa tan các hợp chất CaC03 có trong đá vôi và tạo thành các dạng địa hình mới lạ như hang động, khối nhũ với nhiều hình thù đặc sắc. Đây là tác động của quá trình phong hóa hóa học, thuộc hoạt động ngoại lực.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 10: Đâu không phải là biện pháp phù hợp để hạn chế những thiệt hại do động đất gây ra?

A. lập trạm dự báo động đất.

B. xây dựng nhà cửa có khả năng chống chịu cao.

C. sơ tán dân cư ra khỏi vùng nguy hiểm.

D. xây dựng các hệ thống đê điều.

Lời giải

Các biện pháp phù hợp để hạn chế những thiệt hại do động đất gây ra là: lập trạm dự báo động đất để biết được hoạt động của các trận động đất và cường độ, nơi chịu ảnh hưởng, xây dựng nhà cửa bằng vật liệu nhẹ, có khả năng chống chịu cao; khi có động đất mạnh kịp thời sơ tán dân cư ra khỏi vùng nguy hiểm.

=> Đáp án A, B, C đúng => loại A, B, C
 - Xây dựng đê điều là biện pháp chống lũ, lụt ở vùng đồng bằng. Đây không phải là biện pháp phù hợp để hạn chế những thiệt hại do động đất gây ra.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 11: Quá trình phong hóa các loại đá không phải do

A. sự chênh lệch nhiệt độ làm cho đá nứt nẻ.

B. nước thấm và hòa tan làm cho đá vụn bở.

C. nước chảy với tốc độ mạnh cắt xẻ các lớp đá.

D. rễ cây tác động làm phá hủy đá.

Lời giải

Quá trình phong hóa là quá trình phá hủy, làm biến đổi các loại đá và khoáng vật do tác động của sự thay đổi nhiệt độ, nước, ôxi, khí CO2­, các loại axit có trong thiên nhiên và sinh vật.

=> Sự chênh lệch nhiệt độ làm cho đá nứt nẻ, nước thấm và hòa tan các khoáng chất trong đá làm cho đá vị vụn bở (ví dụ: nước hòa tan đá vôi tạo thành các hang động caxtơ), rễ cây bám vào làm phá hủy đá (sinh vật) là những quá trinh phong hóa.

- Nước chảy với tốc độ mạnh làm cắt xẻ các lớp đá tạo thành khe rãnh..là  trình xâm thực, đây không phải quá trình phong hóa.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 12: Nội lực và ngoại lực là hai lực

A. cùng chiều nhau, có vai trò như nhau trong việc tạo ra các dạng địa hình trên bề mặt Trái Đất.

B. ngược chiều nhau, tác động lần lượt lên các đối tượng, làm hạ thấp địa hình bề mặt Trái Đất.

C. cùng chiều nhau, làm cho địa hình Trái Đất ngày càng cao hơn.

D. đối nghịch nhau, có tác động đồng thời và tạo ra các dạng địa hình trên bề mặt Trái Đất.

Lời giải

- Nội lực và ngoại lực có xu hướng đối nghịch nhau:

+ Nội lực làm cho bề mặt Trái Đất gồ ghề (vận động tạo núi, nâng cao hạ thấp địa hình, uốn nếp…)

+ Ngoại lực có xu hướng san bằng gồ ghề (quá trình mài mòn, bồi tụ vùng trũng…)

- Nội lực và ngoại lực diễn ra đồng thời: trên trái đất hiện nay vẫn tiếp diễn nhiều vụ động đất núi lửa ở nhiều nơi, trong lúc đó các quá trình phong hóa, mài mòn và bồi tụ cũng đồng thời diễn ra ở mọi nơi trên Trái Đất.

- Cả hai quá trình đều tạo nên các dạng địa hình mới: nội lực tạo nên các dãy núi trẻ hóa, các thung lũng, địa hào, dãy núi uốn nếp..; ngoại lực hình thành nên các đồng bằng phù sa màu mỡ, các hang động, hàm ếch sóng vỗ, cột đá, khe rãnh…

=> Nội lực và ngoại lực là hai lực đối nghịch nhau, có tác động đồng thời và tạo ra các dạng địa hình trên bề mặt Trái Đất.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 13: Quốc gia nào sau đây thường xuyên chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của các trận động đất, núi lửa?

A. Thái Lan.

B. Việt Nam.

C. Nhật Bản.

D. Anh.

Lời giải

Nhật Bản là một quốc đảo, nằm ở bờ phía tây Thái Bình Dương, trên vành đai lửa Thái Bình Dương (khu vực có gần 300 núi lửa còn hoạt động). Do vậy đất nước này thường xuyên chịu những trận động đất núi lửa: trên lãnh thổ Nhật Bản  có khoảng 80 núi lửa đang hoạt động và hàng nghìn trận động đất lớn nhỏ làm phá hủy nhà cửa, ảnh hưởng tới đời sống, sự phát triển kinh tế.

Đáp án cần chọn là: C

Xem thêm bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 6 chọn lọc, có đáp án hay khác: