Trắc nghiệm Địa Lí 6 Bài 19 có đáp án năm 2021 mới nhất
Trắc nghiệm Địa Lí 6 Bài 19 có đáp án năm 2021 mới nhất
Với bộ Trắc nghiệm Địa Lí 6 Bài 19 có đáp án năm 2021 mới nhất sẽ giúp học sinh hệ thống lại kiến thức bài học và ôn luyện để đạt kết quả cao trong các bài thi môn Địa Lí lớp 6.
Câu 1: Trên Trái Đất gồm tất cả 7 đai khí áp cao và thấp, trong đó có:
A. 4 đai áp cao và 3 đai áp thấp
B. 2 đai áp cao và 5 đai áp thấp
C. 3 đai áp cao và 4 đai áp thấp
D. 5 đai áp cao và 2 đai áp thấp
Trên Trái Đất gồm tất cả 7 đai khí áp cao và thấp, trong đó có: 4 đai áp cao và 3 đai áp thấp xen kẽ nhau.
Chọn: A.
Câu 2: Trên bề mặt Trái Đất có bao nhiêu đai khí áp thấp:
A. 1 B. 2
C. 3 D. 4
Trên Trái Đất gồm tất cả 7 đai khí áp cao và thấp, trong đó có: 4 đai áp cao và 3 đai áp thấp xen kẽ nhau.
Chọn: C.
Câu 3: Ở hai bên xích đạo, gió thổi một chiều quanh năm từ vĩ độ 30o Bắc và Nam về xích đạo là gió?
A. Gió Tây ôn đới.
B. Gió Tín Phong.
C. Gió mùa đông Bắc.
D. Gió mùa đông Nam.
Tín phong là gió thổi từ các đai áp cao chí tuyến (vĩ độ 30o Bắc và Nam) về áp thấp xích đạo.
Chọn: B.
Câu 4: Ở miền Trung nước ta, vào mùa hè có gió khô nóng thổi vào, đó là gió:
A. Gió Nam.
B. Gió Đông Bắc.
C. Gió Tây Nam.
D. Cả 3 câu trên đều sai.
Ở miền Trung nước ta, vào mùa hè có gió khô nóng thổi vào, đó là gió: Tây Nam (thổi theo hướng tây nam bị dãy Trường Sơn chắn) hay còn gọi là gió phơn.
Chọn: C.
Câu 5: Gió Tây ôn đới là gió thổi thường xuyên từ:
A. Vĩ độ 30o Bắc, Nam lên khoảng vĩ độ 60o Bắc, Nam.
B. Vĩ độ 60o Bắc, Nam lên khoảng vĩ độ 90o Bắc, Nam.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai.
Gió Tây ôn đới là loại gió thổi từ các đai áp cao chí tuyến về các đai áp thấp khoảng vĩ độ 60o.
Chọn: A.
Câu 6: Trên bề mặt trái đất có bao nhiêu vành đai khí áp:
A. 4 B. 5
C. 6 D. 7
Trên Trái Đất gồm tất cả 7 đai khí áp cao và thấp, trong đó có: 4 đai áp cao và 3 đai áp thấp xen kẽ nhau.
Chọn: D.
Câu 7: Đai áp thấp "T" nằm ở vĩ độ bao nhiêu:
A. 0o, 60o
B. 0o, 30o
C. 0o, 90o
D. 30o, 90o
Đai áp thấp "T" nằm ở xích đạo 0o và 60o.
Chọn: A.
Câu 8: Đai áp cao chữ C nằm ở bao nhiêu độ
A. 30o, 90o
B. 0o, 30o
C. 0o, 60o
D. 0o, 90o
Đai áp thấp "C" nằm ở 30o và 90o.
Chọn: A.
Câu 9: Không khí luôn luôn chuyển động từ:
A. Nơi áp thấp về nơi áp cao.
B. Biển vào đất liền.
C. Nơi áp cao về nơi áp thấp.
D. Đất liền ra biển.
Không khí luôn luôn chuyển động từ: Nơi áp cao về nơi áp thấp, sinh ra gió.
Chọn: C.
Câu 10: Gió Tín Phong còn được gọi là gió gì?
A. Gió núi - thung lũng
B. Gió Phơn
C. Gió Mậu Dịch
D. Gió Đông cực
Gió Tín Phong hay còn gọi là gió Mậu Dịch
Chọn: C.
Câu 11: Trên Trái Đất gồm tất cả 7 đai khí áp cao và thấp, trong đó có:
A. 4 đai áp cao và 3 đai áp thấp
B. 2 đai áp cao và 5 đai áp thấp
C. 3 đai áp cao và 4 đai áp thấp
D. 5 đai áp cao và 2 đai áp thấp
Lời giải
Trên Trái Đất gồm tất cả 7 đai khí áp cao và thấp, trong đó có: 4 đai áp cao và 3 đai áp thấp xen kẽ nhau.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 12: Trên bề mặt Trái Đất có bao nhiêu đai khí áp thấp:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Lời giải
Trên Trái Đất gồm tất cả 7 đai khí áp cao và thấp, trong đó có 4 đai áp cao (hai đai áp cao chí tuyến và hai đai áp cao cực) và 3 đai áp thấp (một đai áp thấp xích đạo và hai đai áp thấp ôn đới) xen kẽ nhau.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 13: Trên bề mặt Trái Đất có bao nhiêu đai khí áp cao:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Lời giải
Trên Trái Đất gồm tất cả 7 đai khí áp cao và thấp, trong đó có 4 đai áp cao (hai đai áp cao chí tuyến và hai đai áp cao cực) và 3 đai áp thấp (một đai áp thấp xích đạo và hai đai áp thấp ôn đới) xen kẽ nhau.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 14: Không khí luôn luôn chuyển động từ:
A. Nơi áp thấp về nơi áp cao.
B. Biển vào đất liền.
C. Nơi áp cao về nơi áp thấp.
D. Đất liền ra biển.
Lời giải
Không khí luôn luôn chuyển động từ nơi áp cao về nơi áp thấp, sinh ra gió.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 15: Gió Tín Phong còn được gọi là gió:
A. Gió núi - thung lũng
B. Gió Phơn
C. Gió Mậu Dịch
D. Gió Đông cực
Lời giải
Gió Tín Phong hay còn gọi là gió Mậu Dịch. Luôn thổi theo hướng Đông Bắc ở bán cầu Bắc và Đông Nam ở bán cầu Nam. Tính chất của gió nói chung là khô.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 16: Ở miền Trung nước ta, vào mùa hè có gió khô nóng thổi vào, đó là gió:
A. Gió Nam.
B. Gió Đông Bắc.
C. Gió Tây Nam.
D. Gió Đông Nam.
Lời giải
Ở miền Trung nước ta, vào mùa hè có gió khô nóng thổi vào, đó là gió: Tây Nam (thổi theo hướng tây nam bị dãy Trường Sơn chắn) hay còn gọi là gió phơn.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 17: Ở nước ta có hoạt động của gió hành tinh:
A. Gió Tây ôn đới
B. Gió Mậu dịch
C. Gió Đông cực
D. Gió mùa
Lời giải
Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến nên nước ta có hoạt động của gió hành tinh là gió Mậu dịch hay còn gọi là gió Tín Phong. Còn gió mùa là gió chỉ có ở một số khu vực trên thế giới không phải gió hành tinh.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 18: Khí hậu nước ta chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của gió:
A. Gió mùa
B. Gió Tín phong
C. Gió Đất
D. Gió biển
Lời giải
Khí hậu nước ta chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của gió mùa. Mùa đông chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của gió mùa đông Bắc với tính chất khô, lạnh đầu mùa và lạnh, ẩm vào cuối mùa; Mùa hạ chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam với tính chất nóng, ẩm.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 19: Tại sao có khí áp?
A. Không khí có trọng lượng
B. Khí quyển có sức nén
C. Không khí luôn chuyển động.
D. Các hoạt động con người tạo ra bụi, khí
Lời giải
Mặc dù không khí có trọng lượng rất nhẹ (1 lít không khí trung bình nặng 1,3g) nhưng do khí quyển có chiều dày trên 60.000km nên trọng lượng của nó cũng tạo ra một sức ép rất lớn lên bề mặt Trái Đất.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 20: Nguyên nhân sinh ra gió là do:
A. Sự hoạt động của hoàn lưu khí quyển
B. Sự phân bố xem kẽn của các đai áp
C. Sự tác động của con người
D. Sức hút của trọng lực Trái Đất
Lời giải
Nguyên nhân sinh ra gió là do sự chênh lệch áp suất không khí giữa nơi áp cao và nơi áp thấp, không khí bị dồn từ nơi áp cao về áp thấp tạo ra gió.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 21: Vì sao gió không thổi thẳng từ khu vực khí áp cao tới khu vực khí áp thấp mà lại lệch hướng?
A. Quãng thời gian dài
B. Tác động của con người
C. Vận động tự quay của Trái Đất
D. Trái Đất quay quanh Mặt Trời
Lời giải
Do sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất nên các vật chuyển động trên bề mặt Trái Đất đều bị lệch hướng. Ở nửa cầu Bắc nếu nhìn theo hướng chuyển động thì vật thể sẽ bị lệch về bên phải còn nửa cầu Nam vật thể bị lệch về bên trái. Sự lệch hướng này ảnh hưởng đến hướng chuyển động của các vật thể rắn (đường đạn bay,…), lỏng (dòng chảy,…) và khí (gió,…).
Đáp án cần chọn là: C