Trắc nghiệm Địa Lí 6 Bài 14 có đáp án năm 2021 mới nhất
Trắc nghiệm Địa Lí 6 Bài 14 có đáp án năm 2021 mới nhất
Với bộ Trắc nghiệm Địa Lí 6 Bài 14 có đáp án năm 2021 mới nhất sẽ giúp học sinh hệ thống lại kiến thức bài học và ôn luyện để đạt kết quả cao trong các bài thi môn Địa Lí lớp 6.
Câu 1: Hai châu thổ lớn nhất, nhì của nước ta là:
A. Sông Thái Bình, sông Đà
B. Sông Cả, sông Đà Nẵng
C. Sông Cửu Long, sông Hồng
D. Sông Mã, sông Đồng Nai
Hai châu thổ lớn nhất, nhì nước ta là các đồng bằng: Sông Cửu Long, sông Hồng.
Đáp án: C.
Câu 2: Cao nguyên là dạng địa hình có độ cao tuyệt đối là:
A. Từ 300 – 400m
B. Từ 400- 500m
C. Từ 200 – 300m
D. Trên 500m
Đặc điểm: Địa hình bằng phẳng hoặc hơi gợn sóng có sườn dốc. Độ cao tuyệt đối trên 500m.
Đáp án: D.
Câu 3: Dựa vào kiến thức đã học, hãy cho biết đồng bằng nào dưới đây được gọi là đồng bằng bào mòn?
A. Đồng bằng A-ma-dôn
B. Đồng bằng sông Cửu Long
C. Đồng bằng châu Âu
D. Đồng bằng Hoàng Hà
Đồng bằng A-ma-dôn, đồng bằng sông Cửu Long; đồng bằng Hoàng Hà do phù sa sông bồi tụ. Đồng bằng châu Âu là đồng bằng bào mòn.
Đáp án: C.
Câu 4: Độ cao tương đối của đồi là:
A. Từ 200 -300m
B. Từ 400- 500m
C. Từ 300 – 400m
D. Dưới 200 m
Đặc điểm của đồi: Địa hình nhô cao, có đỉnh tròn, đồi thoải. Độ cao tương đối không quá 200m.
Đáp án: D.
Câu 5: Vùng đồi tập trung lớn gọi là đồi bát úp của nước ta thuộc:
A. Trung du Bắc Bộ
B. Cao nguyên nam Trung Bộ
C. Thượng du Bắc Trung Bộ
D. Đông Nam Bộ
Vùng đồi tập trung lớn gọi là đồi bát úp của nước ta thuộc: Trung du Bắc Bộ.
Đáp án: A.
Câu 6: Bình nguyên (đồng bằng) có độ cao tuyệt đối thường dưới
A. 200 m.
B. 300 m.
C. 400 m.
D. 500 m.
Bình nguyên (đồng bằng) có độ cao tuyệt đối thường dưới 200m
Đáp án: A.
Câu 7: Dựa vào nguyên nhân hình thành, người ta phân các đồng bằng ra mấy loại chính?
A. 2 loại.
B. 3 loại.
C. 4 loại.
D. 5 loại.
Phân loại: dựa trên nguyên nhân hình thành:
+ Bình nguyên do băng hà bào mòn.
+ Bình nguyên do phù sa sông, biển bồi tụ.
Đáp án: A.
Câu 8: Cao nguyên rất thuận lợi cho việc:
A. trồng cây thực phẩm và chăn nuôi gia súc, gia cầm.
B. trồng cây công nghiệp và cây lương thực.
C. trồng cây lương thực và chăn nuôi gia súc.
D. trồng cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc lớn
Cao nguyên có đất, khí hậu rất thuận lợi cho việc trồng cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc lớn.
Đáp án: D.
Câu 9: Bình nguyên thuận lợi cho việc:
A. trồng cây lương thực và cây công nghiệp lâu năm.
B. trồng cây thực phẩm và chăn nuôi gia súc lớn.
C. trồng cây lương thực và thực phẩm.
D. trồng cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn.
Bình nguyên có diện tích đất phù sa lớn nên thuận lợi cho việc trồng cây lương thực và thực phẩm.
Đáp án: C.
Câu 10: Đặc điểm nào sau đây không đúng với địa hình đồi?
A. Là dạng địa hình nhô cao.
B. Có đỉnh tròn, sườn dốc.
C. Độ cao tương đối thường không quá 200m.
D. Thường tập trung thành vùng.
Đặc điểm của đồi: Địa hình nhô cao, có đỉnh tròn, đồi thoải. Độ cao tương đối không quá 200m. Thường tập trung thành vùng.
Đáp án: B.
Câu 11: Cao nguyên là dạng địa hình có độ cao tuyệt đối
A. Từ 300 – 400m
B. Từ 400- 500m
C. Từ 200 – 300m
D. Trên 500m
Lời giải
Cao nguyên là dạng địa hình có độ cao tuyệt đối trên 500m
Đáp án cần chọn là: D
Câu 12: Vùng đồng bằng thuận lợi cho
A. trồng cây lương thực và thực phẩm.
B. chăn nuôi gia súc lớn.
C. trồng cây công nghiệp.
D. trồng rừng.
Lời giải
Vùng đồng bằng có địa hình rộng lớn, bằng phẳng, được bồi đắp phù sa màu mỡ thuận lợi cho trồng cây lương thực và thực phẩm.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 13: Thuận lợi nhất cho trồng cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc là
A. địa hình núi cao.
B. các cao nguyên.
C. đồng bằng.
D. thung lũng.
Lời giải
Cao nguyên.có bề mặt địa hình tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng rất thuận lợi cho trồng cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 14: Bề mặt địa hình tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng, nhưng có sườn dốc, nhiều khi dựng đứng thành vách là đặc điểm của địa hình
A. núi.
B. cao nguyên.
C. đồi trung du.
D. bình nguyên.
Lời giải
Cao nguyên.có bề mặt địa hình tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng, nhưng có sườn dốc, nhiều khi dựng đứng thành vách là đặc điểm của địa hình
Đáp án cần chọn là: B
Câu 15: Điểm giống nhau giữa đồng bằng và cao nguyên là
A. độ cao tuyệt đối khoảng 200m.
B. đỉnh tròn, sườn thoải.
C. bề mặt địa hình tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng.
D. thích hợp trồng cây công nghiệp.
Lời giải
Điểm giống nhau giữa đồng bằng và cao nguyên là bề mặt địa hình tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 16: Vùng đồi bát úp của nước ta tập trung nhiều ở vùng
A. Trung du Bắc Bộ
B. Duyên hải Nam Trung Bộ.
C. Bắc Trung Bộ
D. Đông Nam Bộ
Lời giải
Vùng đồi bát úp là dạng địa hình chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng, tập trung chủ yếu ở vùng rìa ven trung du và miền núi Bắc Bộ nước ta. Tập trung ở các tỉnh Bắc Giang, Thái Nguyên, Phú Thọ…
Đáp án cần chọn là: A
Câu 17: Khu vực nào của nước ta tập trung nhiều cao nguyên badan rộng lớn
A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
B. Tây Nguyên.
C. Đông Nam Bộ.
D. Bắc Trung Bộ.
Lời giải
Tây Nguyên là khu vực địa hình gồm các cao nguyên badan rộng lớn với nhiều bậc địa hình khác nhau. Các cao nguyên tiêu biểu của Tây Nguyên là cao nguyên Lâm Viên, Đăk Lăk, Kon Tum, Pleiku, Mơ Nông, Di Linh.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 18: Đồng bằng nào dưới đây hình thành do băng hà bào mòn?
A. Đồng bằng A-ma-dôn.
B. Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Đồng bằng châu Âu.
D. Đồng bằng Hoàng Hà.
Lời giải
Đồng bằng băng hà bào mòn được hình thành do sự di chuyển của các băng tích. Đông bằng châu Âu thuộc đới khí hậu ôn đới, vào thời kì băng hà tuyết bao phủ một diện tích lớn và bị đóng băng, tạo thành những khối băng lớn. Khi di chuyển, băng hà mang theo những vật liệu vụn (đá, cát, sỏi…) gọi là băng tích di động làm mài mòn địa hình + mặt khác khi băng hà tan, xảy ra hiện tượng trầm lắng băng tích, tạo một lớp phủ băng tích hình thành nên đồng bằng băng hà ở châu Âu.
=> Như vậy đồng bằng châu Âu được hình thành do băng hà bào mòn.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 19: Hai đồng bằng châu thổ lớn nhất, nhì nước ta là các đồng bằng
A. Sông Thái Bình, sông Đà
B. Sông Cả, sông Đà Nẵng
C. Sông Cửu Long, sông Hồng
D. Sông Mã, sông Đồng Nai
Lời giải
Hai đồng bằng châu thổ lớn nhất, nhì nước ta là các đồng bằng châu thổ sông Cửu Long được bồi đắp bởi phù sa hệ thống sông Cửu Long(sông Mê Công) và đồng bằng châu thổ sông Hồng được bồi đắp bởi phù sa hệ thống sông Hồng.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 20: Tác động của yếu tố ngoại lực nào hình thành các đồng bằng châu thổ?
A. Dòng nước
B. Nước ngầm
C. Gió
D. Nhiệt độ
Lời giải
Đồng bằng châu thổ được bồi đắp bởi phù sa của các sông lớn. Dòng chảy sông mang theo vật chất phong hóa từ vùng thượng lưu và trung lưu xuống, lắng đọng và bồi đắp nên các đồng bằng châu thổ rộng lớn ở hạ lưu.
Đáp án cần chọn là: A