Thuyết minh một nhạc cụ dân tộc hoặc điệu ca dân tộc năm 2023
Thuyết minh một nhạc cụ dân tộc hoặc điệu ca dân tộc năm 2023
Bài văn Thuyết minh một nhạc cụ dân tộc hoặc điệu ca dân tộc gồm dàn ý chi tiết, bài văn phân tích mẫu được tuyển chọn từ các bài văn phân tích đạt điểm cao của học sinh trên cả nước giúp bạn đạt điểm cao trong bài kiểm tra, bài thi môn Ngữ văn 8.
Đề bài: Thuyết minh về một nhạc cụ dân tộc gắn liền với lễ hội, phong tục dân gian
Bài văn mẫu
Việt Nam là một đất nước được biết đến với nhiều truyền thống văn hóa và phong tục độc đáo. Điều này xuất phát bởi đất nước ta là một quốc gia có nhiều dân tộc anh em. Trong số các dân tộc Việt, có lẽ các dân tộc ở Tây Nguyên được biết đến với nhiều nhạc cụ và các làn điệu độc đáo nhất. Một trong số nhạc cụ tiêu biểu của các dân tộc khu vực này đó chính là chiếc đàn đá. Nhạc cụ này cùng những điệu ca được tạo ra từ nó đã trở thành làn điệu chính trong các lễ hội ở Tây Nguyên.
Đàn đá ở Việt Nam có tên gọi khác là goong lu, được biết đến là một loại nhạc cụ cổ xưa nhất của nước ta và cũng là nhạc cụ sơ khai nhất của loài người. Đàn đá được phát hiện năm 1949 tại Tây Nguyên và nhạc cụ này sau đó đã được xác nhận có từ thời đồ đá cách đây khoảng 3000 năm.
Đàn có cấu tạo vô cùng đơn giản, đó là được làm từ các thanh đá với kích thước khác nhau. Các loại đá được sử dụng để tạo ra loại đàn này thường sẽ lấy từ vùng núi Nam Trung hay Đông Nam Bộ và thường là đá nham, đá sừng,... Trải qua quá trình đẽo gọt tỉ mỉ, với sự thẩm âm chính xác, con người đã tạo thành những chiếc đàn đá hoàn chỉnh. Đàn có nhiều âm vực khác nhau tùy theo kích thước, độ mỏng hay dày của đá. Những âm trầm của đàn được tạo ra bởi những thanh đá to và dài, ngược lại những âm cao của đàn thường sẽ tạo ra bởi những thanh đá mỏng nhỏ và ngắn. Mỗi bộ đàn đá có thể có số lượng thanh khác nhau thường dao động từ khoảng 8 cho tới 15-20 thanh. Tuy nhiên, bộ đàn đá lớn nhất của Việt Nam là bộ đàn đá có số lượng thanh lên tới 100.
Đàn có âm sắc đặc trưng như tiếng và chạm của đá trong thiên nhiên. Đàn đá đá cũng là một nhà cụ được biết đến như một cầu nối giữa cõi âm và cõi dương của con người. Khi đánh đàn mỗi, người nghệ nhân sẽ sử dụng búa nhỏ để gõ vào mỗi thanh đá nhằm tạo ra những âm sắc và phải thật nhanh tay để các âm này được nối với nhau tạo sự liền mạch cho một làn điệu.
Đàn đá ngày nay vẫn được sử dụng trong các hoạt động nghi lễ, hội hè của đồng bào. Tiếng đàn đá tạo cho các nghi thức tế lễ thêm linh thiêng. Tiếng đàn phối tấu cùng các nhạc cụ khác tạo nên những tiết tấu sôi động cho các động tác nhảy múa trong các lễ hội. Trong âm thanh rộn ràng vang vọng của đàn đá, cả buôn làng cùng hòa mình vào những điệu múa tập thể trong các lễ hội lớn như Lễ hội mừng lúa mớ, uống rượu cần..... Giai điệu từ đàn được coi là những giai điệu linh thiên. Những giai điệu dân tộc từ đàn đá sẽ được thể hiện hay, nhất độc đáo nhất khi đó là những giai điệu gắn liền với âm hưởng Tây Nguyên, biểu thị tâm tư tình cảm của con người, đặc biệt gợi lên chút hoang dã và sức sống của người dân Tây Nguyên. Âm thanh của đàn đá khi vang lên vô cùng giản dị thánh thoát, khi ào ào như thác đổ, đôi khi lại trong vắt như tiếng suối chảy, có lúc lại như tiếng gió của đại ngàn khiến con người cảm thấy hòa hợp với thiên nhiên hơn.
Đàn đá cùng những giai điệu mang đậm nét văn hóa dân tộc đã được UNESCO công nhận là các nhạc cụ trong không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, trở thành một biểu trưng cho đời sống tinh thần và cuộc sống hòa hợp với thiên nhiên của người dân Tây Nguyên.
Đàn đá không phải chỉ là một nhạc cụ đem lại âm thanh đặc trưng của Tây Nguyên mà còn ẩn chứa trong đó cả giá trị lịch sử văn hóa lâu đời của mảnh đất này. Chính bởi vậy, đàn đá cùng với giá trị của nó cần được bảo tồn gìn giữ và phát huy.