X

Các dạng Bài tập Vật lí lớp 8

Cách giải bài tập Sự nóng chảy, đông đặc cực hay


Cách giải bài tập Sự nóng chảy, đông đặc cực hay

Với Cách giải bài tập Sự nóng chảy, đông đặc cực hay Vật Lí lớp 8 gồm đầy đủ phương pháp giải, ví dụ minh họa và bài tập trắc nghiệm có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập từ đó đạt điểm cao trong bài thi môn Vật Lí 8.

Cách giải bài tập Sự nóng chảy, đông đặc cực hay

A. Phương pháp giải

Học sinh cần nắm được kiến thức về sự nóng chảy của chất rắn, sự đông đặc của chất lỏng.

1. Sự nóng chảy

Cách giải bài tập Sự nóng chảy, đông đặc cực hay

Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy.

2. Sự đông đặc

Cách giải bài tập Sự nóng chảy, đông đặc cực hay

Sự chuyển thể từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc

3. Đặc điểm của sự nóng chảy và sự đông đặc

- Phần lớn các chất nóng chảy (hay đông đặc) ở một nhiệt độ xác định. Nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ nóng chảy

- Nhiệt độ nóng chảy của một chất luôn bằng nhiệt độ đông đặc của chất đó.

- Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau thì khác nhau

- Trong thời gian nóng chảy (hay đông đặc) nhiệt độ của vật không thay đổi

B. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Khi quan sát sự nóng chảy của nước đá, trong suốt thời gian nóng chảy thì:

Cách giải bài tập Sự nóng chảy, đông đặc cực hay

A. nhiệt độ của nước đá tăng.

B. nhiệt độ của nước đá giảm.

C. nhiệt độ của nước không thay đổi.

D. nhiệt độ của nước đá ban đầu tăng sau đó giảm

Lời giải:

Đáp án: C

- Trong thời gian nóng chảy (hay đông đặc) nhiệt độ của vật không thay đổi. Trong quá trình nóng chảy nhiệt độ của nước đá không thay đổi

Ví dụ 2: Khi nói về sự đông đặc của các chất, câu kết luận nào dưới đây không đúng?

A. Phần lớn các chất nóng chảy ở một nhiệt độ xác định.

B. Nhiệt độ nóng chảy của một chất luôn cao hơn nhiệt độ đông đặc của chất ấy

C. Nhiệt độ đông đặc của các chất khác nhau thì khác nhau.

D. Trong suốt thời gian đông đặc nhiệt độ của vật không thay đổi.

Lời giải:

Đáp án: B

- Nhiệt độ nóng chảy của một chất luôn bằng nhiệt độ đông đặc của chất đó.

Ví dụ 3: Khi đúc đồng, gang, thép… người ta đã ứng dụng các hiện tượng vật lí nào?

Cách giải bài tập Sự nóng chảy, đông đặc cực hay

Chọn câu trả lời đúng:

A. Nóng chảy và đông đặc

B. Hoá hơi và ngưng tụ

C. Nung nóng

D. Tất cả các câu trên đều sai

Lời giải:

Đáp án: A

   Ban đầu người ta nấu cho kim loại chuyển từ thể rắn sang thể lỏng (nóng chảy), sau đó người ta rót vào khuân và để cho kim loại đông đặc lại.

C. Bài tập vận dụng

Câu 1: Khi nói về hiện tượng nóng chảy của một chất, kết luận nào dưới đây không đúng?

A. Sự chuyển một chất từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy.

B. Sự chuyển một chất từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự nóng chảy.

C. Trong thời gian nóng chảy nhiệt độ của vật không thay đổi.

D. Các chất khác nhau có nhiệt độ nóng chảy khác nhau.

Đáp án: B

   Sự chuyển một chất từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc.

Câu 2: Trong các hiện tượng sau hiện tượng nào không liên quan đến sự nóng chảy?

A. Băng ở Nam Cực ta ra vào mùa hè

B. Đốt một ngọn nến

C. Đúc một cái chuông đồng

D. Đốt một ngọn đèn dầu

Đáp án: D

   Băng tan là hiện tượng nóng chảy của nước đá. Đúc chuông đồng liên quan đến sự nóng chảy của đồng. Khi đốt ngọn nến thì có sự nóng chảy của sáp.

Câu 3: Hiện tượng đông đặc là hiện tượng:

A. Một khối chất lỏng biến thành chất rắn

B. Một khối chất khí biến thành chất lỏng

C. Một khối chất rắn biến thành chất lỏng

D. Một khối chất khí biến thành chất rắn

Đáp án: A

   Sự chuyển thể từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc. Vậy Hiện tượng đông đặc là hiện tượng một khối chất lỏng biến thành chất rắn

Câu 4: Chỉ ra kết luận sai trong các kết luận sau:

A. Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy.

B. Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc.

C. Trong thời gian nóng chảy (hay đông đặc) nhiệt độ của hầu hết các vật không thay đổi.

D. Kim loại có nhiệt độ nóng chảy giống nhau.

Đáp án: D

   Các chất khác nhau có nhiệt độ nóng chảy khác nhau. Các kim loại cũng vậy, mỗi kim loại sẽ có một nhiệt độ nóng chảy khác nhau.

Câu 5: Trường hợp nào dưới đây liên quan đên sự đông đặc?

A. Ngọn nến vừa tắt.

Ngọn nến đang cháy.

Cục nước đá để ngoài nắng.

D. Đun nước sôi

Đáp án: A

- Khi ngọn nến cháy, sáp bị nóng chảy sang thành thể lỏng.

- Khi ngọn nến tắt, do nhiệt độ hạ xuống nên sáp đang ở thể lỏng sẽ đông đặc lại thành thể rắn.

Câu 6: Nêu đặc điểm về nhiệt độ trong quá trình nóng chảy của chất rắn?

Đặc điểm về nhiệt độ trong quá trình nóng chảy của chất rắn:

   - Phần lớn các chất nóng chảy ở nhiệt độ xác định, nhiệt độ này gọi là nhiệt độ nóng chảy.

   - Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau thì khác nhau.

   - Trong suốt thời gian nóng chảy nhiệt độ của vật không thay đổi.

Câu 7: Thế nào là sự đông đặc? Em hãy nêu đặc điểm của sự đông đặc?

- Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc.

- Đặc điểm của sự đông đặc:

   + Trong thời gian đông đặc, nhiệt độ của vật không thay đổi.

   + Phần lớn các chất đông đặc ở một nhiệt độ xác định. Nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ nóng chảy. Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau thì khác nhau.

Câu 8: Biết băng phiến nóng chảy ở nhiệt độ 80°C. Em hãy mô tả hiện tượng chuyển từ thể rắn sang thể lỏng khi ta đun nóng băng phiến?

- Khi đun nóng băng phiến nhiệt độ của băng phiến tăng dần, đến nhiệt độ 80°C thì băng phiến bắt đầu chuyển dần từ thể rắn sang thể lỏng. Trong suốt thời gian này, nhiệt độ của băng phiến không thay đổi (80°C), nhiệt độ này gọi là nhiệt độ nóng chảy của băng phiến. Nếu tiếp tục đun nóng băng phiến thì băng phiến chuyển hoàn toàn sang thể lỏng.

- Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy.

Câu 9: Bảng dưới đây ghi nhiệt độ nóng chảy (đông đặc) của một số chất :

Chất Đồng Vàng Bạc Nước Thủy ngân Rượu
Nhiệt độ nóng chảy (°C) 1083 1063 960 0 -39 -114

- Ở nhiệt độ phòng (khoảng 25°C ), chất nào ở thể rắn, chất nào ở thể lỏng? Tại sao?

-Ở nhiệt độ phòng ( khoảng 25°C),

+ Các chất ở thể lỏng là nước, thủy ngân, rượu.

+ Các chất ở thể rắn là đồng, vàng, bạc.

- Vì các chất nước, thủy ngân, rượu có nhiệt độ nóng chảy (đông đặc) nhỏ hơn 25°C. Nên ở 25°C chúng không tồn tại ở thể rắn, chúng đang ở thể lỏng.

- Các chất đồng, vàng, bạc, có nhiệt độ nóng chảy lớn hơn 25°C. Nên ở 25°C chúng chưa bị nóng chảy, lúc này chúng đang ở thể rắn

Câu 10: Bỏ vài cục nước đá lấy từ tủ lạnh vào một cốc thuỷ tinh rồi theo dõi nhiệt độ của nước đá, người ta lập được bảng sau:

Thời gian(phút) 0 3 6 8 10 12 14 16
Nhiệt độ (°C) -6 -3 0 0 0 3 6 9

a. Vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian.

b. Có hiện tượng gì xảy ra đối với nước đá từ phút thứ 6 đến phút thứ 10.

a. Vẽ đường biểu diễn.

Cách giải bài tập Sự nóng chảy, đông đặc cực hay

b. Từ phút thứ 6 đến phút thứ 10 ta thấy nhiệt độ của nước đá không thay đổi và là 0°C. Đây là thời gian nước đá nóng chảy. Sau phút thứ 10 thì nước đá đã tan chảy hết.

Xem thêm các dạng bài tập Vật Lí lớp 8 có đáp án hay khác: